Ảnh chế ‘tâm tư của cậu Vàng’ khi bị ‘biến thành’ giống Shiba Inu
Thông tin nhân vật vào vai “cậu Vàng” trong bộ phim cùng tên là chú chó giống Shiba Inu thuần chủng của Nhật Bản khiến không ít người bất ngờ.
Ngày 25/8, thông tin từ đoàn làm phim Cậu Vàng cho hay “diễn viên” nhận vai “cậu Vàng” của Lão Hạc sẽ là chú chó Shiba Inu. Điều này khiến khán giả cũng như những người yêu mến tác phẩm truyện ngắn của cố nhà văn Nam Cao bất ngờ. Ảnh: Đoàn làm phim Cậu Vàng.
Trên các diễn đàn, dân mạng chia thành nhiều luồng quan điểm tranh luận về việc nên hay không nên để một chú chó thuộc giống của nước ngoài đóng “cậu Vàng” – vốn là một chú chó ta. “Diễn viên” trong bộ phim này cũng nhanh chóng trở thành đề tài chế ảnh đầy hài hước. Ảnh: Vàng Xám Comic.
Đa số ý kiến cho rằng chú chó trong truyện Lão Hạc là chó ta, để một chú chó thuộc giống khác “vào vai” là không phù hợp. “Đóng phim phỏng theo tác phẩm cận đại Việt Nam mà đi để giống chó nước ngoài đóng vai một con chó bản địa. Như vậy phải sính ngoại chứ là gì?”, tài khoản Mei Luo bình luận. Ảnh: Top Troll.
Dân mạng cho rằng đã làm một bộ phim liên quan đến lịch sử thì đoàn làm phim cũng nên chọn nhân vật “có tâm” hơn. Ảnh: Top Comments.
Nhưng những người thuộc “team yêu chó” lại tỏ ra khá thoải mái và vui vẻ trước hình ảnh chú chó Shiba khá đáng yêu sẽ thủ vai “cậu Vàng”. Ảnh: FB.
Nhiều dân mạng còn đoán rằng chắc hẳn “cậu Vàng” trong nguyên tác đang thấy tủi thân. Ảnh: Vàng Xám Comic.
Video đang HOT
Tuy nhiên, dù tranh luận thế nào, những người tôn trọng lịch sử và tác phẩm văn học của Nam Cao vẫn cảm thấy “không phục”. Ảnh: Phiếu bé ngoan.
Theo Zing
Ai đời lựa vai cho"Cậu Vàng" là chú chó Nhật, hội yêu văn học phẫn nộ: "Tại sao lại là shiba?"
Diễn viên chính của dự án "Cậu Vàng" hóa ra lại là một chú chó Nhật đã khiến khá nhiều khán giả bất bình.
Ngày 24/08, kết quả của buổi tuyển chọn "diễn viên" vào dự án chuyển thể tác phẩm văn học Lão Hạc của nhà văn Nam Cao đã được công bố. Diễn viên chính thức vào vai Cậu Vàngsẽ là một chú chó... Shiba, có nguồn gốc từ nước Nhật. Kết quả này đã gây ra khá nhiều ý kiến bất bình từ phía khán giả. Đại đa số người xem đều cho rằng, khá vô lý khi sử dụng một chú chó xuất sứ Nhật Bản vào một phim Việt, nói về bối cảnh Việt Nam thời đói khổ.
Theo thông tin nhà sản xuất dự án Cậu Vàng đưa ra, diễn viên cuối cùng được chọn vào nhân vật chính cho phim chính là một chú Shiba Inu. Giống chó này mang đặc điểm là... màu vàng, và khá đáng yêu, thông minh và trung thành. Từng có một tác phẩm điện ảnh Nhật Bản, mang tên Hachiko ca ngợi lòng trung thành tuyệt đối của giống chó đáng yêu này.
Một chú... Corgi cũng tham gia tuyển chọn?
Thế nhưng, có vẻ như quốc khuyển của Nhật Bản không thích hợp để xuất hiện trong giai đoạn kháng chiến của nước ta cho lắm. Một ý kiến khán giả cho rằng, chó chú Shiba này quá... mập. Đặt vào bối cảnh năm 1946, khi câu chuyện về Lão Hạc đang diễn ra, con người còn không có cơm mà ăn, thế mà chú chó Shiba này lại tung tăng chạy nhảy, với gương mặt hồn nhiên và khá là... mập thì không đúng chút nào.
Khán giả này cho rằng chú chó tại buổi thử vai quá... béo.
