Anh chỉ nói yêu khi hai đứa cùng “chung chăn”
Anh và em đã đi quá giới hạn, em biết điều đó là sai nhưng không hiểu sao vẫn dại khờ lao vào những cuộc vui cùng anh.
Em năm nay tròn 21, số tuổi cũng lưng chừng với cuộc sống, đủ để hiểu nhiều về cuộc sống như thế nào để rút ra bài học cho bản thân nhưng sao chuyện tình cảm em không thể rút ra bài học mà cứ tự rút dao đâm mình. Chưa bao giờ em nghĩ mình lại lăng nhăng đến như vậy.
Một năm thôi mà sao em có thể quen đến ba người nhưng chỉ có hai người em coi đó là tình cảm còn người còn lại chắc có lẽ là thương hại. Đôi lúc em cũng chẳng biết ai là người thương mình hay đáng để mình thương. Em cũng không thể tin được ai vì em còn chưa tin em nữa mà.
Nhưng thật sự trái tim em mách bảo là chỉ muốn gần bên một người mà cả hai đều nghĩ chẳng bao giờ là của nhau. Thỉnh thoảng chúng em cũng đi quá mức, em vẫn biết đó là sai nhưng sao lại ngu ngốc đâm đầu vào. Rồi em toàn suy nghĩ tiêu cực, tự buồn, tự trách bản thân. Muốn đứng trước mặt anh hỏi một câu duy nhất: “Anh chỉ yêu em khi chúng mình đắm cùng chăn và làm loạn thôi đúng không?”. Nhưng cổ họng chẳng cho phép phát ra âm.
Em quá ngây thơ và bên cạnh anh rất dại khờ đúng không anh? Hay em là một người con gái không xứng bên anh. Em muốn có một kết thúc chuyện của hai đứa nhưng tim vẫn còn hình bóng anh và tay cứ kéo anh lại.
Theo VNE
Một sợi dây chuyền mặt ngọc
Thưa chú, việc chị Nga mất dây chuyền, không có bằng chứng cụ thể. Con nghĩ: Cả gia đình ta không phải phiền lòng chú ạ.
Video đang HOT
Cô hộ sinh khẽ hôn vào đôi má tròn trịa, nhỏ xíu của bé gái sơ sinh, quấn tròn trong tấm vải mới thơm tho, rồi trao vào tay Nga dặn dò: "Chị cho bé ăn chút sữa hộp. Hãy để cho mẹ bé nghỉ ngơi, cô ấy còn mệt, sinh con đầu lòng mà tới 3,5kg kia mà".
Cơn đau đã dịu dần, mệt mỏi rã rời, Nhị có cảm giác chơi vơi giữa buồn và vui, cảm động, sám hồi lẫn lộn. Như linh hồn một kẻ chứng kiến đồng loại chở thi hài mình, hạ huyệt xuống lòng đất. Lòng đất muôn đời, sinh sản hạt gạo trắng thơm, nuôi hết thẩy chúng sinh. Lòng đất lại tiếp nhận, ôm những xác chết vào lòng. Kẻ chết đã từng vô ơn, bạc nghĩa, dồn những thứ phế thải xuống đất. Con người bưng bát cơm thơm, có biết ơn đất mấy khi? Đáng tiếc cho những kẻ tìm đến lương tâm, sau khi đã ngàn lần phạm tội, mà không còn cơ hội chuộc lại.
