Ảnh: Cháy rừng tồi tệ ở Indonesia gây loang khói bụi mù mịt
Mù khô và mây khói do cháy rừng từ Indonesia đã ảnh hưởng nặng nề tới các quốc gia như Việt Nam, Malaysia, Singapore, Thái Lan.
Hình ảnh khói lan ra các vụ cháy rừng chụp qua vệ tinh của NASA
Vệ tinh NASA đã phát hiện hơn 117.000 điểm cháy rừng ở Indonesia trong năm nay dựa trên dữ liệu cháy rừng toàn cầu. Hầu hết các vụ cháy rừng xảy ra là do con người cố tình đốt rừng làm nương rẫy. Vụ việc đã kéo dài trong nhiều tháng nay và hàng ngàn hecta rừng đã bị thiêu trụi.
Hầu hết các đám cháy diễn ra ở đảo Sumatra và đảo Kalimantan. Khói, mù khô và mây khói đã ảnh hưởng rất nặng nề tới các quốc gia láng giềng như Malaysia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Ở Sài Gòn ghi nhận hiện tượng mù khô kéo dài liên tiếp nhiều ngày gây ảnh hưởng tới sức khỏe người dân. Nhiều chuyến bay trong khu vực cũng phải tạm hoãn vì tầm nhìn cản trở xuống dưới 50m.
Ảnh vệ tinh các vụ cháy nhỏ đang diên ra ở Indonesia
Hiện tượng sương mù và mù khô ở đảo Kalimantan đo được là 1.986 theo thang đánh giá ô nhiễm được cơ quan khí tượng học Indonesia công bố. Con số trên mức 350 được coi là nguy hiểm. Các nhà bảo vệ môi trường nói rằng cháy rừng ảnh hưởng tới 1/3 số lượng đười ươi đang sinh sống ở quốc đảo này.
Video đang HOT
Người đàn ông đang cố gắng dập lửa
Thảm cảnh sau vụ cháy rừng
Ô nhiễm không khí ảnh hưởng tới sức khỏe người dân
Tầm nhìn khi tham gia giao thông cũng bị ảnh hưởng
Indonesia bỗng hóa “thành phố mù sương”
Mù khô che mờ các tòa nhà cao tầng ở TP.HCM. Ảnh chụp lúc 16h ngày 6.10.
Đám cháy từ các bãi lầy chứa than bùn sản sinh ra lượng khí CO2, methane gấp 10 lần so với cháy ở mặt đất. Năm 1997, một vụ cháy tại Indonesia ước tính sinh ra từ 13-40% lượng khí phát thải CO2 toàn cầu năm đó. Cơ quan NASA cảnh báo nếu không được kiểm soát, cháy rừng năm nay còn nghiêm trọng hơn rất nhiều.
Bụi từ mù khô là bụi mịn PM2.5, rất dễ đi vào phổi. Nếu hít bụi này sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe bởi trong đó chứa nhiều chất ô nhiễm. Ngoài những chất vô cơ, trong bụi PM2.5 còn có những chất hữu cơ độc hại gây ung thư.
Theo_24h
Indonesia: Cháy rừng trở thành vấn đề nghiêm trọng cấp quốc gia
Phó Tổng thống Indonesia cho biết chính phủ đang xem xét ban bố tình trạng khẩn cấp do các đám cháy âm ỉ trên các quần đảo của nước này trong nhiều tuần qua, tạo ra sương mù phủ kín khu vực Đông Nam Á.
Vụ cháy rừng gần khu vực đất than bùn ở vùng ngoại ô Palembang đảo Sumatra, Indonesia (Ảnh: Reuters)
Chính phủ sẽ tăng cường nỗ lực để khống chế các đám cháy đã gây nên mức độ ô nhiễm tăng vọt trên toàn khu vực, đồng thời đóng cửa các trường học cũng như tiến hành hủy các chuyến bay", Phó Tổng thống tiếp lời. "Vấn đề giờ đây đã trở nên quá nghiêm trọng." Ông cũng cho hay Tổng thống Joko Widodo dự kiến sẽ ban bố quyết định về tình trạng khẩn cấp sau khi ngài trở về từ Mĩ.
Tuyên bố của ông Kalla được đưa ra chỉ một ngày sau khi Tổng thống Widodo tuyên bố rút ngắn chuyến thăm chính thức đầu tiên của ông đến Mĩ để trực tiếp đến các khu vực bị ảnh hưởng bởi khói bụi.
Những đám cháy, thường gây ra bởi các công ty trồng rừng và các doanh nghiệp sản xuất nhỏ, vẫn chưa có dấu hiệu bị dập tắt sau nhiều tuần liền. Gần đây, chúng đã lan sang nhiều nơi như Papua do các hiện tượng thời tiết El Nino kéo dài mùa khô và gây trở ngại cho những nỗ lực chữa cháy.
Trợ lý Phó tổng thống, ông Wijayanto Samirin, cho biết việc ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia về vấn đề cháy rừng sẽ tạo điều kiện cho chính phủ đẩy nhanh quá trình lắp đặt những thiết bị chữa cháy nước ngoài cần thiết.
Nhưng cũng có những lo ngại rằng các doanh nghiệp có thể sẽ lợi dụng hành động của chính phủ để tuyên bố bất khả kháng về chương trình khuyến mại trong các lĩnh vực khác nhau, từ dầu cọ đến ngân hàng.
Singapore bị bao phủ bởi khói bụi do ảnh hưởng cháy rừng từ Indonesia (Ảnh: Reuters)
Phó Tổng thống Kalla cho biết khoảng 40 triệu người dân Indonesia thuộc 5 tỉnh đã bị ảnh hưởng bởi khói bụi. Cơ quan thảm họa quốc gia cũng thông tin thêm rằng vào cuối hôm 26/10, khói mù đã bắt đầu lan rộng về phía Nam đến đảo Java, nơi cư trú của hơn nửa số dân cả nước. Các tàu chiến đã được triển khai để sơ tán trẻ sơ sinh và những người dân dễ bị ảnh hưởng tránh xa khu vực khói bụi.
Việc sơ tán sẽ được coi phương sách cuối cùng nếu chính quyền không thể chăm sóc cho những người bị bệnh đường hô hấp.
Lần ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia trước đó của Indonesia là khi sóng thần Ấn Độ Dương giết chết hơn 100.000 người vào năm 2004.
MAI HOA (theo Channel News Asia)
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Tổng thống Indonesia rút ngắn chuyến công du Mỹ Tổng thống Indonesia sẽ quay về nước dù chưa kết thúc chuyến công du nước Mỹ để đối phó với cuộc khủng hoảng khói mù do đốt rừng đang hoành hành nước này. Tổng thống Indonesia rút ngắn chuyến công du nước Mỹ để về nước giải quyết tình trạng khói mù do đ61t rừng gây ra - Ảnh: Reuters Jakarta Post ngày...