Anh cải tổ hệ thống đường sắt đáp ứng nhu cầu đi lại sau thời kỳ dịch bệnh COVID-19
Chính phủ Anh ngày 20/5 công bố kế hoạch cải tổ hệ thống đường sắt với việc lập cơ quan vận hành mới và áp dụng cơ chế mới để quản lý giá và việc đặt chỗ một cách tập trung. Đây là cuộc cải tổ đường sắt lớn nhất của Anh trong 1/4 thế kỷ qua.
Công nhân làm việc tại nhà ga Paddington ở phía tây thủ đô London, Anh. Ảnh tư liêu: AFP/TTXVN
Trong thông báo về kế hoạch trên, Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết Chính phủ Anh sẽ nắm quyền kiểm soát lớn hơn trong lĩnh vực đường sắt vốn thực hiện tư nhân hóa từ những năm 90 của thế kỷ 20. Cơ quan mới có tên là Great British Railways, gợi nhớ tới tên gọi công ty British Railways từng thuộc sở hữu nhà nước.
Tuy nhiên, ông Johnson khẳng định kế hoạch này không phải quốc hữu hóa trở lại ngành đường sắt mà là đơn giản hóa các thủ tục, cho phép các công ty tư nhân được ký hợp đồng để vận hành tàu và cạnh tranh với nhau trong cung cấp dịch vụ.
Video đang HOT
Theo thông báo tối 19/5 của Bộ Giao thông vận tải Anh, Great British Railways sẽ hợp nhất các tuyến đường sắt, sở hữu cơ sở hạ tầng, quản lý doanh thu từ tiền bán vé, điều hành và lập kế hoạch mạng lưới dịch vụ đường sắt, quy định phần lớn giá vé và lịch trình. Bộ trưởng Giao thông Anh Grant Shapps nhấn mạnh Great British Railways sẽ cung cấp dịch vụ đường sắt hiện đại và thân thiện môi trường, giúp Anh đạt được mục tiêu đã đề ra về trung hòa khí thải carbon.
Dự kiến, Chính phủ Anh sẽ dỡ bỏ hầu hết các biện pháp hạn chế phòng dịch COVID-19 từ ngày 21/6 tới. London chủ trương sẽ đề xuất mức giá linh hoạt theo mùa khi nhiều người lao động dự kiến sẽ tiếp tục làm việc tại nhà, thay vì đến công sở.
Theo số liệu thống kê chính thức, có tổng cộng 35 triệu chuyến tàu hoạt động trong quý II/2020 – thời điểm Anh thực hiện lệnh phong tỏa đầu tiên, trong khi con số cùng kỳ năm trước đó là 400 triệu chuyến.
Trong khi đó, Hy Lạp đang kỳ vọng quá trình nâng cấp vừa mới hoàn tất sẽ giúp hệ thống sân bay của nước này đáp ứng nhu cầu đi lại tự do bùng nổ trong mùa Hè này sau nhiều tháng thực hiện lệnh phong tỏa do dịch COVID-19.
Dự án nâng cấp 14 sân bay của Hy Lạp được khởi động vào năm 2017 với tổng trị giá đầu tư lên tới 440 triệu euro. Ngày 19/5, sân bay Thessaloniki mở rộng đã mở cửa đón khách với thêm nhiều cửa khởi hành và các quầy bán lẻ. Đây là công trình được hoàn thiện sau cùng trong dự án nâng cấp tổng thể nói trên. Dự kiến, sân bay này có thể đón tiếp 10 triệu lượt khách mỗi năm so với con số 6,9 triệu lượt khách tại thời điểm năm 2019, trước khi dịch bệnh bùng phát.
Ngành du lịch đóng góp 1/5 tổng nguồn thu kinh tế của Hy Lạp. Từ ngày 14/5, quốc gia châu Âu này đã dỡ bỏ quy định cách ly đối với du khách không phải là công dân các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) nếu có tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 hoặc có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2. Hy Lạp đặt mục tiêu tiêm chủng cho toàn bộ người trưởng thành vào tháng 7 tới nhằm khẳng định là điểm đến du lịch an toàn đối với du khách.
Vaccine của Moderna có hiệu quả phòng ngừa biến thể mới phát hiện tại Anh, Nam Phi
Ngày 25/1, Công ty công nghệ sinh học Moderna của Mỹ thông báo các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy vaccine ngừa COVID-19 của hãng này có hiệu quả bảo vệ trước những biến thể mới của virus SARS-CoV-2 phát hiện tại Anh và Nam Phi.
Vaccine phòng COVID-19 của hãng dược phẩm Moderna. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo Moderna, nghiên cứu cho thấy mức độ kháng thể sản sinh để kháng lại biến thể mới của virus phát hiện tại Anh không thay đổi. Trong khi đó, mức độ sản sinh kháng thể để kháng lại biến thể mới của virus phát hiện tại Nam Phi thì giảm 6 lần so với thông thường nhưng vẫn duy trì ở các mức đạt yêu cầu để bảo vệ cơ thể trước COVID-19. Cụ thể, để nghiên cứu hiệu quả của vaccine hiện có (mRNA-1273), Moderna đã lấy các mẫu máu của 8 người đã tiêm 2 mũi vaccine và 2 linh trưởng cũng đã được tiêm chủng.
Với biến thể mới của virus được phát hiện tại Anh, nghiên cứu chỉ ra không có thay đổi trong mức độ kháng thể sản sinh để ngăn chặn virus sau các mũi tiêm. Tuy nhiên, với biến thể mới phát hiện tại Nam Phi, mức độ kháng thể sản sinh giảm 6 lần. Các thí nghiệm sơ bộ trên linh trưởng cho thấy dù giảm nhưng mức kháng thể sản sinh vẫn cao hơn mức cần thiết để bảo vệ cơ thể trước COVID-19.
Giám đốc điều hành của Moderna Srephane Bancel cho biết những số liệu mới giúp củng cố niềm tin rằng vaccine của hãng có hiệu quả bảo vệ trước những biến thể mới phát hiện. Tuy nhiên, để thận trọng hơn, Moderna sẽ thử nghiệm bổ sung thêm một mũi vaccine- tức là sẽ tiêm tổng cộng 3 mũi trong một liệu trình- và cũng mới bắt đầu thử nghiệm tiền lâm sàng mũi tiêm đặc biệt thứ 2 với biến thể mới của virus phát hiện tại Nam Phi.
Moderna đã phối hợp với Viện Sức khỏe quốc gia Mỹ để tiến hành các thí nghiệm và cũng đã nộp nghiên cứu cho một bên thứ 3 để được cộng đồng khoa học phân tích rộng hơn.
Moderna nghiên cứu vaccine chống chủng nCoV siêu lây nhiễm Vaccine của Moderna tỏ ra hiệu quả với biến chủng nCoV siêu lây nhiễm ghi nhận tại Anh và Nam Phi, theo kết quả từ phòng thí nghiệm. Tập đoàn Moderna hôm 24/1 cho biết loại vaccine hai mũi tiêu chuẩn của họ vẫn tạo ra kháng thể chống lại biến chủng nCoV mới, bao gồm các chủng siêu lây nhiễm được phát...