Anh chồng sống chung nhà với vợ cũ và bạn gái mới
Hằng ngày, vợ cũ của anh Reynold sẽ cho các con đi ngủ, bạn gái mới của anh đánh thức lũ trẻ dậy còn bố sẽ đưa con đến trường.
Chị Suzanne Vickberg (áo đỏ bên trái), chồng cũ Tim Reynolds và vợ mới của anh cùng sống dưới một mái nhà vày chia sẻ trách nhiệm nuôi dạy con. Ảnh: News.com. au.
Xét về mọi khía cạnh, chị Suzanne Vickberg, 45 tuổi và anh Tim Reynolds, 44 tuổi, có cuộc sống gia đình hoàn hảo: cùng ăn tối với hai con, cùng du hí tới Disney World, tổ chức tiệc Giáng sinh hằng năm trong ngôi nhà ngoại ô ở New Jersey, Mỹ. Chỉ có điều, hai người đã ly dị.
Khá lạ với nhiều người, chị Vickberg vẫn sống cùng nhà với chồng và bạn gái mới của anh. Cả ba phân công trách nhiệm nuôi dạy con và luân phiên nấu bữa tối hay phụ trách các con vào cuối tuần.
Ngày càng nhiều đôi chia tay tìm ra giải pháp khác lạ để việc ly dị không ảnh hưởng tới con cái. Một số đôi vẫn sống chung nhà, sum vầy trong ngày lễ hay nhắn tin, gọi điện mỗi ngày.
“Điều này là sự rút kinh nghiệm từ những người từng mắt thấy tai nghe việc ly dị tác động xấu thế nào tới con nếu bố mẹ không hợp tác sau chia tay”, Liza Caldwell, đồng sáng lập tổ chức Hỗ trợ và giải pháp cho phụ nữ tại New York, Mỹ, bày tỏ.
Đó là lý do vì sao sau khi ly hôn vào năm 2010, chị Vickberg và anh Reynolds đã dành 200.000 USD để xây thêm một phòng ngủ trong nhà cho chị ở cùng.
Video đang HOT
“Rất nhiều người ly dị nhưng không thù ghét nhau. Họ có thể nghĩ ra những cách sáng tạo hơn để cùng nhau nuôi dạy con tốt”, chị Vickberg, cũng là chuyên gia tâm lý, nghiên cứu cho biết.
Tore Kesicki, 56 tuổi, đồng sáng lập trang MindBodyNetwork, kể, sau khi anh và người vợ đầu ly dị vì thiếu hòa hợp chăn gối, tình cảm của họ chuyển từ quan hệ vợ chồng sang quan hệ anh em.
Theo New York Post, sau khi chia tay 17 năm trước, họ thậm chí vẫn tiếp tục sống chung 4 năm vì các con. Chỉ khi hẹn hò với người mới, anh Kesicki mới chuyển ra ngoài. Dù vậy, họ vẫn cùng tổ chức các ngày nghỉ lễ với các con, tặng quà nhau và sum họp vào Giáng sinh. “Chúng tôi là những người bạn thân thiết của nhau, còn hơn cả khi là vợ chồng”, anh nói.
Anh Tore Kesicki cùng vợ cũ và các con. Ảnh: New York Post.
Lisa, một nhà văn 51 tuổi ở bắc New Jersey, cho biết, chồng cũ của chị vẫn về nhà mỗi sáng để giúp cô con gái 13 tuổi chuẩn bị đến trường. Họ ly hôn 3 năm trước nhưng vẫn cùng đi nghỉ với con và các gia đình khác. Đôi khi, họ vẫn ôm nhau để con gái thấy rằng, dù bố mẹ không là vợ chồng nhưng vẫn là bạn.
Một số cặp vợ chồng chia tay khác thì dùng công nghệ để gắn kết với con. Stephanie, một nhân viên PR sống tại Battery Park, New York, cho biết, chị vẫn nhắn tin và cho hai con, 2 và 5 tuổi, nói chuyện video với bố mỗi ngày.
“Tôi có thể ngồi khóc cả năm vì hôn nhân đổ vỡ nhưng hai con nhỏ phụ thuộc hoàn toàn vào mẹ, nghĩa là, tôi phải hợp tác với bố bọn trẻ và làm hòa với anh”, chị Stephie nói.
