Anh bơm thêm 7,5 tỷ USD chống Covid-19
Chính phủ Anh dành thêm 7,5 tỷ USD để giúp hệ thống y tế trang trải chi phí phát sinh, giải quyết áp lực do Covid-19.
“Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS) đồng hành với chúng ta trong suốt đại dịch, song điều trị bệnh nhân Covid-19 đã gây ra những tồn đọng lớn”, Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết trong thông cáo ngày 6/9 về khoản ngân sách 7,5 tỷ USD dành cho NHS.
“Khoản ngân sách này sẽ được chuyển thẳng đến tuyến đầu để cung cấp các phương pháp điều trị cần thiết cho nhiều bệnh nhân hơn, vốn chưa được chuyển đến cho họ đủ nhanh”, thông cáo có đoạn. Tổng ngân sách hỗ trợ NHS chống Covid-19 trong năm nay lên tới hơn 47 tỷ USD.
Dân Anh tiêm vaccine Covid-19 tại một điểm tiêm chủng ở s ân vận động London ngày 19/6. Ảnh: Reuters.
Anh ghi nhận 7.0187.927 ca nhiễm và 133.274 ca tử vong, tăng 41.192 và 45 ca trong 24 giờ qua. Danh sách bệnh nhân chờ đợi để điều trị theo diện thông thường và nhu cầu dịch vụ khẩn cấp ở Anh mùa hè này tăng chưa từng có tại các bệnh viện, gây ra áp lực lớn đối với hệ thống y tế.
Liên đoàn NHS, đại diện cho các tổ chức trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, hồi tuần trước cảnh báo dịch vụ y tế Anh sẽ cần gần 14 tỷ USD mỗi năm để giảm lượng bệnh nhân Covid-19 tồn đọng và trang trải chi phí phát sinh do đại dịch.
Khoản ngân sách bổ sung được chính phủ Anh công bố ngày 6/9 gồm 1,4 tỷ USD để giải quyết lượng công việc tồn đọng, 3,9 tỷ USD trang trải chi phí liên quan như tăng cường biện pháp kiểm soát lây nhiễm, giữ an toàn cho nhân viên bệnh viện và bệnh nhân trước nCoV.
Theo số liệu của NHS Anh, số người phải nhập viện trong tháng 6 tăng lên 5,54 triệu, con số hàng tháng cao nhất từ khi hồ sơ này được lập. Bộ trưởng Y tế Anh Sajid Javid hồi tuần trước ước tính khoảng 7 triệu người cần sử dụng dịch vụ y tế trong đại dịch không thể tiếp cận điều này, danh sách chờ đợi sẽ còn tăng cao hơn nữa khi nhiều người tìm đến các cơ sở y tế để được chăm sóc.
Trong khi đó, số ca nhiễm tại Anh xu hướng tăng trở lại trong tháng qua, kéo theo nguy cơ tăng số người cần nhập viện. Dịch vụ xe cứu thương của Anh xử lý gần hai triệu cuộc gọi trong tháng 7, cao nhất trong nhiều tháng qua. Hơn 2.200 bệnh nhân thuộc diện cấp cứu hoặc bị tai nạn phải chờ tới 12 tiếng để được đưa vào phòng bệnh.
Thế giới ghi nhận 221.929.941 ca nhiễm và 4.587.773 ca tử vong, tăng lần lượt 519.338 và 11.403 ca, trong khi 198.520.490 người đã hồi phục, theo trang thống kê thời gian thực Worldometers.
Australia báo cáo 63.142 ca nhiễm và 1.044 ca tử vong, tăng 1.533 và 5 ca.
Giới chức Australia đang đẩy nhanh chương trình tiêm chủng nhằm chấm dứt đợt phong tỏa tại khu vực bờ biển phía đông nam với hy vọng đưa kỳ lễ Giáng sinh trở lại bình thường.
Video đang HOT
Hơn 15 triệu người ở bang Victoria, bang New South Wales và vùng Lãnh thổ Thủ đô Australia đang chịu lệnh phong tỏa khi chính phủ cố gắng dập tắt đợt bùng phát kéo dài nhiều tháng liên quan biến chủng Delta.
Australia lên kế hoạch mở cửa biên giới, vốn bị đóng từ tháng 3/2020, sau khi 80% dân số tiêm vaccine Covid-19. Với tốc độ hiện nay, Australia có thể đạt mục tiêu 70% vào cuối tháng 10 hoặc đầu tháng 11.
Thủ tướng Scott Morrison thừa nhận không thể xóa sổ hoàn toàn nCoV, nhưng việc đạt được các mục tiêu tiêm chủng sẽ giúp đất nước chấm dứt tình trạng đóng cửa giữa các bang.
