Anh chồng sống tối giản với 200 đôi giày
Là người theo đuổi phong cách sống tối giản nên Đức Nghĩa có tủ quần áo cùng nội thất đơn giản hết mức, ngoại trừ tủ giày lên tới hàng trăm đôi.
Mỗi tháng vài lần, Đức Nghĩa, 32 tuổi lại bắc thang lau từng chiếc giày trên kệ cao 3m, rộng 2 m, chứa được 130 đôi. Những đôi giày càng trên cao là những đôi quý giá tới mức anh không dám đi, chỉ để ngắm.
Niềm đam mê giày sneakers đến với Nghĩa 6 năm trước. Từ 2014-2017, anh sưu tập khoảng 100 đôi. Trong một năm tiếp theo, anh mua thêm 100 mẫu mã khác, nâng số lượng lên khoảng 200.
“Số lượng không mấy biến động từ đó đến nay, do những đôi mình thích đã tìm được hết rồi và phong cách cũng định hình rõ hơn nên sau này mua gì cũng chắt lọc kỹ”, Đức Nghĩa, giám đốc bộ phận nghiên cứu thị trường của một công ty quảng cáo đa quốc gia, chia sẻ.
Tủ giày của Nghĩa chứa được 130 đôi, ngoài ra anh để ở công ty và gửi bạn bè. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Năm 2019 có đôi chút biến động với đam mê của Nghĩa. Gia đình 4 người của anh chuyển từ căn phòng 10 m2 sống chung với bố mẹ, sang căn chung cư 76 m2 ở quận 9. Trong căn hộ mới, vợ chồng Nghĩa quyết định thiết kế theo phong cách scandinavian – đơn giản, tối giản, tinh tế.
Họ đã làm một cuộc “cách mạng”. Đồ nội thất, đồ điện tử mới dùng 6 tháng đến một năm đều quyết định đem tặng hay bán lại. Tủ quần áo soạn lại, bỏ đi được hơn 80%. Hiện giờ trong tủ chỉ là những món đồ vợ chồng anh thực sự thích. “Một năm qua hầu như không mua thêm quần áo”, anh nói.
Khó khăn nhất là bỏ đi đam mê. Nghĩa sưu tập truyện tranh từ những năm 1990. Thậm chí thời gian đi du học, trong những cuộc gọi về thi thoảng anh vẫn nhắc mẹ “không được đem truyện bán ve chai”. Sau gần 30 năm, giờ đây những bộ này càng giá trị. Nhưng lúc chuyển nhà, Nghĩa nghĩ đã đến lúc “từ giã một phần tuổi thơ”. Anh bán cho họ hàng và bạn bè thân thuộc, với hy vọng các tập truyện sẽ tiếp tục được trân trọng ở một gia đình khác.
Từng thứ một đều được “thanh trừ” nhưng riêng giày, Nghĩa không nỡ bỏ đi lấy một đôi. Vợ Nghĩa, chị Quỳnh Trang chia sẻ, hồi mới đầu cũng cằn nhằn chồng “mua giày vô tội vạ”, “giày dép chỉ là thứ để bảo vệ đôi chân”. Nhưng khi hiểu được vì sao chồng lại đam mê món này, cô ủng hộ. “Anh ấy hay nói ’số lượng bao nhiêu đôi không quan trọng bằng việc có những đôi nào và câu chuyện làm sao có được những đôi đó”, cô nói.
Giống như đam mê với tem, tiền cổ, giày cũng mang lại nỗi ám ảnh như vậy với chồng cô. “Có rất nhiều đôi chồng tôi sẽ không bao giờ bán đi, ví dụ như đôi Jordan 1 Shattered Backboard, màu cam lẫn đen, trắng, cổ cao vì đôi đầu tiên anh ấy mua được và đưa anh ấy đến với cuộc chơi này. Anh ấy hay nói khoảnh khắc nhìn thấy đôi giày đó đã trót lòng yêu”, Trang chia sẻ.
Video đang HOT
Hơn nữa, cô nghĩ đây là một “đam mê lành mạnh”. Cuộc sống hàng ngày của Nghĩa đều xoay quanh gia đình nên cô tôn trọng đam mê của anh, thi thoảng chỉ nhắc anh “lượng sức mình mà chơi”.