Nhưng cũng có những khó khăn với các cặp lựa chọn duy trì sự gắn kết vì con. Anh Kesicki cho biết, sự gắn bó của anh với vợ cũ là lý do chính khiến cuộc hôn nhân thứ hai đổ vỡ. Chị Vickberg cũng nói rằng đôi khi cảm thấy khó chấp nhận mối quan hệ của chị với chồng cũ. Anh Reynolds thậm chí từng đi gặp bạn trai chị để người này không nghi ngờ quan hệ giữa hai người nhưng cũng không ích gì.
Chị Lisa nói rằng, sau 3 năm chia tay, việc thường xuyên gặp người cũ như sự nhắc nhở về thất bại của hôn nhân và chẳng khác gì “tự tổ chức đám ma cho chính mình”. Dù vậy, chị chấp nhận tất cả để đạt mục tiêu là giúp các con được bình yên khi bố mẹ tan vỡ.
Những cảm xúc như thế này là bình thường và thậm chí còn tốt cho những người ly hôn mà lựa chọn đặt sự phát triển lành mạnh, yên ổn của con cái lên trên lợi ích bản thân, theo chuyên gia tâm lý Jeffrey Zimmerman, đồng tác giả cuốn sách The Co-Parenting Survival Guide.
“Tuy nhiên, có nên giữ quan hệ gần gũi với người cũ hay không còn tùy thuộc vào việc cả hai có coi nhau được như bạn bè để cùng hợp tác”, chuyên gia về ly hôn người Mỹ Joanne Naiman nói. Bà nhấn mạnh rằng cách này hoàn toàn không phù hợp với những đôi từng bạo hành nhau.
“Nếu bất cứ ai trong chúng tôi không có tinh thần xây dựng thì việc ở chung, cùng nuôi con sẽ không hiệu quả. Nhưng tất cả chúng tôi khá hợp nhau và là những người bạn tốt. Thành thật mà nói, tôi là người đàn ông ly dị hạnh phúc nhất hành tinh”, anh Reynolds, người vẫn sống cùng vợ cũ và bạn gái mới bày tỏ.
Theo VNE
Lòng cao thượng của tình yêu giữa chồng mới và chồng cũ
Khi vợ cũ bình phục, anh sẽ qua nhà họ ăn mừng. Lần đầu tiên anh không thấy cần phải giữ sự xa cách như trước nữa.
Cứ đến thứ bảy là "ba Tú" lại tới chở hai chị em Su và Si đi bơi. Mẹ Su Si mới sinh em bé. Ba Tú bây giờ không... gớm ghiếc như hình ảnh ba ngày xưa trong trí nhớ của hai cô con gái. Ngày đó ba chả mấy khi chơi với các con, về đến nhà là đổ vật ra giường, nồng nặc mùi bia rượu. Đến mức hai cô con gái chả dám ngủ trong phòng có bật điều hòa dù trời rất nóng.
Tú làm kỹ sư phụ trách xây dựng của một bệnh viện lớn. Thu nhập cao nhưng công việc bắt buộc anh đi tiếp khách triền miên. Từ khi chồng ăn nên làm ra, vợ Tú không còn nhận ra chàng trai đã thiêu đốt trái tim mình của ngày xưa. Một chàng trai thư sinh, vừa giỏi chuyên môn lại có thêm tài lẻ sáng tác nhạc, chơi guitar rất cừ. Vợ Tú phải nói là chết mê chết mệt chồng, từ khi yêu cho đến khoảng 5 năm đầu sau hôn nhân. Thế nhưng khi Tú được đặt vào vị trí quản lý, anh như thành con người khác. Dần dần, tình cảm trong chị mất đi, thay bằng rất nhiều muộn phiền. Kết thúc bằng cuộc li dị khi chị thực sự cảm thấy không hy vọng gì vào cuộc sống vợ chồng. Và cũng bởi chị đã tìm thấy một chốn nương tựa mới.
Ảnh minh họa.
