[ẢNH] Cảnh giác với ngộ độc thực phẩm mùa nắng nóng
Thời tiết chuyển dần sang nắng nóng sẽ là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây ngộ độc đường ruột phát triển mạnh.
Nếu lựa chọn, sử dụng và bảo quản không đúng cách sẽ khiến thực phẩm dễ bị nhiễm khuẩn, gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe người dùng.
Ngộ độc thực phẩm là tình trạng bệnh lý xuất hiện khi người bệnh ăn phải thực phẩm không sạch. Nguyên nhân gây bệnh có thể do vi khuẩn, virus, kí sinh trùng hoặc độc tố của chính thực phẩm mà ta ăn phải, cũng có khi do chất độc còn tồn đọng lại từ quá trình sản xuất, chế biến và bảo quản thực phẩm gây nên
Người bị ngộ độc thực phẩm thường có những triệu chứng lâm sàng như nôn mửa, tiêu chảy, chóng mặt, sốt, đau bụng… thậm chí là tử vong nếu không được điều trị kịp thời
Đặc biệt, tình trạng ngộ độc thực phẩm thường gia tăng vào thời tiết nắng nóng hay giao mùa. Do thời điểm này nhiệt độ tăng cao dễ làm biến tính thức ăn chứa protein, là điều kiện để vi khuẩn sinh sôi
Ngoài ra, mùa nắng nóng nên người dùng thường có thói quen để thức ăn trong tủ lạnh, tránh ôi thiu nhưng không biết rằng trong tủ lạnh cũng có một số loại vi khuẩn khá phổ biến gây ra ngộ độc thực phẩm
Ngoài ra, việc sử dụng những thực phẩm tươi sống chưa được đun, nấu kỹ cũng là nguyên nhân gây ngộ độc
Mùa nắng nóng cũng là mùa gia tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường cũng như sự phát triển mạnh của các loài côn trùng, loại gặm nhấm truyền bệnh. Đây là vấn đề đáng lo ngại về sức khỏe đối với một bộ phận không nhỏ người tiêu dùng có thói quen sử dụng thức ăn đường phố, thực phẩm ở các cửa hàng kinh doanh không đảm bảo an toàn thực phẩm
Video đang HOT
Trong điều kiện thời tiết nắng nóng, sức khỏe con người cũng có phần giảm sút, do đó khi tiếp xúc với thực phẩm nhiễm khuẩn sẽ dễ bị ngộ độc
Đề phòng ngừa ngộ độc thực phẩm trong mùa nắng nóng, đầu tiên chúng ta cần biết cách lựa chọn thực phẩm an toàn
Với rau quả phải chọn các loại tươi, không bị dập nát, không có mùi lạ. Với các loại thịt phải qua kiểm dịch và đạt tiêu chuẩn thịt tươi. Cá và thủy sản phải còn tươi, không có dấu hiệu ươn
Các thực phẩm đã chế biến phải được đóng hộp hoặc đóng gói đảm bảo, bao bì ghi đầy đủ thông tin về nguồn gốc, xuất xứ, thành phần, cách bảo quản, sử dụng, chế biến và còn thời hạn sử dụng…
Không nên dùng thực phẩm khô đã bị mốc, các loại thực phẩm lạ không rõ nguồn gốc xuất xứ, các loại phẩm màu, đường hóa học…
Bảo quản thực phẩm cũng là bước quan trọng trong việc phòng tránh ngộ độc thực phẩm trong mùa nắng nóng
Trước khi cất vào tủ lạnh, thức ăn chín còn thừa nên để thật nguội. Vì khi thức ăn còn nóng đột ngột cho vào môi trường nhiệt độ thấp, sẽ bị ngưng tụ hơi nước, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn. Ngoài ra, thức ăn thừa cần để riêng và đậy kín khi bảo quản trong tủ lạnh để tránh tình trạng nhiễm khuẩn từ các thực phẩm khác