Nhị là bạn thân của Nga, cùng công tác ở một cơ quan xuất nhập khẩu. Hiếu - anh ruột của Nhị, mang lòng yêu Nga rồi Nga trở thành chị dâu của Nhị. Những ngày nghỉ, vợ chồng Hiếu chở nhau đi chơi, Nhị thấy hình như bị anh ruột lơ là, không được chăm sóc yêu thương như trước. Trong họ, ngoài làng lại tấm tắc khen ngợi Nga xinh đẹp, nết na, khen vợ chồng Hiếu hạnh phúc. Nhị giận hờn anh trai, không hiểu mình vô lý. Nhị thù ghét, vì Nga có nhan sắc, làm anh mình mê muội mất phương hướng. Cô giận ông Trời không phú cho cô sắc đẹp bằng Nga. Dù Nhị mang guốc đến 15cm, dùng mỹ phẩm cao cấp thì vẫn không có được dáng dấp và cốt cách như chị dâu. Bí quyết hạnh phúc của phụ nữ, Nhị tin tưởng là nhan sắc. Nhị căm cái bóng đèn cao áp, làm mờ đi ngọn đèn dầu leo lét biết chừng nào! Nhị vừa ngứa mắt vừa khao khát sợi dây chuyền mặt ngọc trên cái cổ trắng ngần, cao ba ngấn của Nga. Đã nhiều lần, Nga ngủ trưa, khi vắng Hiếu, Nhị toàn dở trò "đạo chích" nhưng không thành. Hiểu được tâm địa của "giặc bên Ngô", Nga gói sợi dây chuyền vào trong nhiều lớp túi nilon, rồi hơ lửa, vo tròn như một trái táo. Vào một đêm mưa phùn, Nga lẹ làng, chôn xuống gốc cây si ngoài cổng.
Nhị xấu hổ vô cùng. Cô muốn đi lấy chồng để lánh mặt chị dâu (Ảnh minh họa)
Một tháng, sau khi Nga vào Long Khánh thăm mẹ. Trở về, cô hoảng hốt, cây si duyên dáng, rủ từng sợi rễ yêu kiều, lả lướt ngoài cổng không còn nữa. Xí nghiệp cơ khí đã bồi thường diện tích đất, và giá thành cây si, để mở rộng con đường nhựa. Người đào gốc cây si, lại chính là ông Luân - chú ruột của Hiếu. Vợ chồng Nga gặp riêng chú Luận, nhỏ nhẹ thưa chuyện sợi dây chuyền vùi dưới gốc si. Lòng tự trọng của người chú bị xúc phạm nặng nề. Buổi họp mặt với bà Mai, mẹ Hiếu và gia đình, chú Luận nói:
- Sợi dây chuyền của cháu Nga bị mất. Chỉ có một người cất giữ, mà chú là người nghĩ ngợi nhiều nhất. Trước vong linh bác Cả, chú đề nghị cả gia đình mình, cùng đến Đền Giải Oan, xin thần linh phán xử. Vì 4 người, trong số 5 thành viên của gia đình ta, ít nhiều mắc tiếng oan. Xin bác gái cùng các cháu đồng ý với chú.
Nhị hăm hở:
- Thưa chú, việc chị Nga mất dây chuyền, không có bằng chứng cụ thể. Con nghĩ: Cả gia đình ta không phải phiền lòng chú ạ.
- Nếu nói như cháu, thì cũng chỉ có một người không thành thật. Chúng ta cũng cần kêu lên cửa Thánh, xin giải oan cho 4 người được minh bạch.
Bà Mai, mẹ của Hiếu thở dài lên tiếng:
- Xin chú thư cho một tuần, tôi kêu gọi sự thành tâm của các cháu. Dù là ai đó giữ sợi dây chuyền, hãy đưa cho tôi là mọi việc êm đẹp. Đền Giải Oan ở làng mình, từ xưa linh lắm. Ai có tội mà dám thề gian trước bát hương đều bị phạt nhãn tiền. Ai trong nhà này bị phạt thì chị cũng đau lòng.
