Anh chồng Sài Gòn bị vợ bỏ vì tuần nào cũng nhảy việc
Làm chỗ nào cũng được một, hai tuần anh Hoàn lại kêu vất vả, nghỉ để tìm chỗ làm khác, khiến chị Minh ‘nuôi báo cô’ 3 năm.
Ngày 4/7 vừa qua, được Toà gia đình và người chưa thành niên TP HCM lần thứ hai cho giải thoát khỏi người chồng ăn bám, chị Minh (27 tuổi, quận Thủ Đức) rất vui. Chị cho biết, nếu như trước đây, mức lương hơn 13 triệu của chị từ việc làm văn phòng tại một sân golf phải chật vật mới đủ chi tiêu cho nhà ba người, thì nay rất thoải mái vì chỉ có hai mẹ con. “Bây giờ tôi chỉ đi làm và nuôi con thôi”, chị Minh tâm sự.
Là con trai một nên anh Hoàn, 32 tuổi, chồng cũ của chị, được bố mẹ rất thương yêu, cưng chiều. Học đến lớp 9, anh bỏ ngang để đi chơi, đua đòi theo nhóm bạn. Họ quen nhau khi chị Minh mới 17 tuổi. Chị bị thu hút bởi vẻ ngoài đẹp trai, lãng tử của anh.
Suốt thời gian ở phòng xử, anh Hoàn cứ cầm chiếc điện thoại trên tay và chơi game. Ảnh: Phan Thân.
Năm 2013, sau hơn bảy năm yêu nhau đôi trẻ quyết định về chung nhà. Hai gia đình nhất quyết phản đối vì thấy họ khác biệt, nhưng chẳng thể làm khác khi chị Minh đã mang thai ở tháng thứ 5 năm.
Từ ngày lấy vợ, anh Hoàn không có việc làm ổn định, thu nhập hầu như không có. “Anh ấy là đàn ông mà chẳng chịu đi làm, cứ ở nhà chơi game, lấy tiền vợ đi nhậu. Tôi nói mãi anh ấy mới chịu đi xin việc, nhưng lần nào cũng chỉ làm được vài hôm thì viện đủ lý do để nghỉ, khi nói làm mệt, khi thì lương thấp, có lúc không hợp với chủ”, chị kể.
Video đang HOT
Khuyên chẳng được, người vợ ấy đã hai lần làm đơn ra toà xin ly hôn vào năm 2014 và 2015, nhưng anh xé đơn, hứa thay đổi, nhờ bố mẹ hai bên can thiệp. Song sự nghiệp của anh vẫn dậm chân ở số không.
Tính đến năm 2016, anh Hoàn đã có tổng cộng hơn 150 lần nhảy việc và hầu như không kiếm được đồng nào. Mọi sinh hoạt, từ ăn uống đến lo cho con trai đều do chị Minh gánh vác. Không được bố mẹ chồng hợp tác để giúp chồng thay đổi, chị vô cùng mệt mỏi nên bỏ đi, cắt hết liên lạc với chồng.
“Anh ấy đến nhà tôi, dùng con để níu kéo, nhưng chẳng có lần thứ ba đâu”, chị Minh tâm sự.
Hơn một năm sau chị được tòa chấp nhận ly hôn và được quyền nuôi con. Anh Hoàn kháng cáo, vì cho rằng hai vợ chồng không có mâu thuẫn. Phiên toà lần thứ hai diễn ra hôm 4/7 vừa qua chỉ vỏn vẹn 10 phút. Vì anh Hoàn không đưa ra được giải pháp hòa hợp, nên tòa không chấp nhận nữa.
Rời khỏi cuộc sống vợ chồng đã lâu, một mình nuôi con, không được anh cấp dưỡng, nhưng chị Minh thấy quyết định của mình là đúng. “Trước đấy tôi cãi lời mẹ, bất chấp tất cả để đến với anh vì nghĩ, hai người đến với nhau chỉ cần tình yêu, mọi thứ khác chẳng màng. Suốt quá trình yêu nhau, tôi đã bị cuốn hút bởi những lời ngon ngọt và cứ thế bỏ tiền để lo cho các khoản tình phí. Nhưng giờ tôi đã nhận ra, việc bố mẹ hai bên không chấp nhận là có lý do”, chị Minh tâm sự và cho biết sẽ sống vui vẻ, lạc quan, làm việc chăm chỉ để lo cho con trai một tương lai tốt.
Nhiều năm xét xử các vụ án ly hôn, một thẩm phán của TAND TP HCM cho biết, trong thực tế, có rất nhiều phụ nữ phải nuôi chồng, vì anh ta chỉ thích hưởng thụ, chẳng chịu lao động, nhưng đa số chịu đựng. Việc ra tòa chấm dứt hôn nhân như chị Minh là rất hiếm, nếu có thì phải do một dư chấn nào đó. Nguyên nhân là do họ có quan niệm, chồng sẽ thay đổi, bị những lời ngon ngọt làm nguôi ngoai.
Vị thẩm phán cũng cho biết, theo một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Đại học Harvard (Mỹ), hôn nhân đổ vỡ do người chồng không có công việc ổn định chiếm 13%. “Tôi nghĩ, quyết định của chị Minh là đúng, quyết đoán và mạnh mẽ. Bởi vì, anh Hoàn đã được cho cơ hội nhưng chẳng làm được thì rất khó thay đổi”, vị thẩm phán nói.
* Tên nhân vật đã thay đổi.
Phan Thân
Theo vnexpress.net
Bị lừa tình ở xứ người, cô gái quyết làm mẹ đơn thân
Trở thành mẹ đơn thân thật không dễ dàng. Tôi rơi vào cảnh khó khăn bởi bầu bí không thể xin được việc làm ổn định. Thi thoảng, tôi lại phải chạy vạy vay mượn bạn bè thân thích một chút tiền để khám thai và duy trì đến lúc sinh nở.