Nghĩa được vợ ủng hộ đam mê. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Theo Business of Fashion, các nhà khoa học xã hội khi tìm hiểu sự phát triển của “văn hóa sneaker”, đã thấy nó có liên quan đến giấc mơ thời thơ ấu của chúng ta về thi đua thể thao. Thời trang nam vốn đã rất chung chung. Chính vì thế mà các đôi sneakers sẽ giúp họ mang vào thứ gì đó khác biệt – là một sự thể hiện bản thân.
Trong ngôi nhà mới, Đức Nghĩa thiết kế đồ nội thất với nhiều tủ để giấu đồ, những tông màu sáng và cách bố trí đồ thông minh tận dụng không gian chết. Nhưng với giày- là bản chất của con người mình – Đức Nghĩa muốn… lộ nó ra. Anh đã đóng một cái tủ có thể trưng giày ra, để mỗi lần nhìn vào góc đó là thấy “sướng mắt”.
“Việc chơi giày, hay đam mê bất cứ một thứ gì, không liên quan đến tư duy tối giản. Nhiều người nghĩ tối giản là phải bỏ hết, kể cả những thứ thiết yếu. Mình thấy như thế như cực hình vậy. Mình nghĩ sống ở đời thì phải có một tí đam mê gì đó và tập trung cho nó là được”, Nghĩa giải thích.
Đa số giày của Nghĩa đều khó mua. Những mẫu mới, anh nhờ bạn bè ở nước ngoài gửi về. Với những mẫu từ thập niên trước, Nghĩa phải “săn” trên các web đấu giá nước ngoài hay trên Instagram của các nhà sưu tập khác xem có ai bán lại. Trong quá trình này, thi thoảng thấy những đôi giày nữ quý giá, vừa size vợ hay giày cho con, anh cũng mua luôn.
Bộ sưu tập Jordan 1 của Nghĩa. Con trai anh đang mang đôi Jordan 1 màu Chicago, là một trong những đôi sneaker biểu tượng nhất trong lịch sự dòng giầy này. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Trên kệ, Nghĩa bố trí theo nhãn hiệu, dòng giày và màu. Nên những đôi nào hay mang nhất, Nghĩa đặt ngang tầm mắt để dễ lấy. Các đôi nào ít mang, hoặc không dám mang thì sẽ cất lên trên cao.
Hai con của Nghĩa đều biết đây là “góc riêng tư” của bố nên không nghịch, thậm chí có khách đến chơi còn khoe về tủ giày. Con gái đầu hơn 4 tuổi tinh ý tới mức luôn phát hiện mọi đôi giày bố mua về. “Nhiều hôm giấu kỹ trên kệ cao rồi mà bé vẫn nhìn ra, rồi chạy đi mách mẹ”, anh kể.
Phan Dương
Theo VNE
Đam mê đến muộn nên muốn bỏ việc sang Úc du học, nàng công sở tuổi 28 nhận được nhiều lời khuyên tâm đắc
"Nhiều khi đêm về suy nghĩ hay là mình ráng làm ít tháng nữa, để dành tiền để đi du học Úc ngành nhà hàng khách sạn. 28 tuổi có phải là quá muộn để bắt đầu lại từ đầu không ạ?".
Có bao giờ là quá muộn để chạy theo đam mê? - đây có lẽ là câu hỏi thuộc hàng kinh điển khiến không ít người nghĩ ngợi từ nhiều năm nay. Xoay quanh câu hỏi này, mới đây, một nàng công sở tuổi 28 đã đăng đàn chia sẻ câu chuyện của riêng mình như sau:
"Chào cả nhà, em viết vào đây chỉ muốn than thở một chút thôi. Hiện tại em hoang mang quá, 28 tuổi rồi không biết có nên nghỉ công việc hiện tại để chạy theo tiếng gọi của đam mê không nữa.
Công việc của em thuộc chuyên ngành bất động sản, lương cũng tạm ổn, em đi làm được 4 năm rồi, cũng nhảy tới nhảy lui qua nhiều công ty, tới công ty hiện tại em cứ nghĩ là mình an phận nhưng không, trớ trêu là vài tháng gần đây mới nhận thấy mình thích một ngành khác, đam mê tới muộn chút ạ.
Em thích ngành nhà hàng khách sạn. Từ khi nhận ra mình thích một ngành khác, mỗi ngày đi làm em chán nản sao sao ý, không có năng lượng, không còn hứng thú. Nhiều khi đêm về suy nghĩ hay là mình ráng làm ít tháng nữa, để dành tiền để đi du học Úc ngành nhà hàng khách sạn. 28 tuổi có phải là quá muộn để bắt đầu lại từ đầu không ạ?
