Anh: Cảnh sát chống bạo động đòi quyền đi toilet
Danh tiếng đáng sợ của cảnh sát chống bạo động xuất phát từ việc họ không được nghỉ giải lao để đi vệ sinh, một cảnh sát hàng đầu của Anh vừa cho biết.
Hiện, cảnh sát đòi phải được đổi phiên, nghỉ giải lao để đi toilet mỗi 45 phút khi làm nhiệm vụ giám sát bạo động và biểu tình. Thành viên Liên đoàn cảnh sát West Midlands phàn nàn trong một cuộc khảo sát về việc thiếu thời gian nghỉ giải lao trong khi đảm đương các nhiệm vụ đã được hoạch định trước.
Các chỉ huy cảnh sát lo ngại rằng việc không được đi vệ sinh chính là nguyên nhân đằng sau của những lời phàn nàn “khiếm nhã, bất lịch sự và nóng nảy” của công chúng về cảnh sát.
Video đang HOT
Bryan Higgins, phụ trách vấn đề y tế và an toàn của Liên đoàn cảnh sát cho biết, các nhân viên an ninh không thể thực hiện nhiệm vụ một cách hiệu quả vì cực kỳ muốn đi toilet. Ông Higgins nói với tạp chí Police Review: “Nếu không được đi vệ sinh trong khi bạn cực kỳ muốn giải quyết, bạn sẽ không thể tập trung vào nhiệm vụ. Bạn sẽ phải cố tập trung để làm thế nào không tè ra quần. Điều này gây ra một vấn đề lớn”.
Ông Higgins tiết lộ, thái độ khiếm nhã là nguyên nhân chính gây ra những phàn nàn về cảnh sát. Quan chức này cảnh báo, tình trạng sẽ xấu đi khi thiếu cảnh sát làm nhiệm vụ.
Một cảnh sát trưởng hồi tháng 2 đã lên tiếng xin lỗi sau khi các cảnh sát phàn nàn về việc thiếu thực phẩm, quần áo và nghỉ giải lao khi Giáo hoàng tới thăm nước này.
Theo VietNamNet
Bi kịch vì chút tài sản thừa kế
Người anh cả không chia tài sản thừa kế của cha mẹ để lại cho người em út, rồi ông ta doạ không chia đất cho người em trai thứ vì "tội" dám đứng ra ký xác nhận "đứa em út lạc loài" là máu mủ của gia đình. Buồn chán, tủi hờn do gia đình xào xáo, người em thứ đã treo cổ tự tử, để lại vợ và hai con rơi vào cảnh khốn khó.
Mang con cho hàng xóm vì... mê tín
Được sinh ra trong một gia đình có năm anh em trai của dòng họ Nguyễn, thế nhưng người em út sinh năm 1966 phải mang tên Trần Văn Hùng. Nguyên nhân là do ông bà Nguyễn Văn Hay (SN 1922), Phùng Thị Trinh (SN 1924) mê tín dị đoan. Khi cậu bé Hùng mới sinh ra, cha mẹ nghe lời thầy bói là Hùng khó nuôi, họ đành mang con cho người hàng xóm là ông Trần Văn Năm. Kể từ đó, anh Hùng mang họ Trần, trong khi bốn người anh đầu gồm: Nguyễn Văn O (SN 1951), Nguyễn Văn Cầu (SN 1953), Nguyễn Văn Sang (SN 1960) và Nguyễn Văn Giàu (SN 1962) được cha mẹ nuôi. Cha mẹ nuôi của Hùng lại có hoàn cảnh khó khăn nên cuộc sống của anh vất vả từ nhỏ. Hai nhà ở gần nhau, khi lớn lên anh Hùng cũng rất rõ về nguồn cội của mình, thường xuyên qua lại cùng các anh chăm sóc cha mẹ ruột. Đến khi anh Hùng cưới vợ là chị Trần Thị Mỹ Chi (SN 1963), có hai con gái là Trần Thị Ngọc Tâm (SN 1989) và Trần Thị Ngọc Trâm (SN 1995), hai vợ chồng cũng luôn dạy bảo các con thương yêu gia đình nội ruột.
