Ảnh chụp từ máy bay không người lái của Việt Nam
Sau các chuyến bay thử nghiêm thành công, 6 chiếc máy bay không người lái do Viêt Nam nghiên cứu, chê tạo đã được đưa vào ứng dụng phục vụ nghiên cứu khoa học.
Liên tục trong 3 ngày từ 17 – 19/5, những chiêc máy bay không người lái đã thực hiên nhiêm vụ bay ghi hình, chụp ảnh và đo phổ các đối tượng tự nhiên trên mặt đất để chuẩn hóa số liệu ảnh viễn thám thu được từ vệ tinh. Vùng trời bay được xác định trong địa giới hành chính huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng.
Toàn cảnh khu vực Lạc Dương, Lâm Đông. Ảnh được ghép từ hàng trăm tâm ảnh nhỏ do máy ảnh chuyên dụng gắn trên máy bay không người lái chụp (Chụp lại từ màn hình. VGP/ Xuân Tuyên).
Đây là những nhiêm vụ rât quan trọng trong Chương trình Khoa học và Công nghệ phục vụ phát triển kinh tế- xã hội vùng Tây Nguyên (Chương trình Tây Nguyên 3).
Theo kế hoạch, 6 chiếc máy bay sẽ liên tục bay để ghi lại hình ảnh động về hiện trạng tài nguyên rừng, mặt nước tại tỉnh Lâm Đồng với khoảng hơn 10.000 bức ảnh độ phân giải cao tại các tọa độ được định trước. Trên cở sở đối chiếu với kết quả thu được từ vệ tinh viễn thám sẽ giúp các nhà khoa học có đủ số liệu tin cậy, bổ sung cho quá trình nghiên cứu, tính toán và dự báo trong các chuyên đề.
Được biêt, viêc dùng máy bay ở tâm thâp đê chụp ảnh, đo phô các đôi tượng tự nhiên trên mặt đât có ý nghĩa rât quan trọng giúp các nhà khoa học đưa ra những phân tích, đánh giá môt cách chính xác trên cơ sở kêt hợp với ảnh chụp vê tinh. Lâu nay, nhiêm vụ này vân được thực hiên bằng cách sử dụng máy bay có người lái, với chi phí môi chuyên bay hàng chục ngàn USD.
Máy ảnh chuyên dụng gắn trên máy bay có độ phân giải cực cao, tốc độ chụp 5 ảnh/giây được đặt chế độ chụp tự động đặc tả vùng rừng, thảm thực vật, mặt nước theo đúng hành trình mà máy bay tác nghiệp. Máy đo phổ kế phản xạ do Viện Vũ trụ thuộc Viên Hàn lâm Khoa học và Công nghê Viêt Nam nghiên cứu chế tạo. Đê có kích thước nhỏ gọn phù hợp cho việc lắp đặt trên máy bay không người lái AV.UAV.S2, thiêt bị này đã được nhóm nghiên cứu của Viện Vũ trụ kết hợp với Viện Công nghệ không gian tối ưu hóa.
Với viêc thu nhỏ kích thước và khôi lượng của máy đo phô kê xạ phù hợp với tải trọng và kích thước của máy bay không người lái, hàng loạt các phép đo nhằm thu thập, xây dựng nguồn thư viện dữ liệu phổ phục vụ khoa học viễn thám thuộc chương trình “Tây Nguyên 3″ và các chương trình nghiên cứu khoa học ứng dụng khác sẽ được tiên hành môt cách rât thuân lợi. Trong suôt quá trình bay, những dữ liệu hình ảnh đạt chất lượng được truyền thời gian thực về trung tâm xử lý ảnh mặt đất.
Video đang HOT
Ảnh: Khu vực nằm trong khung màu đỏ. Với thiêt bị chụp ảnh chuyên dụng, viêc quan sát chi tiêt các đôi tượng trên mặt đât là rât dê dàng. Ảnh chụp lại từ màn hình. VGP/ Xuân Tuyên
Tiên sĩ Phạm Ngọc Lãng, Giám đôc Viên Khoa học công nghê không gian – Viên Hàn lâm Khoa học và Công nghê Viêt Nam- Chủ nhiêm nhóm nghiên cứu, chê tạo máy bay không người lái cho biêt, quá trình thử nghiệm đã giúp nhóm đề tài đánh giá lại độ ổn định của máy bay không người lái đã chế tạo và khả năng thích nghi của những tổ hợp máy bay này trong môi trường không khí rất loãng ở Đà Lạt, Lâm Đồng.
“Các máy bay đã được thử nghiệm trong môi trường bay rất khắc nghiệt, mây dày đặc, nhiều sấm sét, gió xoáy, gió lốc, gió “thăng”, “giáng” tại Đà Lạt. Thực tế đã chứng minh là các máy bay đã hoạt động hiệu quả, chưa có bất kỳ sự trục trặc kỹ thuật nào trong suốt quá trình thử nghiệm”, TS. Lãng nói.
