Ảnh: Chợ cá lớn nhất Hà Nội hoang vắng, tiểu thương nghỉ quá nửa vì COVID-19
Dưới tác động của đại dịch COVID-19, tình trạng vắng khách đã khiến rất nhiều tiểu thương tại chợ cá Yên Sở (Phường Yên sở, Quận Hoàng Mai) phải nghỉ dài hạn.
Từ xưa đến nay, khoảng thời gian 1 – 2h sáng thường là thời điểm “vàng” tại chợ cá Yên Sở. Cá tại chợ này sẽ được tiểu thương mang đi tiêu thụ khắp nơi trên địa bàn Hà Nội và các địa phương lân cận. Tuy nhiên, dịch bệnh COVID-19 đã khiến chợ cá này không còn cảnh nhộn nhịp hằng đêm nữa.
Thay vào đó là cảnh tượng im lìm, hoang vắng.
Nhiều cửa hàng giữa khu chợ cửa đóng then cài.
Anh Khu, một tiểu thương buôn bán cá nhiều năm tại đây chỉ những hàng cá đã đóng cửa chìm trong bóng đêm và nói: “Khi không có dịch bệnh thì giờ này ở đây tấp nập đông vui lắm”.
Những gian hàng im lìm.
Những chậu cá cỡ lớn, nhỏ nằm lăn lóc, rêu xanh phủ kín đáy chậu.
Không cá, không người bán cá, không khách mua.
Video đang HOT
Cả một dãy chợ dài hàng trăm mét chỉ còn vài hàng cá còn hoạt động. Anh Khu cho biết, có đến quá nửa những người buôn cá đã đóng cửa nghỉ dài hạn vì đại dịch COVID-19 khiến hàng quán ế ẩm kéo dài.
Theo anh Khu, trước thời điểm Hà Nội giãn cách xã hội, lượng cá bán ra đã bắt đầu giảm mạnh. Cho đến khi giãn cách thì giảm tiếp quá nửa. Rồi việc một số chợ đầu mối trên địa bàn Hà Nội bị phong tỏa làm lượng cá tiêu thụ chỉ còn 1/3. “Khi chợ đầu mối Long Biên bị phong tỏa, nhà tôi lập tức mất đi hơn chục khách quen hôm nào cũng mua hàng”, anh Khu nói.
Trong những ngày trước khi dịch bệnh, hàng cá của anh Khu bán ra khoảng 12 tấn cá mỗi đêm. Đến nay bữa nào khá lắm mới được khoảng 4 tấn.
Anh Khu (bên trái), đang bán hàng cho một khách mua cá. “Tầm này có khách là phải chốt thật nhanh, không là mất” , anh Khu hài hước chia sẻ.
Một tiểu thương khác tại chợ cá Yên Sở cho biết, hàng cá của anh hiện tại chỉ bán được khoảng 1,5 tấn cá mỗi đêm. Trong khi trước giãn cách, con số này là 3 – 4 tấn. Trước dịch, tiểu thương này còn mở thêm một hàng chuyên về cá giòn, nhưng quầy cá giòn cũng đã đóng cửa. Hiện nay, anh chỉ bán cá trắm, trôi, rô phi. Theo anh, cá ở chợ này đều có một mức giá chung giống nhau không hàng nào khác hàng nào.
Cá trắm hiện có giá 50.000 đồng/kg đối với loại khoảng 4kg mỗi con. Loại bé hơn thì khoảng 45.000 – 48.000 đồng/kg. Trong khi cá rô phi giá 25.000 – 33.000 đồng/kg; cá chép giá 40.000 – 45.000 đồng/kg tuỳ thuộc vào kích thước.*
Giống như anh Khu,, tiểu thương này cũng chỉ vào những hàng cá đóng cửa im lìm vì không có khách. Anh cho biết, nếu bán cá ở nhợ này mà không có khách quen, khách nhà hàng ở nhiều tỉnh thành khác nhau thì chỉ có nước đóng cửa.
Hầu hết những hàng cá đóng cửa là những hàng cá không có mối quen, không có khách nhà hàng. Đến nay dịch bệnh, giãn cách xã hội vắng khách quá buộc phải đóng cửa.
