Ảnh bìa ‘Hồi giáo hiếp châu Âu’ của tạp chí Ba Lan gây phẫn nộ
Nhiều người dùng mạng xã hội Twitter phẫn nộ và cho rằng ảnh bìa tạp chí Ba Lan có hình một phụ nữ da trắng vẻ mặt đau đớn bị 6 cánh tay đàn ông sẫm màu tấn công giống với ảnh tuyên truyền của phát xít Đức.
Bìa tạp chí wScieci. Ảnh: DW
Theo Guardian, trang bìa tuần san wSieci, tạp chí của đảng bảo thủ Ba Lan, số ra ngày 15/2 đã gây phẫn nộ trên mạng xã hội nước này. Trang bìa in ảnh một phụ nữ tóc vàng da trắng, người quấn lá cờ Liên minh châu Âu (EU). Cánh tay của ba người đàn ông đang túm tóc, giữ tay, chuẩn bị xé nát lá cờ quanh người cô.
Trên bìa in dòng chữ “Hồi giáo hãm hiếp châu Âu” và hứa hẹn “đưa tin về những gì truyền thông và tầng lớp tinh hoa Brussels đang giấu giếm công dân EU”.
Bên trong tạp chí là bài viết nói về vụ hãm hiếp và tấn công tình dục hàng trăm phụ nữ ở thành phố Cologne, Đức vào đêm giao thừa 31/12/2015. Hầu hết những người bị bắt có liên quan đến vụ tấn công đều là người di cư từ Bắc Phi.
“Dân gốc châu Âu sau sự kiện đêm giao thừa ở Cologne đau đớn nhận ra những vấn đề phát sinh từ dòng người nhập cư khổng lồ”, tác giả bài báo Aleksandra Rybinska viết. Ông cho rằng vấn đề di cư là kết quả của cuộc đụng độ không thể tránh khỏi giữa các nền văn minh theo Hồi giáo và Cơ Đốc giáo. Theo đó, người Hồi giáo đang tích cực thúc đẩy cuộc chiến này, còn người châu Âu lại cố tình bỏ qua sự tác động tiêu cực của đa văn hóa, làm chính mình sụp đổ, theo Independent.
Video đang HOT
Ngoài ra, tạp chí còn hai bài viết khác tiêu đề “Liệu châu Âu có muốn tự tử?” và “Địa ngục châu Âu”.
Bài báo xuất hiện sau khi chính phủ Ba Lan cùng với Cộng hòa Czech, Hungary và Slovakia tuyên bố sẽ hỗ trợ các nước vùng Balkan đóng cửa biên giới với Hy Lạp để ngăn dòng người tị nạn và di cư đổ về.
Theo DW, người dùng mạng xã hội toàn cầu chỉ trích hình ảnh và nội dung bài báo giống như các ấn phẩm tuyên truyền của phát xít Đức và Italy.
Người dùng Twitter có tên Jesus from Mars so sánh ảnh bìa tạp chí với tranh ảnh tuyên truyền của phát xít Đức. Ảnh: Twitter
Nhận xét về ảnh bìa và những bài viết trong tạp chí Ba Lan, chuyên gia truyền thông Henk van Ess cho rằng đó là hành vi kiếm ăn dựa trên nỗi sợ hãi của người khác. Ông nhận định với tình trạng xã hội hiện nay, “chúng ta nên sợ hãi những kẻ hãm hiếp gốc châu Âu, vì đến nay, ngày càng nhiều người châu Âu phải chịu tội hiếp dâm công dân châu Âu, hơn là người Hồi giáo”.
“Tạp chí Ba Lan nhắm mục tiêu vào những người tị nạn, coi họ là quỷ dữ. Điều này chỉ giúp những kẻ phân biệt chủng tộc càng thêm vững tin vào mình”, ông Ess nói.
Tạp chí xuất bản trong bối cảnh hôm 14/2, công tố viên thành phố Cologne Ulrich Bremer cho biết, trong số 58 nghi can bị bắt vì liên quan tới vụ tấn công đêm giao thừa, chỉ có ba người là dân tị nạn đến từ Syria và Iraq.