Mấy đêm liền, Nhị bị lương tâm hành hạ. Cứ chợp mắt là cô gặp ác mộng: Thấy một đoàn quỷ dữ, mặt mũi đen sì, mắt rực đỏ lòm như cục lửa, hiện lên, đọc thánh chỉ có câu: "Vào giờ Mậu Tí ngày Bính Tí, tháng Ất Dậu, năm Kỷ Sửu, tội đồ Nguyễn Thị Nhị đã theo dõi chị dâu là Phạm Thị Hồng Nga, cất giấu sợi dây chuyền 3 đồng cân vàng 999, có mặt ngọc nặng 1 đồng cân dưới gốc cây si, hướng mặt trời mọc. Sang giờ Kỷ Sửu cùng ngày, thị Nhị đã đào lên, lấy cắp vật nữ trang nói trên rồi giấu vào góc hòm quần áo. Thổ địa đã chứng giám...". Đoàn quỷ đằng đằng sát khí ép cô vào chuồng cọp. Nhị thét lên, tỉnh dậy vẫn chưa hết kinh hoàng. Mồ hôi vã ra như tắm, Nhị thức đến sáng mà vẫn chưa hết sợ.
Ánh mắt cô ngoan ngoãn, dễ thương, như đứa trẻ có lỗi, được tình yêu thương của mẹ hiền cảm hóa (Ảnh minh họa)
Mấy ngày sau, ông Luận, bà Mai cùng gia đình họp mặt. Ông Luận vui mừng tuyên bố: "Cháu Nhị thấy chị Nga dại dột, lấy báu vật trong hòm, chôn giấu gần mặt đường, nên đã cất giữ hộ. Sợi dây chuyền được hoàn lại cho chị Nga. Chú thay mặt gia đình, cảm ơn sự thành tâm của cháu Nhị. Yêu cầu gia đình ta giữ kín sự việc nói trên, đồng thời bãi bỏ việc lên Đền Giải Oan" .
Nhị xấu hổ vô cùng. Cô muốn đi lấy chồng để lánh mặt chị dâu. May ra cô cũng có được diễm phúc, được chồng yêu chiều như Nga.
Kết quả cuộc đi tìm vận may của Nhị là cái bào thai đã gần 4 tháng! Trần Diên - gã tình nhân của Nhị - làm nghề buôn bán rắn, bìm bịp, tắc kè... đã trốn biệt về quê để lại cho cô một khối tình oan nghiệt. Bà Mai cực lực phản đối việc Nhị sẽ sinh con ở nhà, vì bà muốn giữ gìn danh dự gia đình.
Nhị bị thất tình, mang tội bất hiếu, làm nhục gia phong. Thân thể và tinh thần của cô đều không nơi ẩn náu. Nga đã vui lòng dẫn Nhị vào Long Khánh gặp bà Tâm, mẹ của Nga, bà đồng ý cho Nhị tá túc ở nhà bà. Sau khi mẹ tròn, con vuông, bà chấp nhận nuôi cháu bé, nếu khi nào Nhị có điều kiện thuận tiện thì đón con về. Bằng không bà sẽ cưu mang cháu đến trưởng thành. Bà nói với Nhị: "Phật ngôn dạy: Cứu nhất nhân đắc kỳ vạn phúc, huống chi tình nghĩa hai nhà như một".
Cánh cửa phòng khe khẽ mở, ánh sáng ấm áp lồng bóng Nga, ùa vào phòng, Nga nâng Nhị ngồi dậy, dịu dàng:
- Em ráng dậy ăn tô cháo cho khỏe. Chị em mình nói khẽ, đừng làm động giấc ngủ em bé, nó đang ngủ ngoan lắm. Em đừng nghĩ ngợi nhiều mà sinh bệnh, Chị còn ở đây chăm sóc em.
Nhị im lặng nhìn chị. Ánh mắt cô ngoan ngoãn, dễ thương, như đứa trẻ có lỗi, được tình yêu thương của mẹ hiền cảm hóa.
Theo VNE
Mình phải xa nhau thật sao anh? Anh yêu à! Anh có biết là giờ em nhớ anh nhiều lắm không? Em nhớ những lúc mình bên nhau, nhưng lúc nắm tay anh, những lúc ôm anh... Anh là tình yêu đầu tiên của em, mối tình đầu của em. Anh cho em biết thế nào là tình yêu, thế nào là chờ đợi một người và có một người...