Chương trình thử nghiệm tại Tây Nguyên lần này tạo tiền đề để các máy bay không người lái Việt Nam do Viện Công nghệ không gian thuộc Viên Hàn lâm Khoa học và Công nghê Viêt Nam chế tạo sớm được đưa vào phục vụ các ứng dụng cần thiết khác do hiệu quả sử dụng cao, giá thành sản xuất thấp, tính ứng dụng linh hoạt, đa dạng và tiện ích của nó.
Môt sô hình ảnh máy bay không người lái tại Lâm Đông:
Chuẩn bị cất cánh
Rời đường băng
Ổn định độ cao
Chuẩn bị hạ cánh
Hạ cánh
Theo Dantri
Trở lại đất anh hùng Đạ Chais
Sau 20 năm, tôi trở lại quê hương của những người anh hùng người dân tộc thiểu số ở Đạ Chais dưới chân núi Bidoup của huyện Lạc Dương, Lâm Đồng.
Họ là những Kasá Hà Siêng, Kasá Hà Ba..., những người một thời cùng với buôn làng nhịn ăn để ủng hộ lương thực cho bộ đội, những người một thời cùng buôn làng dời dân vào tận vùng sâu để lập phòng tuyến chống địch...
Cả làng theo cách mạng
Tôi tìm đến nhà già làng Kasá Hà Siêng, một trong hai già làng rất có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số Đạ Chais. Già kể chuyện cũ: "Dân Đạ Chais mình hồi đó chỉ ba chục cái nóc nhà thôi, khoảng ba trăm năm chục người dân. Hồi đó, Đạ Chais có 3 buôn là Đồng Mang, Đạ Tro và Đưng Tpó. Năm 1962, ba mươi cái nóc nhà của dân Đạ Chais mình đã phá ấp chiến lược, bỏ làng vào rừng sâu lập căn cứ kháng chiến. Từ đó đến 1975, có thêm 5 lần dời làng nữa. Cả dân Đạ Chais này theo cách mạng, già trẻ lớn bé gì cũng theo hết. Lớn thì vô du kích đánh giặc. Nhỏ thì theo mẹ lên nương lên rẫy làm ngô làm lúa rẫy tiếp tế lương thực cho bộ đội...".
Già làng Kasá Hà Siêng (phải) và ông Kasá Hà Ba ôn lại chuyện cũ.
Trong kháng chiến chống Mỹ, Đạ Chais là xã trăm phần trăm người dân tộc thiểu số có các tổ chức Đảng, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, một trung đội du kích và có cả Ban Chỉ huy xã đội. Tỉnh ủy Tuyên Đức và Huyện ủy Lạc Dương ngày trước cũng có một thời đứng chân trên địa bàn rừng núi Đạ Chais và luôn được lực lượng du kích ở đây bảo vệ an toàn. Không chỉ thế, lực lượng du kích Đạ Chais còn là lực lượng rất tin cậy trong việc trông coi trại giam tù binh và đồng thời bảo vệ hành lang chiến lược của tỉnh trong suốt thời kỳ chống Mỹ.
Những con người một thời
Nói Đạ Chais cả làng theo kháng chiến quả là đúng cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Theo ký ức của người già thì ngày trước, dân làng Đạ Chais cứ hễ lớn lên biết cầm con dao là biết vót chông, con trai lớn thêm tí nữa là cầm súng vô du kích hoặc vào bộ đội chủ lực; người già thì lên nương trồng tỉa để lấy lương thực nuôi quân... Chông và cạm bẫy của con trai con gái Đạ Chais đã từng làm nên một tuyến bô phòng dài cả chục cây số khiến cho kẻ địch bao phen khiếp vía khi càn vào đây. Rồi, cũng những ngày ấy, dân Đạ Chais còn huy động cả làng đi dân công tải đạn, tải lương thực thực phẩm, hàng hóa và cả phục vụ thương binh. "Hồi ấy, dân Đạ Chais mình có lúc xuống tận Vũng Rô (Phú Yên) để tải vũ khí từ Bắc đưa vào đó chớ" - già làng Kasá Hà Siêng nhớ lại.