ảnh minh họa
23 tuổi, tốt nghiệp đại học, tôi chọn con đường lao động xuất khẩu sang Hàn Quốc. Trong suy nghĩ của tôi lúc bấy giờ, Hàn Quốc là đất nước xinh đẹp, với những "ô-pa" trong nóng ngoài lạnh trên những bộ phim truyền hình. Thậm chí ngoài mục tiêu kiếm tiền về cho gia đình, có lúc tôi đã từng hão huyền nghĩ rằng biết đâu mình có thể ở lại Hàn Quốc.
Sau khi sống và làm việc ở xứ kim chi nửa năm, thông qua một người bạn, tôi quen một người đàn ông bản xứ. Trái với kỳ vọng của tôi, ông ta có đôi mắt một mí bé tí không mấy cảm tình, thân hình gầy nhẳng, đã lớn tuổi. Tôi khá e ngại. Tuy nhiên những người bạn cùng phòng vẫn không ngừng khuyến khích, họ nói: "Ông ta có vẻ giàu. Lấy chồng ở lại Hàn Quốc cho sướng". Tôi ngây thơ tới mức ngu dại nên tin điều này.
Sau khi chúng tôi quen nhau được 1 tháng, vào 1 lần rủ tôi đi chơi, khi trở về người đàn ông đó cố tình dừng xe ghé mua nước uống. Tôi không ngờ chai nước đó bị ông ta bỏ thuốc mê nên đã uống. Sau đó chuyện tồi tệ đã xảy ra. Biết chuyện chẳng lành, tôi vội vã uống viên thuốc tránh thai khẩn cấp. Tuy nhiên, sau đó tôi vẫn bị trễ kinh.
Tôi đi khám bác sỹ và phát hiện mình đã có thai. Không biết làm thế nào, tôi hoảng sợ nói với gã đàn ông kia thì gã ta một mực bắt tôi phải đi phá thai. Gã nói, gã đã có vợ, còn giả bộ tử tế khuyên lơn. Tôi tức giận vô cùng, nên tôi quyết tâm đi đến đồn cảnh sát để trình báo sự việc. Tuy nhiên cảnh sát không tin tôi, họ nói rằng tôi không có bằng chứng. Một mình ở đất nước xa lạ, không tiền, không địa vị, tôi có thể làm gì? Chủ xí nghiệp nơi tôi làm việc rất khó tính nên tôi lập tức bị trục xuất và chấm dứt hợp đồng lao động.
Không còn cách nào khác tôi buộc phải trở về Việt Nam, trên vai là một đống nợ nần. Bố mẹ tôi biết chuyện dù không la mắng, trách móc nhưng tôi biết họ rất đau khổ. Trong lúc tuyệt vọng tôi hận luôn cả đứa trẻ trong bụng mình. Trong đầu tôi liên tục nảy ra những suy nghĩ ác độc: "Hay là cứ giết chết nó. Nó là của nợ, là vết nhơ của đời mình. Hoặc sinh nó ra rồi đem bán lấy tiền trả nợ". Nhưng rồi tôi đã không có can đảm để thực hiện những toan tính đó. Nhất là khi đứa trẻ cứ dần lớn lên, tôi bắt đầu cảm nhận được sự hiện diện của con trong cơ thể mình.
Dù nó đến với tôi một cách cưỡng ép, không tự nhiên nhưng sợi dây mẫu tử luôn ở đó. Tôi bắt đầu bình tâm và suy nghĩ: Để xảy ra sự việc như thế một phần lỗi do mình. Ngược lại, đứa trẻ chỉ là một sinh linh vô tội, làm sao tôi có thể đối xử tàn nhẫn với nó. Sau bao lần đấu tranh tư tưởng, tôi đã vực lại tinh thần và quyết tâm nuôi con.
Trở thành mẹ đơn thân thật không dễ dàng, tôi rơi vào cảnh khó khăn bởi bầu bí không thể xin được việc làm ổn định. Thi thoảng, tôi lại phải chạy vạy vay mượn bạn bè thân thích một chút tiền để khám thai và duy trì đến lúc sinh nở. Nhưng đã hạ quyết tâm nên dù khó khăn thế nào tôi vẫn cố gắng vượt qua. Khi con trai được 3 tháng, một lần nữa tôi bứt ra khỏi gia đình đi kiếm việc làm. Tôi đem theo con, vừa bán hàng vừa chăm sóc.
Cuộc sống không chỉ diễn tả hết bằng hai từ "khổ cực" nhưng rất may trong hoàn cảnh hoạn nạn đó chúng tôi cũng gặp được những người tốt, sẵn sàng giúp đỡ mình. Giờ đây nhìn con trai hơn 2 tuổi, đã biết đố mẹ màu sắc, con vật, dạy mẹ hát bằng tiếng Anh, trong lòng tôi bỗng nhiên mềm lại. Thì ra từ lâu thằng bé hệt như một tấm bùa hộ mệnh, khiến tôi cảm thấy mình quan trọng và sống có ý nghĩa giữa cuộc đời.
Theo PNVN
Làm sao để trả đũa ông chồng 'máy bay' Mỗi khi cãi vã, giận nhau, anh Hoàn gọi vợ bằng "chị" và tự xưng bằng "em". Đàn ông rất... trẻ con Anh Hoàn ở phường 8, quận Tân Bình, lấy vợ hơn 2 tuổi. Lúc bình thường hai vợ chồng xưng hô bằng cách gọi tên nhau rất âu yếm. Lúc giận vợ, anh Hoàn gọi vợ bằng "cô" xưng "tôi". Còn...