Anh chàng cách ly 4 lần, tăng gần 10 kg
Nguyễn Văn Quý không quá lo lắng mà thích thú khi được ăn ngon, ngủ khỏe, có thời gian nghỉ ngơi trong khu cách ly tập trung.
Nguyễn Văn Quý (quê Đồng Tháp) kể với Zing anh vừa hoàn thành 16 ngày cách ly tập trung tại Trường Cao đẳng Quốc tế Vabis sau chuyến đi Đà Nẵng. Hiện, anh tự cách ly tại nhà dưới sự giám sát của chính quyền thêm 14 ngày.
Trước đó, Quý đã thực hiện cách ly 28 ngày tại Đà Nẵng. Trong đợt dịch hồi tháng 3, anh cũng tự cách ly tại nhà 14 ngày sau khi trở về từ Malaysia.
“Như vậy, tổng cộng mình đã cách ly 4 lần. Lần đầu, hồi tháng 3, mình tăng 4 kg. Vừa rời khu cách ly mấy ngày trước, mình tăng thêm gần 6 kg nữa. Mình xin tự nhận là ‘ông hoàng cách ly’ vì chắc ít ai rơi vào hoàn cảnh dở khóc dở cười thế này”, anh nói.
Ngoại hình trước và sau khi cách ly tập trung của Nguyễn Văn Quý.
Chia sẻ bức ảnh trước và sau khi đi cách ly tập trung, Nguyễn Quý khiến nhiều người bất ngờ bởi ngoại hình thay đổi chóng mặt. Từ một thanh niên cơ bắp, bụng 6 múi, anh trở thành “ông chú” bụng bự.
“Mình mập lên là nhờ được chăm sóc thật sự chu đáo, ăn uống và nghỉ ngơi đúng giờ. Ngoài ra, rất hiếm khi mình có thời gian thả lỏng, không cần suy nghĩ công việc như vậy. Mình không thấy vấn đề gì, đợi đi tập gym sẽ lại trở về vóc dáng trước đây thôi”.
Video đang HOT
Quý kể sau khi ảnh đăng lên, nhiều bạn bè, người quen của anh nhắn tin trêu vui, nói không nhận ra người quen và xin tặng anh cả dao cạo râu.
Ngưỡng mộ chiến sĩ tuyến đầu
Trong đợt dịch đầu tiên, khi mới ở nước ngoài về, Nguyễn Quý đăng ký đi cách ly tập trung song Malaysia khi đó không phải vùng dịch nên anh tự cách ly tại nhà.
“Mẹ chuẩn bị nhà kho cho mình ở, ngày ngày ‘tiếp tế’ đồ ăn và luôn giữ khoảng cách 2 m. Mẹ còn mang hết quần áo trụng nước sôi cho chết ‘con corona’, kết quả đồ của mình hư hết”, chàng trai quê Đồng Tháp bật cười khi nhớ lại.
Những ngày tự cách ly ở Đà Nẵng, Nguyễn Quý và những người bạn của anh không ra khỏi phòng, trừ trường hợp cần thiết. Mỗi tuần, anh cùng bạn đi siêu thị mua đồ 1 lần, trước lúc đi đều mặc áo mưa và đeo bao tay cẩn thận.
Chàng trai quê Đồng Tháp tự đặt cho mình biệt danh “ông hoàng cách ly”.
Hôm 14/8, anh lần đầu vào khu cách ly tập trung và ấn tượng bởi sự nhiệt tình, chu đáo của các nhân viên.
Mỗi ngày, mọi người được đo nhiệt độ 2 lần. Ai nấy đều ý thức không đi lại để ngăn lây nhiễm, có người ngủ vẫn còn đeo khẩu trang.
“Mình thấy phục nhất là những nhân viên tuyến đầu, họ phải mặc áo bảo hộ cả ngày, rất nóng nực và khó chịu. Chưa kể những lúc chạy làm việc, chắc chắn là mệt lắm nhưng tất cả luôn thể hiện thái độ niềm nở. Mình thực sự rất ngưỡng mộ”.
Dù thực hiện cách ly khiến công việc ảnh hưởng khá nhiều, Nguyễn Quý cho rằng điều quan trọng nhất là sức khỏe của bản thân và sự an toàn của cộng đồng.
Điều mong muốn lớn nhất của Quý là dịch bệnh sớm qua đi để mọi người được trở về với cuộc sống bình thường.
“Có thể mình sẽ viết lại ‘nhật ký cách ly’ để sau này kể cho con cháu nghe. Dù sao đây cũng là một kỷ niệm đáng nhớ trong đời”.
Xuất hiện thêm thanh niên chê điều kiện khu cách ly: Cơm như cho tù nhân, muốn được ở khách sạn như nước ngoài chứ không "dễ chết thiêu" vì nóng
Phản ứng khó chịu và những "yêu sách" của người đàn ông khiến cư dân mạng không hài lòng.
Trong thời gian qua, trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 trên toàn thế giới, số người ở đang mắc kẹt nước ngoài về nước tránh dịch ngày càng nhiều. Thế nhưng, nhiều người khi trở về "đất mẹ" , đã tỏ thái độ coi thường nơi được trưng dụng làm khu cách ly, như chê bai về điều kiện sinh hoạt hay trong khẩu phần ăn uống.
Mới đây, một tài khoản Facebook có tên B.H.V - người vừa trở về Việt Nam từ Pháp cũng đã gây chú ý khi đăng tải một bài viết khá dài lên trang cá nhân, than phiền về nơi mà mình phải ở 14 ngày. Theo đó, anh chàng này mong muốn được "tạo điều kiện cho những người có khả năng tài chánh được cách ly trong những khu khách sạn có trả phí".
Bài viết rất dài của anh chàng trên trang cá nhân.
Chưa dừng lại ở đó, B.H.V nêu quan điểm, việc "nhét" 6 con người vào một căn phòng chật chội, nóng bức, "bị chết thiêu trước khi chết vì COVID", phải ngủ trên ghế bố, dễ lây nhiễm chéo... khiến anh không hài lòng. Ngoài ra, anh cũng cho rằng thức ăn trong khu cách ly như dành cho người ở tù và không cần huy động còi xe rầm rộ để dẹp đường cho xe đưa người cách ly như anh về khu tập trung.
Hình ảnh anh so sánh phòng cách ly ở nước ngoài và tại Việt Nam.
Bài viết này đã thu hút kha khá ý kiến trái chiều từ phía dư luận. Nhiều người chê trách thái độ xem thường của B.H.V, cho rằng anh đang đòi hỏi quá nhiều "yêu sách", dù chỉ ở tạm 14 ngày, trong khi là người có mong muốn về nước. Việc so sánh điều kiện cách ly ở nước ngoài với nước mình cũng khá khập khiễng, khi điều kiện hai quốc gia khác nhau.
Thế nhưng một số bình luận cũng cho rằng anh chàng nói có phần đúng, trong việc sống chung dễ gây lây nhiễm chéo hoặc nhiều người không quen với điều kiện sống thiếu thốn là điều dễ hiểu.
Dân mạng nghẹn lòng nghe chuyện bên trong Bệnh viện Đà Nẵng Xuất hiện những ca lây nhiễm trong cộng đồng, Đà Nẵng một lần nữa bước vào cuộc chiến chống dịch Covid-19. Thành phố tiến hành giãn cách xã hội, phía Bệnh viện Đà Nẵng bao gồm 2.200 cán bộ, bác sĩ, nhân viên bệnh viện cũng nhận lệnh "cách ly 14 ngày". Ngay sau khi chuẩn bị đầy đủ đồ đạc gồm vài...