Anh! Chúng ta sẽ yêu nhau tới già nhé!
Ngày khi còn trẻ, chúng ta thích ngắm những nam thanh nữ tú, những bức hình đẹp lung linh để rồi mơ ước về người bạn đời lí tưởng. Mỗi khi thấy những bức tranh như trong Titanic là tâm hồn trẻ trung ngày ấy dễ bị rung động lạ kì.
Ảnh minh họa
Thế nhưng thời gian trôi qua, khi đã có người bạn đời bên mình, một người bạn đời không có nhiều điểm giống, thậm chí còn trái ngược với cái ước mơ thời trẻ trâu ấy thì chúng ta lại trở nên đổi khác nhiều lắm.
Chúng ta không thấy rung động bởi những hình ảnh trong phim kịch, những đôi nam thanh nữ tú tạo dáng đẹp lung linh nữa. Mà chúng ta lại dễ bị rung động bởi hình ảnh của hai cụ già dắt nhau đi dạo. Hay ngồi cùng nhau trước thềm nhà ngắm mặt trời lặn, bà bỏm bẻm nhai trầu, ông lặng lặng uống chuyên nước trà bà vừa pha. Hay hình ảnh ông cự dịu dàng lau mồ hôi trên trán vợ mình… Thậm chí chỉ cần hai mái đầu bạc gần nhau cũng khiến mắt ra rưng lệ.
Niềm hạnh phúc giản dị chính là niềm hạnh phúc vượt thời gian. Những thứ hào nhoáng của cuộc đời mấy khi không bị thời gian làm cho bớt huy hoàng hay hoen gỉ. Chỉ có tình yêu thương chân thành giản dị mới làm bạn được với thời gian. Vì càng đi cùng thời gian, chúng ta càng nhận ra những giá trị tuyệt vời của nó. Đôi bàn tay sần sùi, gân guốc già nua, nắm chặt lấy nhau sẽ mang lại nhiều sức biểu cảm vô cùng.
Nó có sức lay động lòng người hơn ngàn vạn những bàn tay trẻ trung xinh đẹp khác nắm lấy nhau. Thế đấy, mỗi khi nhìn thấy những điều bình dị mà thiêng liêng ấy, ít nhiều ta sẽ chạnh lòng: Liệu ta có được yêu cho tới khi già không?
***
Mẹ tôi thường bảo với bố tôi rằng: “Khi già, tôi không ở với ông nữa. Khi ấy hẳn là ông sẽ khó tính, khó nết lắm! Tôi sẽ đi bế cháu ngoại tôi, rồi cháu nội nữa. Ông cứ tha hồ mà tự do”.
Video đang HOT
Bố tôi lại phất tay: “Bà thích đi đâu thì bà đi. Tôi càng đỡ đau đầu. Ở nhà chỉ tội nói nhiều. Cáu nhàu. Cằn nhằn. Lú lẫn nữa… Khi già chắc còn nói nhiều hơn, lú lẫn nhiều hơn…”
Chúng tôi, hai đứa con của cha mẹ chỉ ngồi cười. Gớm, bố tôi cứ nói thế thôi, chứ có mà rời được mẹ tôi ra. Bố có biết nấu ăn đâu. Chỉ luộc rau thôi cũng không làm được. Bố có khi nào phải giặt quần áo đâu? Chỉ biết thay ra là xong. Bố có biết dọn nhà đâu, chỉ biết nhà sạch và mát là ở… Chỉ vì bố có mẹ ở bên. Bố chỉ cần làm được một việc cũng khó khăn không kém mẹ đó là: kiếm được tiền nuôi chúng con ăn học.
Ngày trẻ mẹ cũng đẹp lắm. Nhưng từ ngày lấy bố mẹ không bước chân ra khỏi cây đa đầu làng. Chỉ quanh quẩn bên bố, quanh quẩn chuyện đồng áng, nuôi con, chăm nhà… Nên mẹ có đi được đâu? Chẳng biết nơi nào khác ngoài chồng và con. Và cái nhan sắc ngày nào cũng vì chồng, vì con mà phai nhạt nhanh hơn những người đàn bà được thảnh thơi khác.
Rồi chúng tôi lớn thêm. Tôi và em cùng đi học xa nhà. Nhưng về vẫn rúc cả vào giường mẹ ngủ cùng. Cho bố ngủ riêng. Thủ thỉ với mẹ đủ chuyện. Nhiều khi mẹ bảo: “Mẹ chỉ cần sống tới sáu mươi thôi. Khi ấy con và em cũng đều có gia đình, chắc ổn thỏa cả rồi. Đời người như thế là đủ”. Tôi thường ôm mẹ bảo: “Mẹ đừng nói quẩn. Mẹ phải sống thật lâu bên bố con và chúng con chứ!” Bố nghe thì bảo: “Gớm, cứ nói nhiều như bà, có mà sống được tới sáu mươi!”