Ba mẹ con chị Chi đang gặp hoàn cảnh khó khăn
Vì tuổi già sức yếu, lần lượt cha mẹ nuôi và cha mẹ ruột anh Hùng đều qua đời. Với nghề chăm sóc cây kiểng, vợ chồng anh Hùng chỉ đủ kiếm cơm qua ngày. Vì buồn chán chuyện nợ nần, anh Hùng đã tự tử vào năm 2007, để lại người vợ và hai đứa con côi cút. Cũng từ đó, ba mẹ con chị Chi càng rơi vào cảnh khốn đốn. Mỗi ngày chị phải đạp xe hàng chục cây số khắp các vùng từ quận 9, Thủ Đức rồi sang tận Bình Dương, Đồng Nai... làm nghề chăm sóc cây kiểng thuê kiếm tiền nuôi hai con ăn học. Làm việc vất vả nhưng đồng tiền kiếm được chẳng là bao, chị Chi đuối sức dần.
Thấy ông bà nội ruột của các con mình để lại căn nhà và vườn có diện tích 657,4m2 ở khu phố 9, phường Trường Thọ, quận Thủ Đức cho người bác cả là ông Nguyễn Văn O trông giữ, trị giá gần 5 tỷ đồng, chị Chi sang xin một ít đất là phần của anh Hùng thì ông O từ chối thẳng thừng: "Nó họ Trần, đây họ Nguyễn, có anh em gì mà xin đất". Trước thái độ phũ phàng của ông O, mẹ con chị Chi đành phải làm đơn nhờ chính quyền địa phương can thiệp. Nhiều lần UBND phường Trường Thọ tổ chức hoà giải, nhưng ông O vẫn từ chối chia đất thừa kế của cha mẹ, nên chị Chi đã làm đơn gửi Toà án quận Thủ Đức, sau đó chuyển lên Toà án nhân dân TPHCM, vì có liên quan đến yếu tố người nước ngoài (ông Nguyễn Văn Cầu định cư tại Mỹ).
Giận anh, em tự tử
Trong quá trình bị khởi kiện tại toà án, ông O vẫn khăng khăng không có người em nào tên Hùng trong khi những người em của ông O đều xác nhận Hùng là em ruột của họ. Thấy sự lật lọng của người anh cả, anh Nguyễn Văn Giàu cũng cùng với các anh ra toà ký xác nhận Hùng là em ruột để đòi quyền lợi cho hai cháu khiến ông O đuối lý. Trong buổi hoà giải ngày 19-11-2010 tại Toà án nhân dân TP, ông O "hứa" sẽ đưa 450 triệu đồng cho các con của anh Hùng. Chờ mãi không biết bao giờ lời hứa của ông thành hiện thực, chị Chi tiếp tục đề nghị toà đưa ra xét xử.
Bực tức vì anh Giàu ký cam kết xác nhận anh Hùng là anh em ruột, ông O gọi anh Giàu qua mắng rồi nói: "Tao không cho phần đất của mày luôn". Buồn vì cách xử sự của anh cả, đêm 19-12 anh Giàu ra trước sân nhà treo cổ tự tử, để lại vợ và hai con. Vợ anh Giàu là chị Nguyễn Ngọc Thanh (SN 1960, ngụ KP9, phường Trường Thọ, quận Thủ Đức) cùng các con lại rơi vào hoàn cảnh tương tự như chị Chi. Vợ chồng chị Thanh làm nghề đào rễ tranh bán mấy chục năm nay, mỗi ngày kiếm được hơn 100.000 đồng, bây giờ chỉ còn mình chị nặng gánh nuôi con.
Chỉ vì lòng tham đối với một phần đất nhỏ do cha mẹ để lại, ông O đã đẩy gia đình hai người em ruột vào bi kịch nặng nề.
Theo Báo Công An