Anh: Bi kịch bé trai treo cổ vì xem phim bạo lực
Một bé trai 8 tuổi ở Anh đã treo cổ tự vẫn sau khi xem một bộ phim có cảnh các vụ tự tử nghi thức.
Một cảnh trong phim Samurai cuối cùng
Lewis McGlynn, được cha mẹ cho phép xem phim bạo lực, đã chăm chú theo dõi phim “Samurai cuối cùng” có Tom Cruise đóng trước khi người bố phát hiện con mình treo cổ ở cửa phòng ngủ.
Gia đình McGlynn và những người hàng xóm đã cố hết sức để làm cậu bé hồi tỉnh nhưng em được tuyên bố đã tử vong ở bệnh viện ngay sau đó.
Một cuộc điều tra cho thấy, Lewis có rất nhiều DVD trong phòng ngủ. Số băng đĩa này là của người anh trai nhưng cha mẹ em, John và Beth, không ngăn cấm con trai nhỏ xem chúng. Lewis cũng có thói quen diễn lại các cảnh trong phim.
Video đang HOT
Hôm 10/8, nhân viên điều tra những cái chết bất thường ở Hertfordshire, Edward Thomas, đã cảnh báo về sự nguy hiểm khi cho con trẻ xem các bộ phim người lớn, khi ông kết luận cái chết của Lewis là tai nạn sau một cuộc điều tra ở Hatfield.
Lewis được bố phát hiện trong tình trạng bất tỉnh tại phòng của em trong ngôi nhà gia đình ở thành phố Welwyn Garden, Hertfordshire, lúc nửa đêm ngày 13/1. Mẹ của em cho hay, vài giờ trước khi chết, cậu bé đã tìm thấy một đoạn dây thừng từng được dùng để buộc đồ trang trí Giáng Sinh. Cậu dùng nó như một chiếc roi da, giả vờ làm Indiana Jones nhưng bị mẹ bắt trả lại chỗ cũ.
“John về nhà lúc 11h30 và vào phòng kiểm tra Lewis. Tôi nghe thấy một tiếng hét: “nó đã quấn gì đó quanh cổ”. Chồng tôi trở xuống, trên tay bế Lewis và người cháu mềm nhũn. Tôi chạy sang hàng xóm bởi vì họ biết hô hấp nhân tạo”, Beth McGlynn kể.
John McGlynn cho hay, bộ phim “Samurai cuối cùng” vẫn đang được chiếu trên màn hình trong phòng cậu bé khi anh tìm thấy con. Bộ phim năm 2003 này có các tục lệ của samurai trong đó có seppuku, một nghi lễ tự sát bằng cách moi ruột. Ở một cảnh, một nam giới tự đâm vào bụng mình bằng dao trước khi bị một người khác chém đầu.
Vivienne Pattison, giám đốc tổ chức vận động hành lang Media Watch UK, nhấn mạnh rằng cái chết của bé Lewis đã nêu bật mối nguy hiểm khi cho trẻ nhỏ phơi nhiễm các bộ phim bạo lực.
“Bạo lực không phải là vấn đề về thị hiếu mà nó rất nguy hiểm. Trường hợp không may này cho thấy những gì có thể xảy ra khi trẻ nhỏ phơi nhiễm bạo lực cực điểm. Cha mẹ phải đảm bảo họ giữ các bộ phim và trò chơi đó ngoài tầm tay trẻ nhỏ”, Pattison nói.
Theo VietNamNet
Ngày mai, Nguyễn Đức Nghĩa hầu tòa
Sát thủ máu lạnh Nguyễn Đức Nghĩa
"Cháu muốn ra trước tòa để xin lỗi bố mẹ Linh về việc làm không tha thứ được!". Đó là lời Nguyễn Đức Nghĩa nói với luật sư trước ngày xử án.
Phiên tòa sơ thẩm dự kiến sẽ mở vào ngày mai (14-7), xét xử Nguyễn Đức Nghĩa (26 tuổi, trú tại phường Lãm Hà, Kiến An, Hải Phòng) về tội giết người và cướp tài sản. Cùng ra tòa với Nghĩa là bị cáo Hoàng Thị Yến (24 tuổi, trú tại xã Đức Chính, Đồng Triều, Quảng Ninh) bị truy tố về tội không tố giác tội phạm.