Bố cứ thế thôi, ngày tôi lấy chồng xa, mẹ khóc như mưa. Dù khi tiễn con mẹ chả khóc tí nào. Nhưng tối ấy về, mẹ khóc hoài. Bố kể thế. Mẹ nhớ con gái nên khi tôi mang bầu mẹ bắt xe ra thăm, mang đủ thử ở quê ra. Say xe chả biết trời đất gì, nhưng vẫn không quên dặn phụ xe cái bao đồ mang cho con.
Ở được một ngày, vẫn chưa hết say mẹ đã thở dài: “Không biết hôm nay bố ở nhà ăn gì? Không biết có cho mấy con chó con ăn không? Đàn lợn con có biết nấu cám cẩn thận để sáng mai cho nó ăn không? Bố con vụng lắm cơ. Sáng mai không biết ăn gì?… “
Tôi cười: “Mẹ, bố không sao đâu mà”. Mẹ thở dài: “Thì đã bao giờ mẹ đi đâu lâu đâu nên lòng dạ cứ như lửa đốt”. Đến trưa hôm sau thì điện thoại của bố: “Bà khi nào thì về?”… Con chỉ biết cười: “Gớm ông bà chưa đi đã nhớ nhau rồi! Thế là mẹ lại khăn gói về nhà với bố sau hai ngày thăm con”.
Rồi đùng một cái, mẹ mang bệnh nặng rồi mất. Cứ như một cơn ác mộng mà cả nhà ai cũng muốn tỉnh dậy để thoát khỏi nó. Nhưng không thể được vì đó là sự thật! Là sự thật mất rồi! Khi ấy, mẹ trẻ lắm! Còn lâu lắm mẹ mới tới sáu mươi kia.
***
Bố sống một mình: một mình không biết nấu cơm, không biết nấu canh, chưa từng giặt quần áo, chưa từng biết dọn nhà, dọn bếp, chưa từng trộn cơm cho chó chó mèo ăn cuối bữa… Và cũng chưa từng thấy bố khóc khi còn mẹ. Bố bắt đầu cuộc sống một mình như thế. Người đàn ông quê cục cằn như những mảnh ruộng nứt toác mùa hanh heo chưa khi nào biết nói lời yêu thương với người đàn bà của mình cho tới khi bà đi xa mãi. Nhưng mỗi khi tới ngày giỗ mẹ, thắp nén nhang, lại thấy mắt cha đỏ hoe. Động viên mãi bố chuyện lấy người để khi già có bầu có bạn, sẻ chia buồn vui. “Con chăm cha chẳng bằng bà chăm ông”. Bố chỉ lắc đầu. Ở một mình vậy quen rồi.
Bố đã biết nấu cơm ngon cho mình, biết tự giặt quần áo, biết dọn nhà, dọn bếp, biết chăm con mèo, con chó nhỏ làm bạn… Bố biết cả rồi. Chỉ không biết khi già, mẹ sẽ ra sao thôi!
Nói ra mới thấy, quay đi quay lại mà mái tóc bố cũng đã bạc rồi. Nhưng trên ảnh, tóc mẹ vẫn đen nhánh một màu.
Sao nghe tim mình cứ nhói lên nhói lên mà không bớt xuống chút nào. Cái nghẹn ngào tới khó thở ấy biến thành nỗi buồn rưng rức không thốt thành lời! Chia ly, đó là lời đó là thử thách của đời người mà không ai có thể tránh được.
Mỗi lần về quê, nhìn mái tóc bố bạc thêm, nhìn cái cây mẹ trồng khi mình mới sinh ra cũng già hơn, nhìn mảnh vườn nhỏ lóc cóc bóng cha một mình, nhìn ảnh mẹ vẫn nụ cười hiền dịu chưa khi nào tắt… Lại thấy, thời gian trôi đi nhanh quá!
Hóa ra, có thể chúng ta không thể cùng nhau sống tới già. Nhưng có thể yêu nhau tới già đó thôi!
Thỉnh thoảng tôi vẫn nói với chồng như thế. Rồi lại hỏi anh: Liệu anh có thể yêu em tới già được không? Cái niềm hạnh phúc của hai mái đầu bạc bên nhau, tưởng là giản đơn mà không hề đơn giản chút nào! Cho nên, nếu còn yêu được nhau, còn được ở bên nhau thì nhất định hãy yêu nhau tới già anh nhé! Bởi nhiều khi, cái cơ hội để được nhìn thấy nhau già đi cũng là quá xa vời với một ai đó kia mà!
Theo Eva
Chồng cưới tôi để che giấu mối quan hệ với em trai tôi
Trong quyển sổ là những dòng yêu thương, những kỷ niệm của em trai và chồng mình, còn có cả hình ảnh thân mật của hai người trong chuyến du lịch Singapore mà tôi vẫn đinh ninh anh đi công tác.
