Ảnh: Cảnh sống ở Triều Tiên phơi bày trước biên giới Trung Quốc
Bất chấp có thể bị bắn bất cứ lúc nào, một du khách người Nga đã đi hàng trăm km dọc biên giới Trung Quốc và ghi lại cuộc sống của người dân bên phía Triều Tiên.
Du khách Alexander Belenkiy đến từ Nga đã đi dọc 480 km đường biên giới để ghi lại hình ảnh cuộc sống của người dân Triều Tiên từ phía Trung Quốc.
Những người dân Triều Tiên giặt quần áo bên dòng sông chạy dọc biên giới với Trung Quốc.
Học sinh hỗ trợ xây dựng một tòa nhà trong giờ học thể dục. Đây là một trong những bức ảnh củng cố thông tin cho rằng tất cả người dân Triều Tiên đều phải làm việc.
Một nhà máy xả khí thải độc hại vào những ngôi nhà tại ngôi làng nhỏ nằm trên sườn đồi gần biên giới với Trung Quốc.
Mặc dù có thể bị Triều Tiên bắn bất cứ lúc nào, nhưng blogger Alexander Belenki (ảnh) vẫn mạo hiểm đi dọc biên giới bên phía Trung Quốc để ghi lại hình ảnh về cuộc sống của người dân Triều Tiên.
Khu dân cư này được trang trí ấn tượng với những bức tường lớn có hình những anh hùng của Triều Tiên, trong khi một khu vui chơi dành cho trẻ em được xây dựng trước tòa nhà chính.
Người đàn ông nghỉ giải lao trong khi cày ruộng cạnh một tòa nhà chung cư giữa cánh đồng gần biên giới với Trung Quốc.
Hình ảnh này cho thấy các ngôi nhà tại một ngôi làng ở Triều Tiên được bảo dưỡng tốt cho dù chúng trông khá cũ kỹ.
Video đang HOT
Mọi người đạp xe dọc con đường đất ngoài một ngôi làng trong khi một số người đàn ông đang sửa mái nhà.
Toàn cảnh một ngôi làng nhỏ ở Triều Tiên với cột đá khổng lồ ở trung tâm được coi như là biểu tượng của ngôi làng.
Những binh sĩ tuần tra biên giới Triều Tiên mang theo súng đi trên con đường giữa cánh đồng dọc biên giới với Trung Quốc. “Biên giới cũng được bảo vệ nghiêm ngặt từ phía Trung Quốc, nhưng du khách có thể quan sát cuộc sống của người dân Triều Tiên từ khoảng cách 300 m”, Belenki cho biết.
Những đoàn tàu có dòng chữ Nga có thể là dấu hiệu cho thấy Moscow đã bí mật bán nhiên liệu cho Triều Tiên.
Người dân kéo xe chở đá ngược lên một con đường dốc.
Khung cảnh tương phản giữa phía Trung Quốc (trái) và Triều Tiên (phải) được ngăn cách bằng một con sông.
Người dân Triều Tiên giặt quần áo dưới sông có thể vì họ không có máy giặt hoặc không có đủ nước sạch để giặt quần áo ở nhà.
Theo Huy Phong
Dân Việt
Uống café ở cực Bắc, 'check in' cùng lúc hai quốc gia
Quán café duy nhất ở thôn Lô Lô Chải nằm cách cột cờ Lũng Cú 1,4 km và cách cột mốc 419 giáp ranh tỉnh Vân Nam của Trung Quốc chưa đầy 1 km.
Thôn Lô Lô Chải thuộc huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, nằm dưới cột cờ Lũng Cú là nơi sinh sống của gần 100 hộ dân với khoảng 450 nhân khẩu. Nơi đây là khu vực gần biên giới Việt - Trung nhất ở cực Bắc tổ quốc và là điểm đến quen thuộc của dân phượt. Tại đây có một quán café duy nhất mang tên Cực Bắc, nằm bên cao nguyên đá Đồng Văn và dưới chân núi Long Sơn.
Quán café Cực Bắc do ông Ogura Yasushy - một người Nhật từng có nhiều năm sinh sống tại Việt Nam và đặc biệt yêu mến Hà Giang - xây dựng. Ông đã đầu tư gần như toàn bộ số vốn của mình để tạo nên quán café độc đáo này và sau đó giao lại toàn bộ cho một gia đình người Lô Lô để hoạt động kinh doanh.
Người vợ của chủ nhà cũng chính là bartender của quán Cafe Cực Bắc.
Được bao quanh bởi một lớp hàng rào tường đá, quán mang không gian, kiến trúc theo phong cách truyền thống của người Lô Lô với nhà trình tường được dựng lên từ đất sét và đất thịt, mái lợp ngói âm dương. Quán chỉ có khoảng 4 đến 5 chiếc bàn nhỏ xinh đặt ngoài sân, ngay cạnh quầy bar và đủ cho khoảng trên dưới 10 người ngồi.