Lưu ý, thực phẩm sau khi nấu chín cần đưa vào tủ lạnh cất giữ trong vòng 2 giờ. Thời gian bảo quản thức ăn thừa trong tủ lạnh cũng không nên quá dài, tốt nhất chỉ trong vòng 4-5 giờ
Sau khi lấy thức ăn từ tủ lạnh ra, phải nấu cho thức ăn sôi lại mới được dùng và chỉ nên dùng 1 lần. Bên cạnh đó, có một số loại thực phẩm không nên hâm, nấu lại mà nên tiêu thụ ngay trong ngày như cơm, các thực phẩm từ nông sản, trứng đã bóc vỏ, hải sản, các sản phẩm từ sữa…
Với những gia đình có thói quen đi chợ một ngày để dành cho nhiều ngày, thì nên làm sạch các loại thực phẩm tươi sống ngay sau khi đi chợ về để hạn chế khả năng thực phẩm bị ảnh hưởng do thời tiết nắng nóng
Sau khi làm sạch, các loại thực phẩm như thịt, cá… nên chia nhỏ đựng trong các túi zip hoặc hộp có nắp kín để phù hợp với từng bữa ăn. Giữ và sử dụng thịt, cá, hải sản trong ngăn giá của tủ lạnh khoảng 2 ngày, còn đối với thịt bò, thịt bê, thịt cừu thì có thể 3 – 5 ngày là hợp lý
Với các loại rau xanh, cần rửa sạch, để ráo nước, sau đó cho vào các túi zip, hộp đựng thực phẩm có nắp trước khi cất vào ngăn mát. Các loại rau cải, rau lá xanh… không nên để lâu quá một tuần, thời hạn dùng tốt nhất là trong vòng 3 ngày kể từ lúc mua
Tuy nhiên, cách tốt nhất để phòng ngộ độc thực phẩm trong mùa nắng nóng là chế biến thực phẩm vừa đủ và ăn ngay sau khi chế biến
Trong quá trình chế biến, thức ăn và nước uống cần được đun sôi, nấu chín ở nhiệt độ phù hợp để tiêu diệt vi khuẩn gây hại
Rửa tay trước khi tiếp xúc với thực phẩm, trong quá trình chế biến và sau khi chế biến món ăn, rửa tay sau khi đi vệ sinh… cũng là một biện pháp hữu hiệu đề phòng tránh ngộ độc thực phẩm
Ngoài ra, cũng cần giữ vệ sinh sạch sẽ nơi chế biến thực phẩm và đồ dùng nấu nướng
Cuối cùng nếu ăn ở ngoài, bạn nên lựa chọn những nơi đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tránh những quán ăn ẩm thấp, bụi bẩn, bàn ghế, bát đũa không sạch sẽ…
Sau khi ăn trứng cá sấu hỏa tiễn, cả gia đình nhập viện cấp cứu
Được gia đình người quen chiêu đãi món cá sấu hỏa tiễn vào bữa trưa, buổi chiều gia đình bà H, 62 tuổi tiếp tục mang món trứng cá về chế biến. Sau khi ăn xong khoảng 90 phút, cả mấy bà cháu đều xuất hiện nôn, đau bụng, đi ngoài liên tục.
Lo lắng, bà H, lên mạng Internet tìm hiểu thông tin về trứng cá sấu hỏa tiễn thì biết đây là loại trứng có độc, nguy hiểm. Cả gia đình bà đã cùng nhau lập tức đến BV Bạch Mai nhập viện ngay trong đêm.
TS-Bác sỹ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc-BV Bạch Mai cho biết, lúc 0g30p ngày 22-3, Trung tâm Chống độc và khoa Nhi tiếp nhận 5 người bệnh tình trạng "miệng nôn, trôn tháo". Bệnh nhân lớn nhất là bà N.T.H, 62 tuổi và bệnh nhi nhỏ nhất 5 tuổi.