Em hơi lo giờ nghỉ việc, không có lương cố định hàng tháng thì sẽ vất vả hơn, đi du học lại càng gian nan ở vấn đề tài chính. Xong mà không tới đâu là chết luôn. Hy vọng anh chị cho em lời khuyên với".
Câu chuyện sau khi đăng đàn ít lâu vào trong một hội nhóm rất lớn trên MXH đã nhận được khá nhiều sự quan tâm của cộng đồng thành viên. Và với chủ đề kinh điển này, bên dưới phần bình luận, hàng loạt ý kiến, lời khuyên cực kỳ có "tâm" đã được viết ra như sau:
"Không bao giờ muộn khi bắt đầu, chỉ muộn khi chị biết mà chị không hành động. Em đã trễ đại học so với bạn cùng lứa là 3 năm, nhưng 3 năm không đi học đó, em đã tận dụng nó để tìm khám phá bản thân mình. Năm nay em quay lại học, thấy mình đã thật sự chững chạc để bước vào môi trường này và quan trọng hơn nữa, học và trải nghiệm là cả đời, chị hãy mở lòng, cho phép mình thử thách để biết được tiềm năng của chị là gì nha. Chúc chị thành công".
"Thật ra sớm hay muộn chỉ có mỗi một mình chị biết mà thôi. Em không không biết nói gì ngoài khuyên: khi muốn theo đuổi đam mê, chị hãy tính toán tới trường hợp xấu nhất (là đi Úc du học xong không có việc vì ngành dịch vụ thực chất chuộng những bạn trẻ và năng động hơn là một người phụ nữ tuổi 30).
Nếu chị nghĩ mình có thể đối phó với trường hợp xấu đó, có đường lùi và một lối thoát khác khi nó xảy đến thì cứ tiến lên thôi. Đôi khi bước ra khỏi vùng an toàn của mình chị mới nhận ra được sức mạnh tiềm tàng của bản thân đấy ạ. Chúc chị may mắn!".
"Em nghĩ chưa bao giờ là trễ cả chị à. Bởi vì vài tháng trở lại đây chị mới yêu thích ngành nhà hàng khách sạn mà, chứ không phải chị yêu thích lĩnh vực đó từ rất lâu mà không được theo đuổi được.
Như ngài Harland Sanders (founder của KFC Corp) vì 1 biến cố gia đình đã thôi thúc ông khởi nghiệp ở tuổi ngoài 60. Chứng tỏ 1 điều rằng tuổi tác đối với sự nghiệp không quan trọng mà hơn hết chị biết được mình yêu gì và hãy hoạch định ra những điều cần làm để biến đam mê thành hiện thực chị nhé".
Quả thật, đam mê vốn là thứ bốc đồng khó kiểm soát, nó có thể đến vào bất kỳ lúc nào trong cuộc đời chúng ta, dù trẻ hay già và khi nó đến đúng thời điểm chúng ta tưởng như đã an phận rồi thì việc đắn đo, cân nhắc, lo lắng "có nên chạy theo nó không?" như nàng công sở bên trên là hoàn toàn không có gì khó hiểu.
Tuy nhiên, để trả lời cho câu hỏi "có nên chạy theo nó không?", bản thân mỗi cá nhân phải tự soi xét chính mình. Sự thật là không có gì là quá muộn nhưng mọi chuyện đều có hai mặt, đều phải đánh đổi. Nhiệm vụ của chúng ta là phải cân nhắc giữa sự đánh đổi đó xem mình được gì và sẽ mất gì nếu bỏ hết để chạy theo đam mê. Đây là một cuộc chơi sòng phẳng, nếu chấp nhận thì cứ tiến tới thôi, mọi người nhỉ?
Theo Trí Thức Trẻ
Nhìn cô bạn thân rich kid của em trai Sơn Tùng mà thèm: Hàng hiệu xe xịn không thiếu thứ gì, một bầu trời nhan sắc và tiền tài Nói không ngoa, ảnh chụp chung của Việt Hoàng và Thư Đường chính là một bầu trời nhan sắc và tiền tài. Nhắc đến bạn thân nổi tiếng của cậu bạn Việt Hoàng - em trai Sơn Tùng M-TP, nhiều người sẽ nghĩ đến Hoàng Anh Ốc - bạn gái cầu thủ Đoàn Văn Hậu. Tuy nhiên lần này người được quan tâm...