New Zealand ghi nhận 3.792 ca nhiễm, tăng 24 ca, trong đó gồm 27 ca tử vong.
Số ca nhiễm mới ở múc thấp khiến giới chức New Zealand tin rằng đợt bùng phát liên quan biến chủng Delta đang được kiểm soát.Bộ trưởng Y tế New Zealand Ashley Bloomfield nhận định lệnh phong tỏa và các biện pháp y tế công cộng giúp làm chậm tốc độ lây lan của nCoV, song cảnh báo đợt dịch chưa kết thúc và mọi người cần cảnh giác cao độ.
Khoảng 1,7 triệu dân thành phố Auckland, tâm dịch của đợt bùng phát lần này, đang sống dưới lệnh phong tỏa cấp độ 4 từ giữa tháng 8. Hạn chế được nới lỏng ở những nơi khác trên đất nước song trường học, văn phòng, nhà hàng cùng tất cả địa điểm công cộng vẫn đóng cửa.
Cuba báo cáo 696.904 ca nhiễm và 5.788 ca tử vong, tăng 7.230 và 85 ca trong 24 giờ qua.
Cuba ngày 6/9 trở thành nước đầu tiên trên thế giới tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ em từ hai tuổi nhằm mở cửa lại các trường học, vốn bị đóng từ tháng 3/2020. Năm học mới tại Cuba bắt đầu cùng ngày, song phần lớn học sinh học tại nhà qua chương trình giảng dạy từ xa trên truyền hình.
Sau khi hoàn thành thử nghiệm lâm sàng trên trẻ em với vaccine Abdala và Soberana, Cuba khởi động chiến dịch tiêm chủng cho nhóm 12-18 tuổi từ ngày 3/9. Trẻ em trong nhóm 2-11 tuổi tại tỉnh Cienfuegos, miền trung Cuba, ngày 6/9 bắt đầu được tiêm mũi vaccine đầu tiên.
Cuba là nước đầu tiên tại Mỹ Latinh phát triển vaccine Covid-19 dựa trên công nghệ protein tái tổ hợp, vốn không yêu cầu bảo quản ở nhiệt độ rất thấp như một số loại vaccine dùng công nghệ ARN thông tin (mRNA) đã được cấp phép khẩn cấp.
Cập nhật Covid-19 ngày 4/9: Cuba tiêm chủng cho học sinh; Nga lên án chính trị hóa điều tra nguồn gốc virus; Canada có thể lên 15.000 ca/ngày
Theo trang thống kê Worldometers, đến nay, toàn cầu ghi nhận hơn 220,6 triệu ca nhiễm Covid-19, trong đó có gần 4,57 triệu trường hợp tử vong và hơn 197,1 triệu bệnh nhân bình phục.
Canadacó nguy cơ chứng kiến 15.000 ca nhiễm Covid-19 mới mỗi ngày vào đầu tháng 10 nếu tốc độ lây nhiễm vẫn như hiện nay.
* Tại châu Mỹ
Mỹ đứng đầu khu vực và thế giới về số ca nhiễm và tử vong vì Covid-19, với số ca nhiễm gần bằng 1/5 thế giới (hơn 40,7 triệu ca) và số ca tử vong tương đương gần 1/7 thế giới (hơn gần 665 nghìn ca).
Trong khi đó, Canada có nguy cơ chứng kiến 15.000 ca nhiễm mới/ngày vào đầu tháng 10 nếu tốc độ lây nhiễm vẫn như hiện nay.
Theo các số liệu thống kê, so với những người đã tiêm vaccine Covid-19, những người chưa tiêm có nguy cơ nhiễm bệnh cao gấp 12 lần và nhập viện cao gấp 36 lần nếu bị nhiễm virus.
Hiện nhiều khu vực của Canada đang đối mặt với làn sóng dịch thứ 4 do sự lây lan nhanh của biến thể Delta.
Tổng số ca nhiễm Covid-19 tại Canada đã lên tới trên 1,5 triệu, trong đó hơn 27.000 người đã tử vong.
Trong khi đó, Cuba đã khởi động chiến dịch tiêm phòng quốc gia cho trẻ em trong độ tuổi từ 2 - 18 nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ em trước thềm khai giảng năm học mới vào đầu tuần tới.
Tuy nhiên, các em vẫn sẽ học trực tuyến cho đến khi tất cả trẻ đủ điều kiện được tiêm phòng vaccine. Dự kiến, việc học trực tiếp tại trường sẽ được nối lại vào tháng 10.
* Tại châu Á
Ấn Độ là nước bị ảnh hưởng nhất khu vực và đứng thứ hai thế giới. Số ca nhiễm tại nước này hiện là 32.944.691 ca, trong khi số ca tử vong đã lên tới 440.256 ca.