Khách hàng, tiểu thương đang chọn cá được chuyển đến từ những tỉnh lân cận Hà Nội bằng ô tô.
Tại chợ cá Yên Sở, hoạt động xuống cá từ xe tải vốn rất nhộn nhịp, xô bồ hằng đêm nhưng vì dịch bệnh nên nay cũng tiêu điều, thầm lặng hơn trước.
Tiểu thương lựa chọn, phân loại cá sau khi nhập từ lái buôn xe tải.
Covid 24h: Hà Nội phong tỏa chợ Long Biên, TP HCM hơn 1.000 F0 nặng
Hà Nội phong tỏa chợ đầu mối Long Biên với 1.200 hộ kinh doanh; TP HCM có 1.026 F0 nặng đang thở máy, 15 người phải can thiệp ECMO.
Ngày 3/8, Việt Nam ghi nhận 8.377 ca nhiễm Covid-19 cộng đồng tại 46 tỉnh, thành. Số ca nhiễm chủ yếu tại TP HCM (4.171), Bình Dương (1.606), Long An (566), Đồng Nai (364), Tây Ninh (298), Khánh Hòa (189), Đồng Tháp (141), Cần Thơ (120), Bến Tre (98), Hà Nội (98)... Trong đó, 6.807 ca được phát hiện ở khu cách ly hoặc khu phong tỏa; 1.570 ca đang điều tra dịch tễ. Số ca nhiễm hôm qua tại TP HCM và Hà Nội đều giảm so với ngày trước đó.
Tại Hà Nội , chợ đầu mối Long Biên với 1.200 hộ kinh doanh bị phong tỏa từ chiều 3/8, do phát hiện ca F0 (trú ngõ 187 Hồng Hà) đến giao hàng cho một số tiểu thương. Chính quyền phường Phúc Xá phát thông báo khẩn, tìm người đến ngõ 187 Hồng Hà và chợ Long Biên từ ngày 18/7 đến 3/8. Những người đã đến hai địa điểm trên được khuyến cáo tự cách ly y tế tại nhà và liên hệ ngay với cơ quan y tế quận hoặc CDC Hà Nội.
Chính quyền đã lấy mẫu xét nghiệm 150 tiểu thương và nhân viên Ban quản lý chợ; các hộ khác được thông báo khai báo y tế tại địa phương.
Long Biên là chợ đầu mối thứ tư của Hà Nội bị phong tỏa do liên quan các ca nhiễm nCoV. Trước đó, chợ đầu mối phía Nam (quận Hoàng Mai), chợ đầu mối Phùng Khoang (Nam Từ Liêm), chợ Minh Khai (Bắc Từ Liêm) đã lần lượt bị phong tỏa.
Những ngày qua, Hà Nội liên tiếp phát hiện ca lây nhiễm cộng đồng tại các khu vực nhiều nguy cơ như chợ đầu mối, công ty cung cấp thực phẩm...
Chợ đầu mối Long Biên, Hà Nội bị phong tỏa, chiều 3/8. Ảnh: Tất Định
TP HCM đang có 1.026 bệnh nhân nặng thở máy và 15 người phải can thiệp ECMO tại các bệnh viện điều trị Covid-19.
Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM, lượng bệnh nhân nặng, nguy kịch này nằm trong tổng số 33.474 F0 đang điều trị. Trong ngày 1/8, thành phố ghi nhận thêm 170 trường hợp tử vong.
Thành phố hiện có 3 đơn vị hồi sức lớn là Bệnh viện Hồi sức Covid-19, Chợ Rẫy và Bệnh Nhiệt đới. Bộ Y tế đang thiết lập nhiều trung tâm hồi sức bệnh nhân nguy kịch tại TP HCM do các bệnh viện lớn tuyến trung ương như Bạch Mai, Việt Đức, Trung ương Huế phụ trách. Mục tiêu lớn nhất là giảm số người nhiễm Covid-19 tử vong.
Phó bí thư Thành ủy TP HCM Phan Văn Mãi nhìn nhận thành phố đang tăng cường nhân lực, trang thiết bị, nhưng khâu tiếp nhận, điều trị bệnh nhân Covid-19 "vẫn đang quá tải". "Việc điều trị bệnh nhân nặng, tử vong là vấn đề của thành phố hiện nay", ông Mãi nói.
