Anh cho phép người lái xem truyền hình khi đang lái xe
Theo đề xuất mới nhất, lái xe tại Anh sẽ được phép xem truyền hình thông qua màn hình tích hợp trên xe trong quá trình xe tự vận hành.
Luật pháp tại Anh sẽ được cập nhật cùng với sự phát triển của công nghệ tự hành. Theo đề xuất mới nhất, lái xe tại Anh sẽ được phép xem truyền hình thông qua màn hình tích hợp trên xe trong quá trình xe tự vận hành.
Theo báo cáo của BBC, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, những phương tiện tự hành cấp độ cao đầu tiên sẽ được đưa vào sử dụng trong năm nay. Tuy nhiên, việc sử dụng điện thoại di động trong khi lái xe vẫn là bất hợp pháp, báo cáo cho biết thêm.
Anh cho phép người lái xem truyền hình khi đang lái xe
Đề xuất được bổ sung sau khi tham vấn cộng đồng và dự kiến những thay đổi sẽ bắt đầu có hiệu lực vào mùa hè này. Đây được xem là biện pháp tạm thời để hỗ trợ việc sớm áp dụng công nghệ. Một quy định đầy đủ đã được lên kế hoạch để thực hiện vào năm 2025.
Sửa đổi này đồng nghĩa với việc người sử dụng phương tiện tự lái sẽ không phải chịu trách nhiệm trong trường hợp va chạm, và thay vào đó, các công ty bảo hiểm sẽ chịu trách nhiệm cho các yêu cầu bồi thường trong nhiều trường hợp.
Video đang HOT
Theo Bộ giao thông, các công nghệ lái xe tự hành hiện có là hệ thống hỗ trợ, có nghĩa là người lái xe phải luôn kiểm soát được chiếc xe. Các cấp độ từ 0-2 bao gồm các hệ thống hỗ trợ lái xe, yêu cầu người lái phải liên tục giám sát các tính năng hỗ trợ của xe.
Cấp độ cơ bản nhất được xem là một phương tiện tự động là Cấp độ 3. Ở cấp độ này chiếc xe có thể tự hoạt động mà không cần con người can thiệp thường xuyên. Tuy nhiên, cấp độ này vẫn yêu cầu người lái xe phải kiểm soát lại xe khi hệ thống yêu cầu.
Công nghệ tự hành sẽ phổ biến trong tương lai.
Một ví dụ về hệ thống như vậy đang được tích hợp trên chiếc Honda Legend Hybrid EX tại thị trường Nhật Bản là Honda Sensing Elite. Một hệ thống khác là hệ thống hỗ trợ lái thử của Mercedes-Benz được công bố cùng với sự ra mắt của S-Class thế hệ W223, đã đáp ứng các yêu cầu pháp lý đối với cấp độ 3 ở Đức và đang được chuẩn bị để triển khai rộng rãi tại Mỹ vào cuối năm 2022.
Đối với Vương quốc Anh, việc cập nhật điều luật mới là “cột mốc quan trọng trong việc phổ cập phương tiện tự hành an toàn” và sẽ “cách mạng hóa cách chúng ta đi lại, giúp những hành trình trong tương lai trở nên xanh hơn, an toàn và đáng tin cậy hơn”.
Trong khi đó, tổ chức nghiên cứu an toàn Thatcham Research cho rằng việc tập trung vào trách nhiệm pháp lý của người lái xe là rất quan trọng. Lái xe cần lưu ý rằng họ phải tiếp tục sử dụng phương tiện và sẵn sàng tiếp tục lái xe bất cứ lúc nào.
Tuy nhiên nhiều người cho rằng những chiếc ô tô tự hành hứa hẹn một tương lai nơi các ca tử vong và thương tích trên đường được giảm thiểu đáng kể nhưng điều này cần một thời gian dài chuyển đổi, trong quá trình đó, người lái xe sẽ giữ phần lớn trách nhiệm về những gì xảy ra khi phương tiện đang được vận hành.
Những điều cần biết về hệ thống kiểm soát lực kéo TCS
Hệ thống kiểm soát lực kéo là một trong những tính năng an toàn quan trọng được trang bị trên hầu hết mọi dòng xe ô tô hiện nay.
