Anh chàng gây bão mạng khi chia sẻ về thị trấn 1 năm có 3 tháng chìm trong bóng tối, người dân tự làm mặt trời riêng
Mặt trời nhân tạo trông xa cũng rất ra gì và này nọ nhé. Bạn có biết nơi này nằm ở quốc gia nào không?
Nhiều người nghĩ, việc thức dậy vào mỗi buổi sáng với ánh mặt trời chói chang là điều hiển nhiên. Nhưng ở 1 số nơi, không phải lúc nào mọi chuyện cũng diễn ra như thế. Viganella, 1 thị trấn nhỏ ở miền Bắc nước Ý là nơi bị núi non bao phủ trùng điệp xung quanh, nên trong 1 năm, họ đã phải sống 3 tháng mà không nhìn thấy mặt trời.
Vậy chẳng lẽ người dân sẽ sinh hoạt trong bóng tối trong khoảng thời gian ấy ư?
Tiến sĩ Karan Raj đã đăng tải 1 đoạn video gây sốt lên TikTok bằng tài khoản @dr.karanr, trong đó mô tả cách người dân ở địa phương của ông đã tự tạo ra 1 mặt trời riêng.
Tiến sĩ Karan Raj trong đoạn clip giới thiệu về mặt trời nhân tạo ở Viganella.
“Đây là Viganella – 1 thị trấn bị kẹt trong 90 ngày tối tăm từ tháng 11 đến tháng 2 hàng năm. Nó bị bao quanh bởi núi non và những thung lũng dựng đứng ngăn không cho ánh sáng mặt trời rọi tới nơi đây.
Việc thiếu ánh sáng mặt trời nghĩa là những người sống ở đây sẽ bị giảm đáng kể lượng serotonin, hormone tạo nên sự nhanh nhạy và lanh lợi cho con người. Việc thiếu ánh sáng tự nhiên có thể gây ra những tác động tiêu cực lên tâm trạng, giấc ngủ, mức độ năng lượng và tỷ lệ tội phạm”, Tiến sĩ Karan Raj nói trong đoạn clip đăng tải trên TikTok.
Mặt trời nhân tạo trông cũng ra gì và này nọ phết đấy chứ!
Và thế là người dân nơi đây đã tự xây dựng mặt trời nhân tạo làm từ 1 tấm thép cỡ lớn với kích thước là 5m x 8m, trị giá 100.000 Euro vào năm 2006 (tương đương khoảng 2 tỷ VNĐ). Tấm gương nhân tạo này sẽ phản chiếu ánh mặt trời từ 1 ngọn núi gần đó.
Công trình tuyệt vời này đã chứng tỏ được hiệu quả lớn của nó, giúp người dân được tận hưởng 6 tiếng có ánh sáng mỗi ngày để hòa nhập xã hội.
Đoạn video gây bão mạng về 1 thị trấn mỗi năm có 3 tháng chìm trong bóng tối, người dân tự làm mặt trời riêng.
Phát biểu vào năm 2008, Thị trưởng Viganella, Pierfranco Midali cho biết: “Ý tưởng đằng sau dự án không có cơ sở khoa học, mà dựa trên 1 sự nhân văn. Nó tới từ khát vọng giúp con người được hòa nhập xã hội vào mùa đông, khi thành phố gần như ngừng hoạt động do cái lạnh và bóng tối”.
Mặt trời nhân tạo thực chất là 1 tấm gương lớn được làm bằng thép.
Đoạn video chia sẻ của tiến sĩ Raj đã thu hút hơn 1,9 triệu lượt xem và khiến cộng đồng mạng kinh ngạc.
“Oa, nó thật sự ấn tượng đấy”, 1 người bình luận.
Tiến sĩ Karan Raj nổi tiếng với những đoạn video giới thiệu đầy hấp dẫn của mình.
“Nước Anh cũng cần cái này”, 1 người khác hài hước cho biết.
“Nhưng sao lại xây dựng 1 thành phố ở cái nơi khỉ ho cò gáy như thế chứ?”, 1 người khác lại bày tỏ sự thắc mắc.
