Anh cảnh báo Trung Quốc ngừng “các hành động nguy hiểm” quanh Đài Loan
Anh cảnh báo việc Trung Quốc đưa máy bay vào vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan là “hành động nguy hiểm và có thể châm ngòi xung đột”.
Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace (Ảnh: Rex).
“Về mặt quân sự, họ chỉ đang phô diễn, như chúng ta đã thấy. Chúng tôi nghĩ điều đó là không khôn ngoan”, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace nói với các phóng viên hôm 21/10, đề cập tới việc Trung Quốc đưa máy bay vào vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan.
“Các ngài đang có nguy cơ làm mất ổn định khu vực, kích động thêm xung đột ở các khu vực tranh chấp khác”, ông Wallace nói trong chuyến đi tới Brussels, Bỉ để tham dự một cuộc họp của NATO. Cuộc họp này dự kiến sẽ không thảo luận về Trung Quốc hay Đài Loan.
Theo Bộ trưởng Wallace, “sự khác biệt giữa Trung Quốc đại lục và Đài Loan cần phải được giải quyết thông qua các biện pháp hòa bình”.
Video đang HOT
Tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Anh được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng xuyên eo biển Đài Loan leo thang trong những ngày gần đây. Người đứng đầu cơ quan phòng vệ Đài Loan Chiu Kuo-cheng hôm 14/10 cho biết, căng thẳng giữa Đài Loan và Bắc Kinh đang ở trong tình trạng tồi tệ nhất trong 40 năm. Ông cũng dự đoán Trung Quốc đủ khả năng tiến hành một cuộc xung đột “toàn diện” với Đài Loan vào năm 2025.
Trong 4 ngày đầu tháng 10, Trung Quốc đã điều động gần 150 máy bay quân sự áp sát Đài Loan. Đây là số lượng máy bay kỷ lục được Bắc Kinh triển khai tới gần hòn đảo.
Trong khi đó, Trung Quốc ngày 13/10 gọi các hoạt động quân sự của nước này ở gần Đài Loan là động thái “chính đáng” để bảo vệ hòa bình và ổn định, đồng thời đổ lỗi cho sự “thông đồng” của Đài Loan với các lực lượng nước ngoài là nguyên nhân gây ra căng thẳng.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 9/10 nhắc lại quyết tâm thống nhất Đài Loan với đại lục. Ông Tập nói rằng việc thống nhất bằng biện pháp hòa bình đảm bảo lợi ích tốt nhất cho cả Bắc Kinh và Đài Loan.
Đài Loan từng nhiều lần tuyên bố hòn đảo sẽ tự bảo vệ mình nếu bị tấn công, nhưng họ sẽ không hành động “một cách hấp tấp” và muốn duy trì hiện trạng với Trung Quốc.
Trung Quốc ngày 21/10 đã bày tỏ sự tức giận sau khi Đài Loan thông báo người đứng đầu cơ quan ngoại giao của hòn đảo Joseph Wu sẽ thăm Slovakia và một số nước láng giềng vào tuần tới trong chuyến đi hiếm hoi tới châu Âu.
Đài Loan không duy trì quan hệ ngoại giao chính thức với các quốc gia châu Âu, nhưng vẫn nỗ lực thúc đẩy quan hệ với các nước này, bất chấp sự phản đối của Trung Quốc.
Cộng hòa Séc, Slovakia, Ba Lan và Lithuania đều đã viện trợ vaccine Covid-19 cho Đài Loan. Lithuania và Đài Loan sẽ mở cơ quan đại diện ngoại giao ở các thủ đô của nhau trước cuối năm nay, mặc dù Bắc Kinh đã phản đối kế hoạch này.
Trung Quốc cũng phản ứng giận dữ sau khi các nhà làm luật của Liên minh châu Âu (EU) bỏ phiếu thông qua một nghị quyết không ràng buộc vào sáng 21/10 nhằm kêu gọi Ủy ban châu Âu (EC) thực hiện các động thái cần thiết liên quan tới một thỏa thuận đầu tư với Đài Loan, cũng như tăng cường quan hệ với hòn đảo. Bắc Kinh tuyên bố phản đối “bất cứ hành động can thiệp của nước ngoài nào vào Đài Loan”.