Hồng Hạnh
Theo VNE
Tạp chí Mỹ: Tàu ngầm Nga làm NATO kinh hãi
Sau một thời gian dài tạm lắng, hoạt động của hạm đội tàu ngầm Nga ở khu vực Bắc Đại Tây Dương đã quay trở lại mức độ thời Chiến tranh Lạnh.
Đó là nhận định của nhà báo Dave Majumdar trên tạp chí Mỹ National Interest. Ông dẫn tuyên bố của Phó Đô đốc Anh Clive Johnson, Tư lệnh Hải quân của NATO: "Các tàu ngầm hiện đại của Nga đã trở nên hiệu quả hơn bao giờ hết, làm NATO hoang mang lo ngại".
Tàu ngầm hạt nhân Project 971 Shchuka-B
Phó Đô đốc này nhận định, các tàu ngầm mới của Hải quân Nga đã vượt trội tất cả những gì mà lực lượng hải quân NATO hay Hoa Kỳ từng đối mặt trong chiến tranh lạnh. Clive Johnson chỉ ra rằng, Nga đã có những bước nhảy vọt công nghệ xuất sắc, các tàu ngầm Nga hiện đại "có phạm vi hoạt lớn, sở hữu loạt hệ thống được cải tiến và điều khiển thuận lợi".
Quả thực, sự đầu tư của Nga vào hiện đại hóa hạm đội đã thu được hiệu quả, nếu chính NATO xác nhận "tính chuyên nghiệp và khả năng điều khiển được nâng cao", nhà báo National Interest viết.
"Đó là thực tế đáng báo động", tác giả trích lời Clive Johnson từ một cuộc phỏng vấn với IHS Jane"s của Anh.
Năm ngoái, chính National Interest cũng có bài viết liệt kê các tàu ngầm đáng gờm nhất của Nga và nhận định, thời Chiến tranh lạnh, tàu ngầm của Liên Xô đã là lực lượng đáng nể. Trong thập kỷ qua, các nhà chức trách Nga tiếp tục có những nỗ lực lớn để hiện đại hóa các lực lượng vũ trang Nga. Nâng cấp các mô hình tàu ngầm thời Chiến tranh Lạnh và thiết kế các tàu ngầm hoàn toàn mới, Nga rõ ràng có kế hoạch cải thiện vị thế và tiềm năng Hạm đội hải quân của mình.
Trong danh sách các tàu ngầm đáng gờm nhất của Nga, theo liệt kê của National Interest, đứng đầu là tàu ngầm hạt nhân Project 971 Shchuka-B (NATO gọi là tàu Akula). Mặc dù không thể chạy êm như "đồng nghiệp phương Tây", tàu ngầm Akula vẫn là mối đe dọa thực sự, đặc biệt là sau một loạt cải tiến.
Đứng ở vị trí thứ hai là tàu ngầm diesel-điện dự án 877 Paltus (NATO gọi là tàu Kilo). Xếp vị trí thứ ba là tàu ngầm diesel đa năng Project 636 Varshavyanka (NATO gọi là tàu Kilo nâng cấp). National Interest dành vị trí thứ tư cho tàu ngầm hạt nhân Project 955 Borey.
Cuối cùng là các tàu ngầm hạt nhân lớp Yasen, với lượng giãn nước khi lặn là 13.500 tấn.
An Nhiên (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Nga phẫn nộ trước việc Mỹ tố Tổng thống Putin tham nhũng Điện Kremlin đã rất "phẫn nộ" trước việc Nhà Trắng ủng hộ những cáo buộc Tổng thống Nga Vladimir Putin tham nhũng được đưa ra từ Bộ Tài chính Mỹ. Telegraph đưa tin, Dmitry Peskov - phát ngôn viên của Tổng thống Putin đã kịch liệt bác bỏ những cáo buộc ông Putin tham nhũng của Bộ Tài chính Mỹ và cho đó...