ảnh minh họa
Có lẽ khi viết ra những dòng này anh chị sẽ nghĩ tôi ngu ngơ, thiếu kiến thức xã hội, giờ trong thế giới u ám của mình tôi chẳng biết tâm sự cùng ai nữa. Tôi và anh yêu nhau được hai năm, anh chủ động làm quen. Tôi bất ngờ vì sao anh lại chọn một cô gái bình thường như tôi trong khi anh hoàn hảo thế kia và dĩ nhiên tôi vui đến mất ngủ cả tuần.
Trong khoảng thời gian yêu nhau anh thường đến nhà tôi chơi (lúc ấy tôi còn ở cùng ba mẹ và cậu em trai), anh quý em trai tôi, lúc nào cũng mua quà cho em mỗi lần đi công tác xa về. Tôi rất vui khi thấy anh quý mến gia đình mình như thế.
Một hôm anh thủ thỉ, khi nào cưới nhau ta dọn ra riêng em nhé, rồi cho thằng cu về ở chung với vợ chồng mình, để mẹ đỡ phần nào. Trước lời đề nghị đẹp như thế làm sao tôi từ chối được, càng yêu anh hơn. Hạnh phúc vỡ oà khi anh ngỏ lời cầu hôn, tôi vui đến phát điên, đồng ý với bao nhiêu toan tính trong đầu về một cuộc sống tươi đẹp. Tôi hạnh phúc vì có một người chồng đẹp trai, đa tài.
Cuộc sống tưởng như hoàn hảo ấy giờ lại là cơn ác mộng. Từ lúc cưới nhau anh càng gần gũi em trai tôi hơn, những hôm nhậu say ở cơ quan về anh không vào phòng ngủ cùng tôi mà lại sang phòng em trai. Tôi tự an ủi mình chắc anh nhầm hoặc có thể sợ tôi thức giấc. Việc gì đến cũng đến, hôm 14/2 vừa qua anh nói đi công tác xa vài ngày, còn mua hoa tặng tôi trước khi đi. Em trai tôi cũng xin phép về quê bạn nó chơi. Mình tôi ở nhà, để giết thời gian tôi dọn dẹp mọi ngóc ngách trong nhà, thay hoa, dọn phòng cho cậu em.
Lâu tôi không vào phòng em trai, trong lúc dọn phòng tôi tình cờ đọc được quyển nhật ký cất kỹ trong góc bàn, không thể tin vào mắt mình. Trong quyển sổ là những dòng yêu thương, những kỷ niệm của em trai và chồng mình, còn có cả hình ảnh thân mật của hai người trong chuyến du lịch Singapore mà tôi vẫn đinh ninh anh đi công tác.
Mọi thứ vỡ vụn trước mắt tôi, từ lúc anh đi đến lúc anh về tôi vẫn giữ kín mọi chuyện. Giờ tôi mệt mỏi lắm, không còn tha thiết với bất cứ điều gì, anh càng ngọt ngào tôi càng thấy giả dối, tuyệt nhiên từ lúc quen và cưới đến giờ chúng tôi chưa bao giờ tiến xa hơn ngoài việc hôn và ôm nhau. Tôi cứ để mọi chuyện tự nhiên vì không muốn anh nghĩ mình là người phụ nữ bạo dạn.
Tôi biết đồng tính không xấu vì luôn ủng hộ cộng đồng thế giới thứ ba, nhưng như thế này thì quá sức chịu đựng của một người vợ, người chị. Tại sao lại lừa dối tôi? Có nhiều cách để anh và em trai tôi sống cùng nhau, sao họ không chọn lại chọn tôi làm bình phong che chắn cho sự thật nhơ nhuốc này?
Tôi hận chồng, hận em trai, hận bản thân vì quá yêu anh mà quên đi trực giác của người phụ nữ, bỏ qua những điều kỳ lạ và mờ mắt khi nghe lời cầu hôn. Làm ơn hãy giúp tôi! Nếu mọi chuyện vỡ lở liệu tôi có sống được nữa không với những lời dèm pha của miệng đời? Ba mẹ tôi có chịu nổi cú sốc khi hình mẫu người con rể hoàn hảo và đứa con trai ngoan hiền kia vỡ ra? Giờ tôi rối lắm, chuẩn bị đơn ly hôn nhưng không cách nào đưa ra được vì tận sâu trong lòng tôi biết mình vẫn yêu anh nhiều.
Theo VNE
Gần cưới, em bỏ theo trai Tây Vì em muốn được xuất ngoại, muốn được sang nước ngoài sống, mang cái mác nước ngoài. Ngày đó, tôi và em yêu nhau. Tôi còn nhớ cái cảm giác sung sướng ước ao của em mỗi lần em nhìn vào những khu du lịch nước ngoài. Có vẻ, em bất mãn khi phải sống ở vùng quê nhỏ bé, suốt ngày em...