10 máy bay quân sự Trung Quốc áp sát Đài Loan
Trung Quốc điều 8 tiêm kích, 2 trinh sát cơ tiến vào vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan, sau khi hòn đảo muốn tăng chi tiêu quân sự.
Cơ quan phòng vệ Đài Loan cho biết biên đội máy bay quân sự Trung Quốc gồm 6 tiêm kích J-16, hai tiêm kích J-11, một máy bay tuần thám săn ngầm Y-8 và một máy bay trinh sát Y-8 tiến vào vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của hòn đảo hôm nay.
Lực lượng phòng vệ trên không Đài Loan điều tiêm kích ứng phó và phát cảnh báo qua sóng vô tuyến với nhóm máy bay Trung Quốc. Các hệ thống tên lửa phòng không của hòn đảo cũng được kích hoạt để giám sát biên đội phi cơ đại lục.
Các tiêm kích Trung Quốc bay gần khu vực quần đảo Đông Sa do Đài Bắc kiểm soát, trong khi hai chiếc Y-8 bay vào kênh Ba Sĩ nằm giữa đảo Đài Loan và Philippines, cơ quan phòng vệ của hòn đảo cho biết.
Trung Quốc chưa bình luận về thông tin trên.
Tiêm kích J-16 thuộc biên chế Bộ Tư lệnh Chiến khu phía Đông của Trung Quốc chuẩn bị cất cánh trong buổi huấn luyện tháng 2/2019. Ảnh: PLA .
Vụ áp sát xảy ra một ngày sau khi giới chức Đài Loan đề xuất tăng chi tiêu quân sự thêm gần 9 tỷ USD trong 5 năm tới, bao gồm khoản chi cho tên lửa mới, đồng thời cho rằng hòn đảo cần khẩn cấp nâng cấp vũ khí khi đối mặt với "mối đe dọa nghiêm trọng" từ Trung Quốc đại lục.
Lãnh đạo Hành chính viện Đài Loan Tô Trinh Xương ngày 17/9 nói cơ quan này phải xem xét mối đe dọa từ Trung Quốc đại lục "một cách nghiêm túc". Ông Tô cho biết chi tiêu quân sự của Đài Loan dựa trên nhu cầu phòng thủ của hòn đảo và họ cần chuẩn bị tốt nhất để không xảy ra xung đột vũ trang.
Trước đó, lãnh đạo cơ quan ngoại giao Đài Loan Ngô Chiêu Tiếp nhận định hòn đảo là "pháo đài trên biển" ngăn Trung Quốc tiến vào Thái Bình Dương. Văn phòng Các vấn đề Đài Loan của Trung Quốc ngày 17/9 chỉ trích nhận định của ông Ngô, gọi đây là hành vi "đánh lừa dư luận, cấu kết với các lực lượng nước ngoài để chống Trung Quốc".
Trung Quốc luôn coi Đài Loan là một tỉnh chờ thống nhất và tuyên bố sẵn sàng sử dụng vũ lực nếu cần. Quân đội Trung Quốc tổ chức nhiều cuộc diễn tập xung quanh Đài Loan với các loại vũ khí tối tân, đồng thời liên tục điều máy bay quân sự áp sát hòn đảo, buộc phòng vệ Đài Loan phải tốn nhiều chi phí, nhân lực để ngăn chặn.
Động lực thúc đẩy Anh điều chiến hạm trực chiến ở châu Á Việc điều hai chiến hạm thường trực ở châu Á sẽ giúp Anh muốn mở rộng ảnh hưởng và san sẻ gánh nặng "đối phó Trung Quốc" với Mỹ. Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace ngày 20/7 cho biết nước này sẽ điều hai chiến hạm tới trực chiến tại các vùng biển châu Á. Các chiến hạm Anh dự kiến hỗ...