Người phụ nữ Lô Lô chủ nhà, cũng là người pha chế đồ uống, có thể nói được tiếng Anh. Chị giới thiệu quán có món café pha phin truyền thống của người Việt, trà xanh matcha của người Nhật và đặc biệt là món rượu ngô trứ danh của vùng đất Hà Giang.
Mang hương vị đậm đà, thơm nồng mùi ngô, món rượu này được coi như một "sơn tửu" quý giá và được rất nhiều du khách quốc tế ưa chuộng bởi khi uống rất êm, không gây đau đầu hay háo nước do được trưng cất thủ công từ men lá quý hiếm và nước suối tinh khiết chảy từ đầu nguồn trên núi cao xuống. 36 loại lá rừng trộn lẫn với bột kê và bột ngô sau khi ủ hai ngày và mang phơi nắng thì tạo ra loại men hảo hạng. Sau đó, những hạt ngô được nấu nát rồi trộn kỹ với men, ủ khoảng 5 ngày trong chum rồi mới đi chưng cất để tạo nên "danh tửu" này.
Cột mốc 419 giáp ranh tỉnh Vân Nam của Trung Quốc.
Ngồi trong quán nhâm nhi một tách café hay một bình rượu ngô thơm lừng ở nơi cực Bắc tổ quốc là một trải nghiệm rất "nhã" dành cho các du khách. Từ vị trí phía ngoài của café Cực Bắc, phóng tầm mắt ra xa, ai cũng có thể nhìn thấy cột cờ Lũng Cũ với quốc kỳ Việt Nam phấp phới trong gió.
Rời quán café và nhờ người dân bản địa chỉ đường, đi bộ khỏi Lô Lô Chải chưa đầy 1 km là du khách sẽ tới cột mốc biên giới 419. Đây là nơi đánh dấu chủ quyền giữa Việt Nam và Trung Quốc. Nhiều bạn trẻ tới đây vẫn thích thú khi nhón chân qua biên giới để trải nghiệm cảm giác đứng cùng lúc ở hai quốc gia.
Ngoài café Cực Bắc, thôn Lô Lô Chải còn nổi tiếng với dịch vụ homestay do Đại sứ quán Luxemboug tài trợ xây dựng, kết hợp với chính phủ Ireland để phát triển du lịch tại nơi đây. Những ai từng ghé thăm Lô Lô Chải đều thích thú trải nghiệm ăn tối với người bản địa với những món ăn dân dã như thịt lợn gác bếp, gà đen, đậu hà lan và tất nhiên không thể thiếu những ly rượu ngô với hương vị quyến rũ.
Lô Lô Chải nhìn từ cột cờ Lũng Cú.
Cả café Cực Bắc và homestay đều nằm cạnh nhà văn hóa của thôn Lô Lô Chải. Vào buổi tối, nơi đây thi thoảng vẫn diễn ra các hoạt động biểu diễn văn nghệ của người Lô Lô. Phụ nữ diện những bộ váy áo rực rỡ màu sắc trình diễn những điệu múa dân tộc hay những bài hát mang âm hưởng núi rừng phía Bắc.
Đến mùa hoa tam giác mạch, cao nguyên đá Đồng Văn trở nên lộng lẫy hơn bao giờ hết với sắc trắng lan tỏa trên khắp nẻo đường và qua từng ngọn núi. Tìm đến quán nhỏ trong thôn Lô Lô Chải, tận hưởng không gian yên bình bên ly café mang hương vị cực Bắc và ngắm nhìn khung cảnh rộng lớn nơi vùng cao là một trải nghiệm mà bất kỳ ai từng thử cũng sẽ cảm thấy cuộc sống xung quanh như chậm lại.
Hình ảnh về Cafe Cực Bắc và Lô Lô Chải:
Cột cờ Lũng Cú nhìn từ đầu thôn Lô Lô Chải.
Giường của dịch vụ homestay ở Lô Lô Chải.
Quầy pha chế của quán cafe Cực Bắc. Giờ mở và đóng cửa tại đây là từ 10h sáng tới 4h chiều.
Em bé là con của chủ nhà đang giúp mẹ lau bàn trong quầy pha chế.
Bữa ăn tại homestay Lô Lô Chải với các món ăn dân dã như thịt lợn gác bếp, thịt gà đen, đậu sốt cà chua, trứng rán, các loại rau luộc - xào và đậu Hà Lan.
Bộ trang phục truyền thống của phụ nữ Lô Lô có giá trị 10 triệu đồng.
Khung cảnh ở Lô Lô Chải.
Đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc.
Theo ngôi sao