Tú không trách vợ, mặc cho mẹ anh, bạn bè anh "nói ra nói vào" về cái người đàn bà đã có 2 con mà còn không cố mở lòng ra với chồng. Thâm tâm anh nghĩ, tình yêu mãnh liệt cô ấy dành cho mình trong cả chục năm từ lúc biết nhau đã quá đủ cho một đời người. Sẽ khó có ai có thể yêu anh như thế. Bởi cuộc sống luôn cần có tình yêu mà tình yêu không còn, chia tay là điều hợp lẽ. Anh chỉ hơi bất ngờ là cô ấy lại lấy chồng rất nhanh sau ly hôn. Nhưng thôi, bây cô ấy đã là "vợ người ta". Anh có niềm an ủi là chồng mới của vợ cũ hẳn là người tốt. Anh ta chấp nhận để vợ nuôi cả hai đứa con với chồng trước, mà là vui vẻ thật lòng. Hằng tuần đến đón các con đi chơi, Tú cảm nhận điều đó khá rõ. Bố dượng không kỳ thị hai đứa trẻ, coi chúng như con ruột. Thế là điều may mắn.
Cuối năm ngoái, gia đình Tú ở quê làm lễ cải mộ cho ông cụ thân sinh ra anh. Tú là con một lại chưa có gia đình mới nên mọi việc đổ dồn vào anh. Chẳng hiểu bằng cách nào mà vợ cũ lại biết chuyện. Cô tình nguyện mua toàn bộ đồ cúng lễ để Tú chỉ việc xếp lên xe chở về quê. Đến đúng hôm trước đêm làm lễ, Tú bất ngờ khi thấy chiếc ô tô đỏ xịch đỗ trước cửa nhà anh vào buổi chiều muộn. Xuống xe là vợ cũ, hai đứa con gái anh và ... chồng cô ấy. Chồng mới của vợ Tú nói vẻ như thanh minh : Cô ấy nói để thuê xe taxi nhưng tôi không yên tâm, vả lại nhà có xe. Tú nghe mà cảm động trong lòng. Anh biết người đàn ông này thực sự tử tế, anh ta nói thế cốt cũng để che giấu tình cảm của mình, sợ bị người ta nghĩ là yếu đuối. Một lần nữa, Tú cảm thấy các con gái của mình thật may mắn. Còn vợ mình thì Tú nhớ lại câu thơ của Puskin : Cầu cho em gặp được người tình như tôi đã yêu em. Xa vợ, Tú càng hiểu là tình yêu của mình dành cho nàng chưa hết, nhưng biết làm thế nào được, anh đã không biết giữ báu vật của đời mình thì đành lùi ra đằng xa, chúc phúc cho nàng. Anh cũng giữ khoảng cách tương đối với gia đình hiện tại của vợ, vì thấy rằng đó là điều tế nhị cần thiết, mặc dù chồng của cô ấy - một đại tá công an đã luống tuổi - luôn tỏ ra thân thiện.
Bất ngờ, 1 tháng trước, vào buổi tối Tú đang nằm lơ mơ nghe nhạc thì có tiếng chuông điện thoại. Đầu dây bên kia là giọng nói trầm ấm quen thuộc - ngài đại tá công an. Ông ấy thông báo rằng vợ Tú đang nằm cấp cứu, cần truyền máu gấp mà bệnh viện chưa đáp ứng được. Ông nói rằng có nhớ vợ Tú kể thời sinh viên anh từng "hiến" máu cho cô ấy nên nghĩ rằng có thể cậy nhờ anh thêm một lần nữa, mà không cần chờ đợi các khâu xét nghiệm, bởi tính mạng cô ấy đang bị đe dọa. Tú chả kịp nghĩ ngợi gì, lao ngay đến bệnh viện. Anh đã ngất đi sau khi cho máu, bởi bản thân sức khỏe của anh bây giờ cũng không được như ngày xưa. Nhưng tỉnh lại, anh rất vui khi được biết, vợ cũ đã qua cơn hiểm nghèo.
Tú vui vẻ nhận lời mời của ngài đại tá. Khi vợ cũ bình phục, anh sẽ qua nhà họ ăn mừng. Lần đầu tiên anh không thấy cần phải giữ sự xa cách như trước nữa.
Hồng Đại
Vợ cũ tái xuất, khiến tôi thấy tiếc nuối và hối hận khi ngày đó đã ký đơn ly hôn Ngồi trong quán cà phê, vợ cũ của tôi có vẻ rất bình thản không hề nhiếc móc hay ai oán tôi. Cô ấy xinh đẹp và quý phái vô cùng, khiến tôi ân hận và tiếc rẻ. Cách đây 8 năm bố mẹ giục tôi lấy vợ, phần vì chán nản công việc phần vì bị người cũ phản bội nên tôi...