Gặp K'Roong (51 tuổi, ở buôn Klong Klăn), anh kể: "Bố mình là K'Khoang, mẹ là Ka Yá. Họ mất cả rồi. Hồi chiến tranh, cả hai đều tham gia kháng chiến, cả hai đều xuống tới dưới biển để chuyển vũ khí. Mình đang làm chế độ cho hai người nhưng chưa xong...". Quả thật, những con người "của một thời" như thế ở Đạ Chais thì nhiều lắm. Nói như già làng Kasá Hà Siêng là "cả cái xã Đạ Chais này hết đánh Mỹ rồi đến giải quyết chuyện Fulro nên hầu hết là người có công. Mà bà con mình thì sau giải phóng có mấy ai còn lưu giữ những thứ giấy tờ này nọ đâu...". Tôi hỏi: "Còn bản thân già làng thì sao?" . "Mình tham gia kháng chiến ở vùng rừng này nè. Mình ở trong bộ đội "đường dây". Có mấy trận mình tham gia cũng "vang" lắm. Ví dụ như trận đánh vào Sở trà Cầu Đất (Đà Lạt), đánh vào ấp Quảng Hiệp (Đức Trọng), pháo kích Trường Võ bị Đà Lạt, đánh sân bay Cam Ly...". Giải phóng về, ông là Huyện ủy viên (Lạc Dương), sau đó được tăng cường vào Đạ Sar (một xã cũng thuộc huyện Lạc Dương) làm Chủ tịch Mặt trận... đến 1996 thì về hưu.
Còn đây là Kasá Hà Ba, năm nay đã gần 70 tuổi. Hồi năm 22 tuổi (1967), Kasá Hà Ba tham gia cách mạng, thuộc lực lượng thanh niên xung phong mở đường Trường Sơn. Năm 1970, trong một trận chống càn, ông bị thương. Kasá Hà Ba nói: "Mình bị thương ở ngay Đạ Mưng này thôi, tức là sau khi đi biên giới về lại Đạ Chais. Mảnh đạn cối giờ vẫn đang còn trong đùi này đây. Bác sĩ bảo cứ để nguyên nó vậy, mổ lấy không được đâu"...
Làng dưới chân núi
Trường Tiểu học Long Lanh.
Bây giờ, con đường nhựa nối Đà Lạt (Lâm Đồng) với Nha Trang (Khánh Hòa) đi ngang qua Đạ Chais đã tạo cho vùng đất này một thế phát triển mới. Tôi hỏi già làng Kasá Hà Siêng: "Già ơi, bà con mình có ai đi làm rừng không?". Già hỏi lại: "Làm rừng theo kiểu nào? Theo kiểu nông lâm hay đi làm lâm tặc? Ở đây, nhà nào cũng nhận rừng để quản lý bảo vệ. Rừng Bidoup này là của dân mình mà. Hồi kháng chiến, cái rừng này bảo vệ dân, nuôi bộ đội. Nay Nhà nước nói dân mình bảo vệ thì phải bảo vệ nó chớ. Ở đây, không có thanh niên nào vào rừng cưa gỗ lậu đâu. Có chăng là người nơi khác đến thôi". Điều này được ông Bonto Ha Yiêng (Chủ tịch xã Đạ Chais) và anh Lê Văn Hương (Giám đốc VQG Bidoup Núi Bà) xác nhận: Hầu hết bà con dân tộc thiểu số ở Đạ Chais (với số dân cả xã hiện nay khoảng 1.500 người, 300 hộ) đều được nhận rừng. "Ở hai thôn Klong Klăn và Đưng Ksị thuộc lâm phần của Trạm Kiểm lâm Klong Klăn - Hạt Kiểm lâm Bidoup, VQG Bidoup Núi Bà, có hơn 90 hộ nhận QLBV hơn 4.000ha rừng. Với mức 350.000 đồng/ha thì mỗi năm mỗi hộ có thu nhập thêm cũng kha khá!" - anh Nguyễn Thành Minh - Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm Klong Klăn - cho biết. Nói như già làng Kasá Hà Siêng hay như Chủ tịch xã Ha Yiêng thì "chỉ thỉnh thoảng ở Đạ Chais mới xảy ra một vụ lấn chiếm đất rừng nhưng ngay lập tức người lấn chiếm được nhắc nhở, nếu lớn hơn thì đưa ra dân kiểm điểm nên dân xã này chẳng mấy ai nghĩ đến chuyện phá rừng đâu".
Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Dương, những buôn làng dưới chân núi Bidoup này đến nay có không nhiều hộ giàu nhưng về cơ bản là không còn nhiều hộ đói như những năm trước. Đêm, tôi lưu lại ở làng Klong Klăn để tìm cảm giác "đêm rừng" của hai mươi năm về trước. Nhưng, mấy chàng thanh niên lại nói với tôi rằng "Muốn có cảm giác ấy thì có ngay thôi, nhưng phải... mang rượu cần ra rừng; còn ở đây, giờ đã là "phố" rồi!".
Theo laodong
Hai người Trung Quốc lạc đường được giúp đỡ Hai mẹ con sang Việt Nam tìm người thân, nhưng không mang theo giấy tờ tùy thân. Một số nhà hảo tâm đã giúp đỡ họ ăn uống và chỗ ngủ qua đêm. Ngày 9/10, Phòng Quản lý xuất nhập cảnh (PA72, Công an Đà Nẵng) đang phối hợp với Đội an ninh Công an quận Hải Châu xác minh lý lịch hai...