Ảnh chụp từ ISS hé lộ ‘dòng sông vàng’ Amazon
“Không phải những thứ lấp lánh đều là vàng” – câu ngạn ngữ này đã được chứng minh bằng hình ảnh rừng Amazon bị tàn phá mà phi hành gia Trạm Không gian Quốc tế ( ISS) chụp được.
Theo Đài quan sát Trái đất của NASA, những gì có vẻ là những dòng sông vàng chảy qua rừng nhiệt đới Amazon ở bang Madre de Dios, phía đông Peru, thực chất là những hố thăm dò, khả năng do các thợ mỏ để lại.
Họ đã công bố bức ảnh do một trong các phi hành gia của họ chụp được từ không gian, CNN đưa tin.
Các hố này thường bị che khuất nên phi hành gia trên ISS không nhìn thấy, nhưng chúng lại nổi bật trong bức ảnh này do ánh sáng Mặt Trời phản chiếu.
Hình ảnh cho thấy sông Inambari và một số hố, bao quanh là các khu vực rừng bị chặt phá đầy bùn lầy.
Video đang HOT
Hình ảnh cho thấy tác động của việc khai thác vàng tại rừng Amazon ở Peru. Ảnh: NASA.
Theo NASA, hoạt động khai thác vàng tự do là sinh kế của hàng chục nghìn người ở vùng Madre de Dios. Khai khoáng cũng là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến nạn phá rừng tại khu vực và thủy ngân được sử dụng để khai thác vàng gây ô nhiễm đường thủy, cơ quan này cho biết thêm.
Tiềm năng khai thác vàng tại khu vực đã tăng lên kể từ khi một con đường cao tốc xuyên đại dương được thông xe vào năm 2011, khiến khu vực này dễ tiếp cận hơn.
NASA cho biết con đường này, tuyến đường bộ duy nhất kết nối Brazil và Peru, được xây để thúc đẩy thương mại và du lịch, nhưng “nạn phá rừng có thể là kết quả lớn hơn của đường cao tốc”.
Giá vàng tăng trong những năm gần đây đã tạo ra các khu dân cư trong rừng, cùng các nhà thổ và các vụ đấu súng, khi hàng chục nghìn người ở khắp nơi tại Peru lao vào cơn sốt đào vàng hiện đại.
Vào tháng 1/2019, một nghiên cứu khoa học cho thấy nạn phá rừng để khai thác vàng đã phá hủy ước tính gần 9.300 ha rừng Amazon của Peru vào năm 2018, theo nhóm Giám sát Dự án Amazon Andes, được gọi là MAAP. Đây là mức cao nhất tính từ năm 1985.
Năm 2017, ước tính 9.160 ha rừng bị đốn hạ bởi những người khai thác vàng, theo MAAP. Điều này có nghĩa là trong hai năm, hoạt động khai thác vàng đã tàn phá diện tích tương đương hơn 34.000 sân bóng đá của rừng Amazon tại Peru.
Nghi vấn một số tổ chức tài chính lớn của Mỹ tiếp tay cho nạn phá rừng Amazon
Với các khoản đầu tư hàng tỷ USD vào những công ty đáng ngờ, một số tổ chức tài chính lớn tại Mỹ đang vô tình tiếp tay cho những hành động phá hoại môi trường và vi phạm quyền lợi của người bản địa tại rừng Amazon.
Nội dung này được nhấn mạnh trong báo cáo của nhóm bảo vệ môi trường Amazon Watch và Hiệp hội Người bản địa Brazil (APIB) công bố ngày 27/10.
Khoảng rừng Amazon bị chặt phá tại Brazil. Ảnh: AFP/TTXVN
Báo cáo điều tra cho thấy trong 3 năm qua, 6 công ty tài chính hàng đầu của Mỹ gồm BlackRock, Citigroup, JPMorgan Chase, Vanguard, Bank of America và Dimensional Fund Advisors đã đầu tư hơn 18 tỷ USD vào những công ty có hành vi sai phạm tại rừng Amazon. Theo báo cáo, 9 công ty Brazil và công ty đa quốc gia được nhận khoản đầu tư nói trên hoạt động trong các lĩnh vực khai khoáng, nông nghiệp tổng hợp và năng lượng, trong đó có các công ty Vale, Anglo American, Cargill, JBS, Eletronorte.
Báo cáo cho rằng những công ty này đã có những sai phạm như chiếm đất, có hành vi bạo lực với các nhóm thổ dân, phá rừng và sử dụng các loại thuốc trừ sâu độc hại. Chẳng hạn, công ty chế biến thịt lớn nhất thế giới JBS đã khai thác và chế biến gia súc từ các trang trại lấn vào các khu bảo tồn Uru-Eu-Wau-Wau và Kayabi của Brazil.
Trong khi đó, công ty khai mỏ Vale bị cáo buộc gây ô nhiễm nguồn nước cũng như không tuân thủ các thỏa thuận của công ty nhằm giảm tác hại do các hoạt động kinh doanh của mình đối với những vùng đất của thổ dân. Theo đó, tình trạng bạo lực chống lại cộng đồng thổ dân tại Amazon gia tăng do những xung đột liên quan đến việc chiếm dụng đất tại vùng rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới. Báo cáo cho biết số vụ chiếm đất trái phép năm 2019 đã tăng 135% so với năm trước đó và 7 lãnh đạo cộng đồng người bản địa đã bị sát hại.tue
Trong một tuyên bố, Giám đốc chương trình Amazon Watch Christian Poirier nhấn mạnh những tổ chức tài chính nói trên đang dùng tiền của khách hàng để tài trợ cho hành vi phi đạo đức của những công ty đang tàn phá Amazon và vi phạm các quyền lợi của người bản địa. Ông Poirier cho rằng hoạt động đầu tư này "đi ngược lại những cam kết của một số tổ chức tài chính về khí hậu và nhân quyền, đặt các khoản đầu tư vào thế rủi ro đáng kể, cũng như góp phần đẩy mạnh cuộc khủng hoảng đa dạng sinh học và khí hậu của thế giới".
Các công ty kể trên đều bác những cáo buộc sai phạm. Một số công ty, trong đó có Vale, Anglo American, Cargill và JBS, đã đưa ra những bằng chứng cho các bác bỏ của mình.
Bolsonaro tức giận với Biden Tổng thống Brazil chỉ trích Biden vì bình luận "tai hại, vô bổ" của ứng viên đảng Dân chủ về rừng nhiệt đới Amazon trong cuộc tranh luận với Trump. Trong cuộc tranh luận tổng thống đầu tiên tại bang Ohio tối 29/9, ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden đề cập đến Brazil khi công kích đối thủ Donald Trump...