Anh: Các trường đại học “thất thu” học phí do dịch COVID-19
Dịch COVID-19 khiến các trường đại học ở Anh phải hoãn, hủy các chương trình học cho các sinh viên đến từ Trung Quốc cùng những nước bị ảnh hưởng khác, làm cho London thất thu hàng trăm triệu bảng.
Hành khách đeo khẩu trang để phòng tránh lây nhiễm virus corona chủng mới gây dịch viêm phổi tại sân bay Heathrow, London, Anh, ngày 28/1/2020. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Các trường đại học ở Vương quốc Anh đang đối mặt nguy cơ “thất thu” hàng trăm triệu bảng Anh tiền học phí do sự bùng phát dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đã buộc các sinh viên quốc tế đến từ Trung Quốc và những quốc gia khác bị ảnh hưởng bởi dịch phải hủy hoặc hoãn đăng ký tham gia các chương trình học.
Theo tờ Guardian, hầu hết các trường đại học ở Anh đang lên kế hoạch cho các sinh viên mới đến từ Trung Quốc được hoãn chương trình học cho đến tháng 1/2021 và cung cấp các chương trình giảng dạy trực tuyến.
Các bài kiểm tra, trong đó có kiểm tra tiếng Anh, mà học viên phải trải qua để được cấp thị thực và nhập học đã bị hủy tại Trung Quốc.
Trong khi đó, lãnh đạo các trường đại học ở Anh cho biết các sinh viên đến từ Trung Quốc và các nước khác đã tỏ lo ngại về sự ứng phó của Chính phủ Anh đối với dịch COVID-19 và một số sinh viên đã yêu cầu hoãn chương trình học để lấy lại học phí và trở về nước.
Các trường đại học ở Anh đang ngày càng phụ thuộc vào nguồn học phí thu được từ các sinh viên quốc tế, trong đó một phần không nhỏ đến từ các sinh viên Trung Quốc.
Video đang HOT
Hiện có hơn 120.000 sinh viên từ Trung Quốc đang theo học ở Anh cũng như 17.000 sinh viên khác đến từ hai Khu hành chính đặc biệt Hong Kong và Macau và 8.000 sinh viên từ Hàn Quốc và Nhật Bản.
Ước tính, nếu số sinh viên ở các nước và vùng lãnh thổ kể trên đăng ký theo học ở các trường đại học của Anh giảm 10%, thì các trường đại học này sẽ thất thu ít nhất 200 triệu bảng Anh tiền học phí.
Học phí mà các sinh viên quốc tế đăng ký theo học ở các trường đại học ở Anh có thể dao động từ 60.000 bảng Anh/năm để lấy bằng thạc sỹ chuyên ngành quản trị kinh doanh (MBA) ở các trường danh tiếng như Said Business School của Oxford đến khoảng 21.000 bảng/năm cho bằng cử nhân ở trường University College London.
Theo Vivienne Stern, Giám đốc Universities UK International (UUK), tổ chức bảo trợ đại diện cho các trường đại học ở Anh, cho rằng dịch COVID-19 có thể tác động đáng kể tới hoạt động tuyển sinh trong năm 2020 và thời gian nhập học đối với cả các sinh viên quốc tế chứ không chỉ các sinh viên đến từ Trung Quốc./.
Anh Quân
Theo TTXVN/Vietnamplus
Sinh viên Hàn từ chối học online, đòi hoàn trả học phí vì dịch
Nhiều sinh viên cho rằng lớp học trực tuyến không thể thay thế việc nghe giảng trực tiếp và họ nên được trả một phần học phí vì không được hưởng chất lượng dạy tốt nhất.
Nhiều sinh viên đại học ở Hàn Quốc bày tỏ mối lo ngại về tính hiệu quả của các lớp học trực tuyến do trường tổ chức trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn diễn biến khó lường. Trong đó, không ít người bày tỏ quan điểm trường nên hoàn trả một phần học phí, theo Korea Times.