Khi chuyển chiến lược sang tập trung công tác điều trị, thành phố đã khẩn trương tăng cường cơ sở vật chất, nhân lực, trang thiết bị, thuốc... để điều trị theo mô hình tháp 5 tầng. Nhiều bệnh viện quận, huyện đã "tách đôi", tăng năng lực điều trị, cấp cứu F0 lên 100%.
"Thành phố chưa có thống kê đầy đủ để có thể nhận định cuối. Tuy nhiên, theo quan sát và phân tích, khâu tiếp nhận, xử lý ở tầng 3 trong tháp 5 tầng điều trị đang gặp nhiều khó khăn do hạn chế cơ sở vật chất, đội ngũ, thiết bị. Thành phố sẽ tập trung khắc phục", ông Mãi nói về số F0 tử vong.
Nhân viên y tế điều trị các bệnh nhân nặng, nguy kịch tại Bệnh viện Hồi sức Covid-19, TP Thủ Đức, TP HCM. Ảnh: Thành Nguyễn
Về phân bổ vaccine , tối 3/8, Bộ Y tế cho biết đã chuyển hơn 600.000 liều vaccine Astra Zeneca cho TP HCM và hơn 400.000 liều cho Hà Nội.
Số vaccine này thuộc tổng số hơn một triệu liều Việt Nam vừa tiếp nhận. Trong đó, 659.500 liều mua từ Astra Zeneca thông qua Công ty VNVC, dành cho TP HCM; 414.880 liều do Chính phủ Anh viện trợ dành cho Hà Nội.
Bộ Y tế cũng điều chỉnh kế hoạch phân bổ vaccine Covid-19 đợt 16, theo đó TP HCM tăng 319.000 liều và Hà Nội tăng 284.000 liều.
Đến nay, TP HCM là địa phương nhận nhiều vaccine nhất với hơn 4 triệu liều; Hà Nội nhận gần 3 triệu liều.
Trong khi đó, ông Dương Anh Đức, Phó chủ tịch UBND TP HCM cho biết, một triệu liều Vaccine Vero Cell của hãng Sinopharm vừa nhận đang được kiểm định nên chưa tiêm ở đợt 6. Nếu quá trình kiểm định đạt chất lượng, thành phố sẽ sử dụng như các đợt tiêm vaccine khác.
"Hiện việc tiêm vaccine là tự nguyện và miễn phí, ai đồng ý mới thực hiện. Các vaccine phải được WHO và Việt Nam cấp phép sử dụng khẩn cấp", ông Đức nói.
Tại Quảng Ninh, ông Nguyễn Minh Tuấn, Phó giám đốc Sở Y tế cho biết, đến giữa tháng 8 sẽ tiêm hết 176.200 liều vaccine SinoPharm. Theo đó, cư dân biên giới 16 xã phường TP Móng Cái, huyện Bình Liêu, huyện Hải Hà sẽ được tiêm đủ mũi hai vaccine SinoPharm.
Những trường hợp được tiêm vaccine ở đây gồm: Cư dân biên giới 16 xã phường của TP Móng Cái, huyện Bình Liêu, huyện Hải Hà; chuyên gia và người lao động Trung Quốc trên địa bàn tỉnh; du học sinh và những người có kế hoạch đi học, làm việc tại Trung Quốc; người lao động tại các khu công nghiệp, doanh nghiệp có vốn đầu tư của Trung Quốc; người lao động tại một số lĩnh vực, địa bàn trọng điểm có nguy cơ cao...
Hà Nội: Xét nghiệm cho hàng trăm tiểu thương bán hải sản tại chợ đầu mối Long Biên Chính quyền đã cho phong tỏa khu vực kinh doanh hải sản tại chợ đầu mối Long Biên (Hà Nội) để phục vụ truy vết, lấy mẫu xét nghiệm cho các tiểu thương, sau khi ghi nhận 1 người thường xuyên đến đây mắc Covid-19. Tối 1.8, Trung tân Y tế Q.Ba Đình đã lấy mẫu xét nghiệm cho hàng trăm tiểu thương,...