Anh chuẩn bị triển khai hộ chiếu vaccine
Anh dự định thử nghiệm hộ chiếu vaccine hay “chứng nhận tình trạng Covid-19″ trong những tuần tới, hướng đến cuộc sống bình thường sau đại dịch.
Chính phủ nước này muốn biết liệu hộ chiếu vaccine có giúp người dân tham gia các giải đấu thể thao, đến hộp đêm và buổi hòa nhạc một cách an toàn hay không. Hộ chiếu vaccine dành cho người gần đây đã tiêm chủng, mới xét nghiệm âm tính nCoV hoặc có kháng thể với virus do mắc bệnh trong 6 tháng trước đó.
Ngoài ra, người dân cũng phải xét nghiệm nCoV trước và sau khi tham dự các sự kiện đông người trong tháng 4, tháng 5, bao gồm Cúp FA. Hộ chiếu vaccine có thể được tích hợp trên ứng dụng di động. Người không có điện thoại thông minh sẽ được cấp chứng chỉ dạng giấy.
“Chúng tôi làm mọi thứ để mở cửa đất nước, giúp người dân quay lại tham gia các sự kiện, đi du lịch, làm những thứ họ yêu thích một cách an toàn nhất. Kế hoạch này đóng vai trò quan trọng giúp điều đó thành hiện thực”, Thủ tướng Boris Johnson nói.
Các cổ động viên ngồi giãn cách để xem Giải Ngoại hạng Anh, diễn ra tại Sân vận động American Express Community ở Brighton. Ảnh: AFP
Hàng chục chính trị gia Anh đã phản đối kế hoạch trên. Chánh Văn phòng Nội các Michael Gove, thừa nhận hộ chiếu vaccine đặt ra “hàng loạt câu hỏi về thực tiễn và đạo đức”, cần được giải đáp trước khi triển khai rộng hơn.
Video đang HOT
Hộ chiếu vaccine vốn là một vấn đề được tranh luận ở châu Âu, châu Á và châu Mỹ. Câu hỏi đặt ra là liệu có nên trao cho chính phủ, người sử dụng lao động và cả ban tổ chức sự kiện quyền được biết về tình trạng y tế riêng tư của một ai đó hay không. Một số chuyên gia cho rằng hộ chiếu vaccine tạo sự phân biệt đối xử giữa công dân nước giàu và nước nghèo, chưa có khả năng tiêm chủng số lượng lớn.
Kế hoạch hộ chiếu vaccine và xét nghiệm trước, sau sự kiện đông người, được chính phủ đưa ra trong bối cảnh Anh chuẩn bị gỡ bỏ thêm nhiều biện pháp hạn chế. Hôm 29/3, chính phủ cho phép người dân tụ họp thành nhóm 6 người trở xuống, một số cơ sở thể thao ngoài trời cũng nối lại hoạt động. Các doanh nghiệp, bao gồm quán rượu, nhà hàng dự kiến đón khách trở lại trong thời gian tới.
Giới chức cho biết 47% dân số nước này đã tiêm liều vaccine đầu tiên, hơn 5 triệu người được tiêm đủ hai liều. Chính quyền cũng dự kiến nới hạn chế du lịch quốc tế trong tuần tới.
Trước đó, Anh chứng kiến số ca nhiễm nCoV tăng đột biến từ cuối năm ngoái sau khi xuất hiện loại biến chủng mới với khả năng lây nhiễm mạnh hơn. Chính quyền tái áp đặt lệnh phong tỏa từ đầu tháng 1/2021. Trường học, quán rượu và nhà hàng phải đóng cửa, người dân được yêu cầu ở yên trong nhà, hạn chế tối đa ra ngoài.
Cậu bé 6 tuổi 'trong cơ thể ông cụ 90 tuổi' vì Covid-19
Thomas vẫn bị sốt, đau nhức khắp người và đi lên cầu thang chật vật như một con cua bò ngang.