Vụ việc xảy ra vào khoảng 21 giờ ngày 4-5, Nguyễn Đức Nghĩa đưa chị Nguyễn Phương Linh - người yêu cũ - đến căn hộ số 1101 nhà G4, Trung Yên (phường Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội). Tại đây, Nghĩa đã sát hại chị Nguyễn Phương Linh, chiếm đoạt tài sản của nạn nhân gồm một xe máy SCR, một máy tính xách tay và một điện thoại di động, tổng giá trị tài sản gần 30 triệu đồng.
Gia đình Nguyễn Đức Nghĩa mời luật sư Ngô Ngọc Thủy và luật sư Chu Anh Thơm bào chữa cho bị cáo. Lần cuối cùng luật sư Thủy gặp Nghĩa là vào sáng 8-7. Theo luật sư Thủy, Nghĩa trông bình thường, sức khỏe không có vấn đề gì, tỏ ra khá điềm đạm và ít nói. "Nghĩa cho biết thành tích của mình từ cấp 1 đến cấp 2 năm nào cũng được học sinh giỏi. Lên cấp 3, Nghĩa đỗ vào một trường trung học có tiếng ở Hải Phòng và năm 2004, đỗ Trường ĐH Ngoại thương thừa điểm. Bố mẹ luôn tự hào về Nghĩa. Nhiều lần Nghĩa rơi nước mắt khi kể lại những chuyện quá khứ" - luật sư Thủy kể.
Cũng theo luật sư Thủy, khi được hỏi hành động dã man của Nghĩa có phải do xem quá nhiều phim bạo lực hay không, Nghĩa nói chỉ thích phim tình cảm, tâm lý. Ngoài ra, còn thích đọc sách, nghe nhạc và chơi game. Theo luật sư Thủy, Nghĩa tỏ ra rất thanh thản và sẵn sàng hầu tòa trong phiên xử ngày 14-7 tới bởi đã nhận thức rõ tội lỗi của mình. Trong những ngày chờ xét xử, chính Nghĩa cũng đã bị "tòa án lương tâm" phán xét. Trước đó, Nghĩa cũng đã từng viết một bức thư ăn năn gửi tới mọi người.
Theo các luật sư, bào chữa cho Nghĩa không nhằm mục đích gỡ tội mà muốn thông qua luật sư để nêu rõ bản chất của Nghĩa không phải là một tên tội phạm từ trước. "Việc làm rõ tội của Nghĩa không chỉ gia đình Nghĩa mà gia đình nạn nhân cũng quan tâm" - luật sư Thủy nhận xét.
Tuy nhiên, luật sư Thủy cho rằng hành vi giết người của Nghĩa không phải là "man rợ" như cáo trạng truy tố mà chỉ có "hành vi che giấu tội phạm man rợ" và ông sẽ bào chữa theo hướng này để cơ quan pháp luật đánh giá đúng mức độ tội trạng. Mặt khác, sau khi bị bắt, Nghĩa đã khai báo thành khẩn và chính xác. Các cơ quan điều tra đã kiểm tra lời khai bằng thực tế, các tình tiết liên quan đúng như Nghĩa khai.
Ông Thủy nhận định: Các vụ giết người gần đây trong các khu nhà chung cư có nhiều hệ lụy do hoàn cảnh gây ra. Những người phạm tội giết người sau đó mới hoảng hốt bỏ trốn, đốt xác, cắt nhỏ từng phần để tẩu tán, phi tang. Bởi chung cư có những đặc điểm riêng như có nhân viên bảo vệ, hệ thống camera giám sát. "Một số người đặt câu hỏi tại sao tôi lại đứng ra bảo vệ cho kẻ giết người cướp của như vậy? Tôi cho rằng tội đến đâu thì làm rõ tới đó theo pháp luật. Tôi bảo vệ những lợi ích hợp pháp còn lại của bị cáo" - luật sư Thủy trải lòng.
Theo Người lao động
Nguyễn Đức Nghĩa khóc trước ngày xử Nguyễn Đức Nghĩa tại cơ quan điều tra 8h30 sáng 8/7, trong buổi tiếp xúc với LS Ngô Ngọc Thủy và LS Chu Anh Thơm (hai luật sư được gia đình bị cáo Nghĩa mời bào chữa) trước khi phiên tòa sơ thẩm được mở vào ngày 14/7 tới, Nguyễn Đức Nghĩa đã bật khóc và nói, khi ra tòa sẽ gửi lời...