Cấu tạo của hệ thống kiểm soát lực kéo
Hệ thống kiểm soát lực kéo TCS sử dụng chung các cảm biến tốc độ với hệ thống chống bó cứng phanh ABS, được lắp đặt trên bốn bánh xe nhằm theo dõi tốc độ của từng bánh trong quá trình vận hành. Tốc độ của các bánh xe sẽ được truyền đến bộ điều khiển điện tử ECU (trên một số dòng xe cao cấp, hệ thống kiểm soát lực kéo được trang bị một bộ điều khiển điện tử ECU riêng, gọi là ECU TCS).
ECU xử lý thông tin từ các cảm biến tốc độ trên bánh xe đồng thời giám sát tốc độ thực tế của ô tô và can thiệp vào hệ thống phanh, ga trong trường hợp có một hoặc nhiều bánh quay nhanh hơn các bánh còn lại. Việc này được thực hiện thông qua một dây cáp kết nối với van điều khiển lực kéo tự động (ATC).
Hệ thống kiểm soát lực kéo TCS sử dụng chung các cảm biến tốc độ với hệ thống chống bó cứng phanh ABS
Ngoài ra, hệ thống kiểm soát lực kéo còn bao gồm một số bộ phận từ các hệ thống an toàn khác cài đặt sẵn trên xe, cùng tham gia vào quá trình kiểm soát lực kéo như: bộ chấp hành phanh, cảm biến gia tốc, cảm biến độ lệch thân xe, các cảm biến và bộ chấp hành của hệ thống ga. Trong một số trường hợp nhất định, hệ thống này có thể được bật/tắt một cách dễ dàng thông qua công tắc điều khiển trên xe.
Nguyên lý hoạt động hệ thống kiểm soát lực kéo
Nguyên lý hệ thống kiểm soát lực kéo được thiết kế để theo dõi các bánh xe và liên tục phát tín hiệu đến hệ thống điều khiển ECU nhằm giám sát và tính toán tốc độ thực tế của từng bánh.
Nếu người lái thấy đèn kiểm soát nhấp nháy khi xe đang chạy, có nghĩa hệ thống đang hoạt động tích cực và ngăn chặn hiện tượng một hoặc nhiều bánh xe quay nhanh hơn gây mất ổn định. Tình trạng này thường xảy ra khi người lái đột ngột tăng tốc trong các khúc cua khiến bánh xe trượt dài theo phương ngang, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn.
Hệ thống kiểm soát lực kéo là một trong những tính năng an toàn quan trọng được trang bị trên hầu hết mọi dòng xe ô tô hiện nay
Trong trường hợp này, hệ thống kiểm soát lực kéo ô tô (thường được kết hợp với một bộ phận điều khiển khác, chẳng hạn như mô-đun ABS) nhận biết tình trạng tiếp xúc giữa mặt đường và bánh xe cũng như nhanh chóng phát hiện nếu một hoặc nhiều bánh xe quay nhanh hơn đáng kể so với các bánh còn lại.
Lúc này, tín hiệu sẽ được truyền đến ECU để phân bổ một lực phanh nhất định tới vị trí đó, đồng thời can thiệp vào hệ thống ga bằng cách tăng/giảm ga, hãm tia đánh lửa hoặc ngắt vòi phun nhiên liệu. Từ đó, lực momen xoắn từ động cơ truyền xuống vị trí tương ứng sẽ giảm đi, giúp xe lấy lại trạng thái ổn định và hạn chế hiện tượng trượt ngang ảnh hưởng đến an toàn của người lái.
Hệ thống kiểm soát lực kéo nên được bật thường xuyên để ngăn tình trạng mất kiểm soát, đảm bảo độ ổn định thân xe và độ bám đường của các bánh xe. Tuy nhiên, nếu xe đang di chuyển trên tuyết hoặc những cung đường lầy lội, chủ xe có thể tạm thời tắt hệ thống để ô tô hoạt động một cách mạnh mẽ hơn.
10 sự thật thú vị về ô tô Xe hơi đã quá quen thuộc với mọi người nhưng ít ai biết chiếc ô tô đầu tiên trên thế giới được phát triển cách đây 136 năm. 1. Chiếc ô tô đầu tiên trên thế giới (Ảnh: Getty Image) Chiếc ô tô đầu tiên trên thế giới được Carl Benz phát triển vào năm 1885. Tốc độ tối đa của nó là...