"Con tôi giống như đứa trẻ 6 tuổi trong cơ thể của cụ già 90 tuổi", anh Chris Ward nói về cậu con trai của mình. Vào tháng 2/2020, bé Thomas bị sốt, khó thở và đau khắp người.
Cậu bé Thomas vào năm 2019 (trái) và hiện nay
Gần một năm trôi qua, Thomas vẫn đang phải chịu đựng những tác động lâu dài của căn bệnh Covid-19. Cứ sau 2 hoặc 3 tuần, thân nhiệt của cậu bé lại tăng vọt. Thomas thường xuyên cảm thấy đau nhức khắp người. Cậu đi lên cầu thang như một con cua vì đau đớn.
Thomas đã được các bác sĩ nhi khoa tại Bệnh viện Nhi đồng Hoàng gia Manchester (Anh) chẩn đoán có khả năng mắc chứng hậu Covid-19. Cậu bé là một trong hàng trăm đứa trẻ ở Anh vẫn chưa thể bình phục hoàn toàn sau khi nhiễm Covid-19.
Cha mẹ của những bệnh nhi này cảm thấy bất lực khi cuộc sống của con cái bị ảnh hưởng bởi các triệu chứng kéo dài như mệt mỏi, đau đầu, nhức mỏi cơ thể.
Dữ liệu ước tính từ Văn phòng Thống kê Quốc gia (ONS) cho thấy 5 tuần sau khi xét nghiệm dương tính với nCoV, 15% học sinh trung học và 13% trẻ dưới 12 tuổi vẫn phải vật lộn với các triệu chứng.
Để nâng cao nhận thức về tác động của virus nCoV với trẻ em, các bậc cha mẹ ở Anh có con đang mắc các triệu chứng lâu dài đã lập một nhóm gồm 600 gia đình - đại diện cho khoảng 800 trẻ em.
Một cuộc khảo sát cho thấy nhiều bệnh nhi vẫn bị mệt mỏi, đau họng, đau đầu, đau cơ, suy nhược và gặp các vấn đề tiêu hóa sau khi mắc Covid-19 vài tháng.
Sammie McFarland và Frances Simpson là hai người thành lập nhóm trên. Các bà mẹ có sự gắn bó bởi cảm giác tuyệt vọng khi con họ không hồi phục. Họ quyết tâm hành động và tìm những gia đình khác bị ảnh hưởng để chứng minh tác động lâu dài của Covid-19 là có thật.
Kitty cầm biển ghi các triệu chứng sau khi đã âm tính nCoV
Tháng 3/2020, McFarland và con gái Kitty của cô, khi đó 14 tuổi, mắc Covid-19. Lúc đầu, McFarland phải vật lộn với chứng đau họng và đau đầu không thuyên giảm. Cô đã tự cách ly, tuy nhiên khi 14 ngày sắp kết thúc, cô nghe thấy tiếng con gái ho trong khi tắm.
Kể từ đó, con gái cô, hiện 15 tuổi, đã trải qua nhiều biểu hiện như đau tim, chóng mặt, ngất xỉu, lo lắng, thân nhiệt cao, co giật, mệt mỏi, đau lưng và cổ, đau đầu, rối loạn thị giác, mất ngủ, chu kỳ kinh nguyệt thay đổi và mất khứu giác.
Các triệu chứng kéo dài đã ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của Kitty. Khi các trường học bắt đầu vào tháng 9, em vẫn không đủ sức khỏe để quay trở lại.
Vì sao Trump xuất viện sớm, không cách ly tiếp 14 ngày? Tổng thống Donald Trump được xuất viện sớm bởi theo CDC, người bệnh không còn khả năng lây lan sau 10 đến 20 ngày xuất hiện triệu chứng, bất kể kết quả xét nghiệm ra sao. Hôm 12/10, bác sĩ Nhà Trắng Sean Conley cho biết Tổng thống Donald Trump đã âm tính nCoV nhiều ngày và "không lây nhiễm cho người khác"....