Tại Đông Nam Á, Indonesia có nhiều ca nhiễm nhất, hiện đã lên tới hơn 4,1 triệu ca, trong khi Philippines đứng thứ hai với hơn 2 triệu ca. Ở vị trí thứ ba khu vực là Malaysia với hơn 1,8 triệu ca nhiễm, theo sau là Thái Lan (1,2 triệu ca).
* Tại châu Âu
Nga và Anh bị ảnh hưởng nhất, hiện mỗi nước đều đã ghi nhận hơn 6,9 triệu ca nhiễm. Đây cũng là hai nước có số ca tử vong vì Covid-9 cao nhất châu lục, lần lượt là 185.611 ca và 133.000 ca.
Pháp đứng thứ ba với hơn 6,8 triệu ca nhiễm và 114.773 ca tử vong. Tây Ban Nha và Italy đã có hơn 4,5 triệu ca nhiễm trong khi con số này của Đức là hơn 3,99 triệu ca.
Các nước tiếp theo trong top 10 nước bị ảnh hưởng nhất còn có Ba Lan (2,8 triệu ca), Ukraine (2,2 triệu ca), Hà Lan và Czech đều đã hơn 1,6 triệu ca nhiễm.
Tại Anh , Ủy ban Hỗn hợp về Tiêm chủng (JCVI) khuyến nghị chỉ tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ em trong độ tuổi 12-15 nếu các em có vấn đề về sức khỏe và hiện "chưa đủ bằng chứng" để thực hiện tiêm đại trà cho nhóm tuổi này.
Giáo sư Wei Shen Lim, Chủ tịch phụ trách tiêm vaccine Covid-19 của JCVI cho biết, Ủy ban này đang thực hiện "một cách tiếp cận thận trọng và sẽ tiếp tục xem xét dữ liệu về an toàn của vaccine".
Bộ trưởng Y tế Anh Sajid Javid cho biết đã yêu cầu Giám đốc Y tế của 4 vùng xem xét việc tiêm chủng cho tất cả trẻ em 12-15 tuổi "từ góc độ rộng hơn", và sẽ sớm đưa ra quyết định dựa trên tư vấn của JCVI cũng như khuyến nghị từ các vùng.
Ngày 3/9, Liên minh châu Âu (EU) và tập đoàn dược phẩm khổng lồ của Anh AstraZeneca thông báo đã đạt được một thỏa hiệp kết thúc tranh cãi về thiếu hụt nguồn cung vaccine.
Theo thỏa thuận, AstraZeneca sẽ phân phối 300 triệu liều vaccine còn lại như đã cam kết theo các hợp đồng ký với EU trước tháng 4/2022 và kết thúc vụ kiện tụng tại tòa án ở Bỉ.
Liên quan đến việc điều tra nguồn gốc Covid-19 , tại phiên họp toàn thể của Diễn đàn Kinh tế phương Đông (EEF) lần thứ 6 diễn ra vào ngày 3/9, Tổng thống Nga Vladimir Putin nhận định, việc chính trị hóa nguồn gốc Covid-19 sẽ chỉ dẫn tới những kết luận không đáng tin cậy.
Theo ông Putin, các cuộc điều tra về nguồn gốc Covid-19 phải dựa trên những sự thật khách quan và mọi người cần đoàn kết trong cuộc chiến chống lại đại dịch và những hậu quả của nó.
* Tại châu Phi
Nam Phi là nước có nhiều ca nhiễm và tử vong nhất châu lục, với hơn 7,9 triệu ca nhiễm và 198.799 ca tử vong.
Đứng thứ hai là Morocco với 876.732 ca nhiễm. Tunisia đứng thứ ba về số ca nhiễm (670.027 ca) nhưng đứng thứ hai về số ca tử vong (23.710 ca).
Bộ Y tế Niger cho biết nước này đã phát hiện các trường hợp đầu tiên của biến thể Delta vào tháng 8 vừa qua, những người này đều chưa được tiêm chủng. Đây vốn là nước được xem tương đối ít bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19.
Thủ tướng Anh và nhiều thành viên Nội các chuẩn bị công du Mỹ Truyền thông Anh ngày 6/9 đưa tin Thủ tướng Boris Johnson và các bộ trưởng cấp cao nước này sẽ có chuyến thăm chính thức tới Mỹ trong vài tuần tới. Thủ tướng Anh Boris Johnson phát biểu tại cuộc họp báo ở London. Ảnh: AFP/TTXVN Theo kế hoạch, Thủ tướng Boris Johnson sẽ có bài phát biểu tại Đại hội đồng Liên...