Ảnh: Cận cảnh bên trong nhà hát 117 tỷ đồng “đắp chiếu” ở Hà Nội
Với mức đầu tư hơn 117 tỷ đồng, dự án nhà hát của huyện Đan Phượng, Hà Nội trông rất hoành tráng nhưng đang “đắp chiếu” suốt 4 năm qua do không đảm bảo về PCCC
Dự án hiện đại Nhà hát huyện Đan Phượng (TP.Hà Nội) được triển khai từ năm 2012 và hoàn thành năm 2014, tuy nhiên cho đến nay nhà hát này vẫn chưa đi vào hoạt động.
Theo dự kiến khi bắt đầu xây dựng của huyện Đan Phượng, nhà hát đi vào hoạt động từ năm 2014. Tuy nhiên, từ đó đến nay, nhà hát này vẫn chưa chính thức đi vào hoạt động với lý do không đảm bảo an toàn về PCCC.
Nhà hát huyện Đan Phượng được khởi công từ ngày 23.2.2012 cao 3 tầng, có tổng diện tích sàn hơn 7.000 m2, diện tích sử dụng đất hơn 10.500 m2, với tổng đầu tư hơn 117 tỷ đồng.
Bên trong nhà hát.
Công trình cơ bản đã được hoàn thiện, gồm 1 khán phòng gần 700 chỗ ngồi cùng 20 phòng chức năng khác.
Các thiết bị đã được lắp đặt.
Video đang HOT
Nhiều thiết bị đã được lắp đặt nhưng ít được sử dụng hoặc nằm kho.
Từ năm 2017, thư viện huyện được chuyển về đây sử dụng.
Công trình này luôn nằm trong tình trạng khóa cổng, bụi bặm, cỏ cây xung quanh mọc um tùm.
Đại diện UBND huyện Đan Phượng cho biết hiện huyện đang khắc phục các điều kiện về PCCC. Dự kiến trong năm 2019, công trình sẽ chính thức đi vào hoạt động.
Theo Huy Thanh (Người lao động)
Nhà hát cấp huyện hơn trăm tỷ đồng 6 năm chưa xây xong
Nhà hát huyện Đan Phượng (Hà Nội) được xây dựng từ tháng 2/2012 với mức đầu tư hơn 117 tỷ đồng, đến nay đã cơ bản hoàn thành nhưng vẫn chưa thể chính thức hoạt động vì còn phải chờ đáp ứng đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy.
Nhà hát huyện Đan Phượng được khởi công từ ngày 23/2/2012, cao 3 tầng, có tổng diện tích sàn hơn 7.000 m2, diện tích sử dụng đất hơn 10.500m2, với tổng đầu tư hơn 117 tỷ đồng.
Trải qua 6 năm xây dựng, đến nay các hạng mục của nhà hát này cơ bản đã hoàn thành, nhưng vẫn chưa đưa vào hoạt động chính thức.
Ông Nguyễn Văn Vĩnh, Giám đốc Trung tâm VHTT&TT huyện Đan Phượng, cho biết: "Hiện nay, về cơ bản công trình đã xây dựng xong nhưng vẫn chưa đi vào hoạt động chính thức do chưa đảm bảo điều kiện PCCC. Ở đây cũng thường xuyên tố chức các lớp văn nghệ, thể thao..."
Sân khấu được trang bị hệ thống đèn chiếu sáng, sàn được ốp gỗ sẵn sàng cho việc tổ chức biểu diễn nghệ thuật.
Khu ngồi của khán giả với sức chứa khoảng 650 người.
Nhà hát đã được trang bị hệ thống loa cây và loa treo tường, tuy nhiên loa bị một lớp bụi phủ, không có dấu hiệu sử dụng trong một thời gian dài.
Hệ thống điện đã sẵn sàng đi vào hoạt động.
Nhà hát được bố trí biển cảnh báo PCCC, có trang bị bình chứa cháy dạng bọt.
Khu sảnh tâng 1 và tầng 2 nhà hát huyện Đan Phượng.
Cứa chính luôn trong tình trạng khóa trái.
Thư viện nằm trong khuôn viên nhà hát được mở vào các ngày trong tuần để phục vụ người dân.
Theo ông Nguyễn Viết Thái, đại diện Ban quản lý Dự án huyện Đan Phượng, Ban quản lý Dự án huyện Đan Phượng đã lên kế hoạch xây dựng bổ sung một số hạng mục PCCC để nhà hát sớm đi vào hoạt động chính thức.
Dự kiến, Nhà hát huyện Đan Phượng sẽ đi vào hoạt động trong năm 2019.
Toàn Vũ
Theo Dantri
Chủ tịch TP.HCM: Không vì nhà hát giao hưởng mà dừng giải quyết ngập nước, kẹt xe Theo Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong, không phải vì đầu tư nhà hát giao hưởng mà TP phải dừng lại các công việc cấp bách đang phải đối diện như kẹt xe, ngập nước, quá tải bệnh viện... Bên lề hội thảo khoa học "Quản lý đô thị trên địa bàn TP.HCM: Thực trạng, vấn đề và giải pháp" do Hội...