Đây không phải lần đầu tiến sĩ Raj khiến dân tình sôi sục với đoạn video giới thiệu của mình. Đầu tháng này, anh từng chia sẻ câu chuyện rợn người về 1 đôi bàn chân dạt vào bờ biển Mỹ và Canada trong tình trạng bị cắt lìa nhưng vẫn đi giày.
Trước đó, anh từng giải thích về sự thật đằng sau việc tro cốt thực sự là gì sau khi người ta hỏa táng 1 thi thể.
Cận cảnh đồng cỏ được ví như "tấm lưng trần của thiếu nữ" ở Trung Quốc
Vào mùa hè, khi ánh sáng mặt trời rọi chiếu trên cánh đồng, nếu đứng từ trên cao bạn sẽ nhìn thấy rất nhiều "tấm lưng mỹ miều của thiếu nữ" trên đồng cỏ.
Đồng cỏ Kalajun là di sản thiên nhiên thế giới, với diện tích hơn 2.800 km vuông. Nó nằm trong Thung lũng sông Ili của người Thổ Nhĩ Kỳ, là vùng chuyển tiếp từ Tây Thiên Sơn sang sông Ili. Do đất đai ở đây màu mỡ, khí hậu mát mẻ nên thích hợp cho cỏ phát triển. Từ tháng 5 đến tháng 9 hằng năm, đồng cỏ được người dân địa phương sử dụng để chăn thả khoảng 200 nghìn con gia súc các loại.
Toàn bộ đồng cỏ Karajun được chia thành 5 điểm thu hút khách du lịch khác nhau: khu thắng cảnh Karajun Đông và Tây, khu thắng cảnh đỉnh núi tuyết Zhongtian, khu thắng cảnh rừng Thiên Lai và khu thắng cảnh hẻm núi Kuokesu. Đồng cỏ được ví như "tấm lưng trần của thiếu nữ" nằm ở khúc quanh giữa khu thắng cảnh và hồ cá sấu gần đó.
Dân cư ở đây rất thưa thớt, khoảng cách di chuyển từ núi này đến đáy thung lũng khoảng 2km. Nhắc đến nơi này, người ta thường có ấn tượng về "trời xanh, gió thổi hiu hiu, hoang vu, mênh mông, gia súc thả rông". Đồng cỏ Karajun nằm trên núi cao, cách 1.300 - 4.000m so với mực nước biển. Khi có nhiều ngọn đồi chồng chất lên cao, đan xen, nó sẽ tạo ra một cảnh quan đặc biệt.
Địa hình đồi núi, đồng cỏ ở đây nhấp nhô, tạo thành những vòng cung kỳ thú. Khi cỏ mọc vào đầu tháng 5, những thảm cỏ xanh mướt như một tấm vải nhung lớn trải dài khắp nơi.
Miễn là trời có nắng, ánh sáng sẽ phản chiếu mọi ngóc ngách nơi đây. Lúc này, nếu đứng từ trên cao, đồng có Karajun trông giống như tấm lưng cong vút của người thiếu nữ, eo thon, lưng mềm, bả vai xếch lên tạo thành một thân hình đầy đặn quyến rũ.
Trước cảnh quan như vậy, mọi người thường nói rằng thật hạnh phúc nếu được làm chú cừu sống trên đồng có Karajun, có thể nép mình trong vòng tay của Đất Mẹ cả ngày.
Đồng cỏ Karajun đẹp nhất là khoảng tháng 5 đến tháng 9, vào những thời điểm khác, cỏ sẽ chuyển sang màu vàng nên trông không có sức sống. Nếu muốn ngắm cảnh, bạn nên đến trước khi mặt trời lặn và chú ý đến lịch trình chuyến xe buýt cuối cùng. Một khi bị lỡ chuyến xa, bạn sẽ ở lại đêm ở chốn đồng không mông quạnh này.
Mặt Trời nhân tạo của Hàn Quốc xác lập kỷ lục thế giới Hàn Quốc đã đạt được bước tiến mới trong công nghệ phản ứng nhiệt hạch sau khi chạy thử thành công Mặt Trời nhân tạo ở 100 triệu độ C trong vòng 20 giây. Viện nghiên cứu tổng hợp hạt nhân quốc gia Hàn Quốc (NFRI) vừa công bố lò phản ứng Tokamak siêu dẫn (KSTAR) có khả năng duy trì nhiệt độ...