Đồng thời, rất nhiều bình luận của cư dân mạng đã chỉ ra rằng Việt Nam cũng có giống chó cỏ cực kỳ thông minh, đáng yêu. Ở miền núi Tây Bắc thì có giống chó H'mông cụt đuôi cũng rất thông minh, gương mặt sáng sủa và trên hết là vẻ bề ngoài dân dã, rất phù hợp để vào vai cậu Vàng. Ở các tỉnh thì có loại chó cỏ, vừa thông minh, bền sức lại có vóc dáng thon gọn, gầy gò giống với bối cảnh xã hội trong phim. Tại sao các nhà sản xuất phim lại không chọn? Mà lại chọn một giống chó hoàn toàn không liên quan đến bối cảnh?
Giống chó cỏ Việt Nam hoặc chó cụp đuôi Tây Bắc cũng rất thích hợp kia mà?
Một số khán giả còn tinh ý chỉ ra rằng, với giá thành khá cao của loài chó Shiba thì chỉ cần bán cậu Vàng đi, là lão Hạc đã trở thành người... giàu nhất xóm luôn rồi. Vậy là tiêu tùng nửa sau của tác phẩm văn học, khi mà lão Hạc cuối phim phải tự vẫn bằng bả chó. Vì lão thà chết vì cái nghèo, cái đói chứ không muốn bị dục vọng làm biến chất, trở thành con người mà lão cực kỳ căm ghét, Binh Tư. Đừng biện hộ bằng vấn đề thời giá, dù sao thì Shiba cũng là quốc khuyển, hẳn sẽ không có chuyện người Nhật chịu "hạ giá" giống chó tượng trưng cho lòng tự hào của họ đâu.
Khán giả chỉ ra rằng bán cậu Vàng xong, lão Hạc sẽ trở thành người giàu nhất xóm. Vì giá thành của Shiba inu rất cao.
Một khán giả khác còn châm biếm: "Sao không cast luôn con Husky vào?".
Thực chất, những khán giả tinh ý của chúng ta đã nhìn thấy một rắc rối khá sâu xa. Nhưng có lẽ không ai muốn nói thẳng ra vấn đề. Đó là chuyện Lão Hạc của tác giả Nam Cao lấy bối cảnh năm 1946, khi đó nước ta - bên lề chiến tranh thế giới thứ II - đang lâm vào một nạn đói khủng khiếp. Đồng thời, đế quốc Nhật Bản cũng mang quân tấn công nước ta và chính thức chiếm đóng từ tháng 3/1945. Vậy, đế quốc Nhật Bản (lúc bấy giờ thuộc phe Trục) chính là nguyên do đã gây ra tình trạng khốn cùng của lão Hạc và hàng vạn người dân miền Bắc.
Việc chọn quốc khuyển Nhật Bản đóng vai chính cho tác phẩm văn học lấy bối cảnh xã hội như trên tạo ra một mâu thuẫn khổng lồ. Lão Hạc thành ra lại yêu mến và bịn rịn một chú chó có nguồn gốc từ chính quốc gia đang xâm lược Tổ quốc mình? Hơi sai!.
Những "đối thủ" khác của chú Shiba.
"Diễn viên chính" của dự án Cậu Vàng đang thử vai.
Nhìn từ khía cạnh nào cũng thấy chú Shiba inu trở thành cậu Vàng có vẻ không ổn. Mặc dù là chú rất thông minh và đáng yêu, nhưng thực ra những giống chó nội địa Việt Nam cũng có thể đáp ứng những yêu cầu quay phim. Chưa kể chúng còn rất bền sức. Nếu các nhà làm phim muốn phóng tác chi tiết tác phẩm lão Hạc, thì nhiệm vụ của cậu Vàng khá đơn giản vì chú chó không phải là tâm điểm chính. Chỉ cần "khuyển diễn viên" biết nghe lời là được.
Nhưng nếu các nhà làm phim muốn tập trung xoay quanh câu chuyện của chú chó Vàng, giống như phiên bản Việt của Hachiko, thì lại khác.
Theo Helino
Bộ ảnh kỷ yếu độc nhất vô nhị của Teen Buôn Ma Thuột: Hóa thân thành các nhân vật trong tác phẩm văn học Tập thể lớp 12A2, trường THPT Buôn Ma Thuột đã có bộ ảnh kỷ yếu ấn tượng, đẹp tựa poster phim khi tái hiện các tác phẩm văn học như Tấm Cám, Truyện Kiều, Chí Phèo, Lão Hạc, Vợ chồng A Phủ, Vợ Nhặt. Đối với các bạn học sinh cuối cấp, ảnh kỷ yếu được xem như một cuốn băng ghi lại...