Những lớp học online được đánh giá là không thể thay thế việc lên lớp trực tiếp, tận mắt nhìn và nghe thầy cô giảng. Ngoài ra, với các môn học cần đi thực tế, biểu diễn hay thực hành trong phòng thí nghiệm, việc học trực tuyến không thể giải quyết được.
Phần lớn số sinh viên cho rằng học online không đảm bảo chất lượng và nhà trường nên hoàn trả một phần học phí. Ảnh: Reuters.
Học kỳ mùa xuân của sinh viên xứ củ sâm bắt đầu vào ngày 9/3, muộn hơn một tuần so với thường niên, theo Bộ Giáo dục Hàn Quốc. Tuy nhiên, theo hướng dẫn của Bộ, các trường đại học sẽ chỉ cung cấp những bài giảng online cho đến ngày 23/3 để sinh viên học từ xa, không phải đến trường.
Hiệp hội Cộng đồng Sinh viên nước này, hiệp hội gồm 49 hội đồng sinh viên tại các trường trên toàn quốc, đã thực hiện một cuộc khảo sát trực tuyến với hơn 12.000 thành viên trong 5 ngày từ 27/2.
Theo khảo sát, 83,8% số người được hỏi cho biết các trường đại học nên hoàn trả một phần học phí khi sinh viên bắt đầu học muộn và chỉ được học qua những lớp trực tuyến. Nhiều sinh viên cũng bày tỏ quan ngại đến chất lượng của các lớp học trực tuyến và lớp học bù trong khi những lựa chọn thay thế khác bị hạn chế.
Mặt khác, đối với những sinh viên khuyết tật, việc nắm bắt các bài giảng trên mạng càng khó khăn hơn. 70,2% số người cho biết nhà trường nên làm thêm phụ đề hay dùng ngôn ngữ ký hiệu.
Theo Bộ Giáo dục nước này, ngay cả khi các trường đại học lùi lịch mở lớp hay giảm số lượng lớp học, luật hiện hành quy định trong mỗi học kỳ, tối thiểu số giờ lên lớp phải ở mức 15 giờ.
Quang cảnh trường Đại học Yonsei (Hàn Quốc) không một bóng sinh viên. Ảnh: Yonhap.
Những trường trì hoãn lịch quay trở lại của sinh viên do lo sợ virus corona sẽ phải tổ chức thêm các lớp học bù vào buổi sáng, buổi tối vào trong hoặc cuối tuần để sinh viên bắt kịp chương trình học.
Khi Đại học Sungkyunkwan (Seoul) đưa ra thông báo hoãn học kỳ mới thêm một tuần, các lớp học buộc phải dừng lại trong hai tuần nữa. "Sinh viên sẽ lên lớp từ ngày 6/4. Trong thời gian không đến trường, các bài giảng trực tuyến sẽ được cung cấp trong đủ một tháng", Shin Dong-ryeol, hiệu trưởng trường nói trong một bức thư gửi cho toàn thể sinh viên.
Ông Shin nhấn mạnh đây là giải pháp duy nhất trong bối cảnh cần bảo vệ sức khỏe cho sinh viên, giảng viên và nhân viên nhà trường khỏi các nguy cơ lây nhiễm virus.
Tất cả các lớp học tại Đại học Kookmin (Seoul) cũng sẽ diễn ra dưới hình thức online trong vòng một tháng sau khi kỳ học mới bắt đầu.
Tại nhiều trường đại học ở thủ đô Seoul như Đại học Konkuk, Đại học Yonsei, Đại học Ewha Woman và Đại học Ngoại ngữ Hankuk, việc học từ xa sẽ duy trì trong ít nhất hai tuần.
Theo Zing
Hồng Kông: Trường học đóng cửa, phụ huynh muốn hoàn học phí Email chồng chất, phía công ty gọi điện liên tục, công việc ngập đầu nhưng những đứa trẻ của Jackie Yang không chịu ngồi yên học bài để cô tập trung làm việc. Ảnh minh họa Phụ huynh đòi trả lại học phí "Mẹ ơi, con không đăng nhập được máy tính", hay "Mẹ ơi, in bài tập cho con"... Cứ như thế...