Tại đây các bác sĩ đã thăm khám, khai thác bệnh sử, đánh giá lâm sàng và cho làm các xét nghiệm để xác định nguyên nhân. Sau khi xác định căn nguyên gây ngộ độc, bà H, được điều trị tại Trung tâm Chống độc, còn 4 cháu nhỏ (cháu bé nhất: 5 tuổi; cháu lớn nhất: 13 tuổi) được chuyển sang khoa Nhi, BV Bạch Mai. Sau 12 tiếng điều trị, sức khỏe của bà H. và các cháu đã ổn định, hết các triệu chứng buồn nôn, đau bụng và cầm đi ngoài.
Khai thác bệnh sử, gia đình cho biết: Sáng 21-3, ông bà H, có đưa gia đình sang nhà người quen có trang trại nuôi cá ở Mê Linh. Tại đây, gia đình được chiêu đãi món thịt cá sấu hỏa tiễn. Con cá dài khoảng 150 cm và nặng tầm 20 kg. Đến chiều, gia đình có mang theo trứng cá sấu về đánh trứng, ăn bữa tối. Sau khi ăn khoảng 90 phút, các cháu và bà H. bắt đầu xuất hiện nôn, đau bụng và đi ngoài...
Cá sấu hỏa tiễn.
TS-Bác sỹ Nguyễn Trung Nguyên cho biết, với cá sấu hỏa tiễn thì ăn thịt bình thường nhưng trứng và phần thịt quanh trứng chứa chất độc Ichthyotoxin. Đây là một chất gây độc trên hệ tiêu hóa (gây buồn nôn, nôn, đau bụng và tiêu chảy), hệ thần kinh (đau đầu, vã mồ hôi, chóng mặt, ù tai, co giật) và tim mạch (loạn nhịp tim, tụt huyết áp). Trên thế giới mới có một số thông báo về bệnh nhân ngộ độc loại này. Tại Trung tâm chống độc, BV Bạch Mai trước đây cũng đã từng có bệnh nhân tương tự.
Trên thực nghiệm các nhà khoa học cho chuột ăn trứng cá sấu hỏa tiễn thì chuột chết. Vì vậy, người dân tuyệt đối không được ăn trứng cá sấu hỏa tiễn và các bộ phận xung quanh trứng cá-bác sỹ Nguyễn Trung Nguyên cảnh báo.
Cá sấu hỏa tiễn (hay còn gọi là cá hỏa tiễn, cá mỏ vịt, cá nhái đốm, cá láng đốm, cá sấu mõm dài,...) có tên khoa học là Lepisosteus oculatus), tên tiếng Anh là Spotted gar. Loại cá này có nguồn gốc từ Bắc Mỹ, là một trong những loài cá cảnh phàm ăn, sinh trưởng nhanh và rất hung dữ.
Cá sấu hỏa tiễn có mặt trên khá quốc gia khác, trong đó có Việt Nam. Trong tự nhiên, chúng có thể tồn tại được ở những môi trường nước ngọt khác nhau như: đầm lầy, hồ, vùng cửa sông, nước lợ,...Khi nuôi, chỉ cần thả cá sấu hỏa tiễn vào bể nước ngọt là chúng có thể sống và phát triển tốt.
Cá sấu hỏa tiễn là loài động vật sinh sản lưỡng tính. Sau khi giao phối cùng con đực, cá cái sẽ đẻ trứng màu đỏ tươi. Mùa xuân là mùa sinh sản của loài động vật này và mỗi lần, con cái có khả năng đẻ rất sai, lên đến 150.000 quả trứng.
Những sai lầm khi uống nước mía có thể gây hại cho sức khỏe Mặc dù nước mía rất tốt cho sức khỏe và đem lại nhiều lợi ích nhưng uống nước mía theo những cách này sẽ gây hại cho cơ thể. Nước mía là một trong những loại nước giải khát phổ biến và được nhiều người yêu thích vì vừa ngon mát lại có giá thành khá rẻ. Không chỉ vậy, nước mía còn...