Ảnh bé trai Syria chết đuối bị IS dùng để hù dọa người di cư
Đi kèm với hình ảnh bé trai Syria, IS đưa ra thông điệp: Người tị nạn Syria đang “phạm một tội lớn đầy nguy hiểm” khi tìm nơi trú ẩn ở phương Tây.
Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đăng tải bức ảnh chụp thi thể Alan Kurdi, ba tuổi, nằm úp mặt trên một bãi biển Thổ Nhĩ Kỳ trong một bài viết bằng tiếng Anh trên Dabiq, tạp chí cực đoan của nhóm phiến quân, với tiêu đề “Sự nguy hiểm khi từ bỏ Darul-Islam”. Darul-Islam, hay vùng đất Hồi giáo, ám chỉ “đế chế” do IS tự thiết lập ở Iraq và Syria.
Bức ảnh thi thể bé trai Syria chết đuối, dạt vào bãi biển Thổ Nhĩ Kỳ gây chấn động thế giới
Ngoài bức ảnh Alan, IS còn dành hai trang trong Dabiq số mới nhất để đăng hình ảnh phá hủy đền cổ Bel ở thành phố Palmyra, công trình văn hóa được xây dựng từ năm 32.
Bức ảnh chụp thi thể Alan Kurdi, ba tuổi, nằm úp mặt trên một bãi biển Thổ Nhĩ Kỳ gây phẫn nộ trên toàn cầu, tạo ra áp lực buộc các lãnh đạo châu Âu phải tiếp nhận người tị nạn Syria. Alan gặp nạn khi cùng gia đình tháo chạy khỏi Kobani, thị trấn biên giới Syria, đi tìm sự an toàn ở Canada.
Sau khi bức ảnh chụp Alan Kurdi được lan truyền, các quốc gia trên thế giới bắt đầu có những động thái nhằm giải quyết vấn đề người tỵ nạn.
Video đang HOT
Theo dự kiến, các nhà lãnh đạo châu ÂU sẽ họp thượng đỉnh ở Brussels vào ngày 14/9 để bàn cách giải quyết khủng hoảng. Đức, Italy và Pháp kêu gọi phân bổ người tị nạn công bằng hơn trên toàn Liên minh châu Âu (EU)
Theo Sputnik, Thủ tướng Anh – David Cameron mới đây đã tuyên bố sẵn sàng tiếp nhận thêm hàng nghìn người dân tỵ nạn từ Syria trong cuộc hội đàm tại Bồ Đào Nha.
Theo ông Cameron, Vương Quốc Anh nhận thấy họ cần phải ghé đôi vai gánh “trách nhiệm đạo đức” và đảm bảo cuộc sống cho những thường dân đến từ các quốc gia gặp xung đột, đặc biệt là Syria. Việc tiếp nhận sẽ thông qua các trại tỵ nạn của Liên Hợp Quốc chứ không qua những người tự do.
Gần đây nhất, Áo và Đức – đã quyết định mở cửa phần biên giới gần với châu Á nhất của mình để tiếp nhận một số người tỵ nạn đang cạn kiệt lương thực, thực phẩm trong thời gian qua với sự giúp đỡ của Hungary.
Phía Đức, nhà chức trách tuyên bố 1.000 người tỵ nạn được dự kiến sẽ qua biên giới của họ trong ngày thứ Bảy (5/9) và sẽ được đưa tới Munich nhanh nhất, theo Reuters, còn con số này của Áo là 6.000 người trong vài ngày qua.
Trong diễn biến liên quan, Bộ trưởng Quốc phòng Hungary ông Csaba Hende cho biết có thể triển khai 3.500 binh sĩ tới biên giới phía Nam giáp Serbia để ổn định tình hình người tỵ nạn.
Đức được xem là một trong những quốc gia tích cực nhất trong thời gian qua với các hoạt động ủng hộ người tỵ nạn. Điển hình là các trận đấu ở Bundesliga, các cổ động viên giơ cao biểu ngữ vì người tỵ nạn và kêu gọi Chính phủ cũng như nhiều tổ chức chung tay giúp đỡ.
Thanh Ngọc
Theo_Người Đưa Tin
Đảo nhân tạo ở biển Đông dùng để cải thiện dự báo thời tiết?
Hãng tin IBTimes cho biết Bắc Kinh tuyên bố chương trình cải tạo đất ở vùng biển Đông đang tranh chấp là nhằm cải thiện chất lượng dự báo thời tiết.Theo phía Mỹ, Trung Quốc đã cải tạo khoảng 2.000 mẫu đất ở các rạn và đảo san hô trong những năm gần đây một cách trái pháp luật với thái độ ngày càng hung hăng, hiếu chiến. Các đảo nhân tạo có thể được dùng để xây dựng các căn cứ quân sự, củng cố chủ quyền mà Bắc Kinh đã tuyên bố trong khu vực.
Tuy nhiên, khi phát biểu trước thềm cuộc đàm phán quan trọng giữa Mỹ-Trung, hai nhà khoa học hàng đầu Trung Quốc đã nói rằng mục đích chính của các hoạt động xây dựng đảo gây tranh cãi là để cải thiện chất lương dự báo thời tiết.
Theo Trung Quốc, đảo nhân tạo có thể cải thiện chất lượng dự báo thời tiết. (Ảnh: CSIS)
Trao đổi với tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Ông Ding Yihui của Học viện Kỹ thuật Trung Quốc cho biết: "Việc xây dựng cơ sở hạ tầng để quan sát và truyền thông là bước đầu tiên nhằm tăng cường và cải thiện giám sát khí tượng biển, cảnh báo, dự báo và nghiên cứu khoa học." Theo tờ SCMP, cũng trong cuộc phỏng vấn với Nhân dân Nhật báo, ông Zhen Gouguang, Cục trưởng Cục Khí tượng Trung Quốc cho biết, việc xây dựng các cơ sở khí tượng mới sẽ có lợi cho toàn bộ khu vực biển Đông, nơi thường phải chịu thiên tai do thời tiết khắc nghiệt.
Những phát biểu trên nhằm xoa dịu căng thẳng giữa các đại diện của Trung Quốc và Mỹ trước thềm cuộc Đối thoại chiến lược và kinh tế Mỹ - Trung thường niên sẽ diễn ra vào 23 và 24-6. Các hoạt động Bắc Kinh ở biển Đông dự kiến sẽ là chủ đề nóng trong cuộc đối thoại lần này.
Tàu hút bùn của Trung Quốc hoạt động trái phép ở Đá Vành Khăn, quần đảo Trường Sa. (Ảnh: Reuters)
Tuần trước Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel đã cho biết Washington rất lo ngại viễn cảnh Trung Quốc quân sự hóa các tiền đồn trên biển ở quần đảo Trường Sa một cách trái pháp luật. Ông nói: "Thành thật mà nói, chúng tôi rất quan ngại và những người khác cũng như vậy". Trước đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố các hoạt động cải tạo đất ở biển Đông gần như đã hoàn tất. Nước này nhấn mạnh dự án này sẽ đáp ứng các nhu cầu về quốc phòng quân sự, nhưng chủ yếu là để phục vụ cho mục đích dân sự, như tìm kiếm và cứu hộ hàng hải, nghiên cứu khoa học.
An Miên
Theo PLO
Du khách gặp rắc rối, hãy gọi đường dây nóng 0946791955 Lâu nay, ngành du lịch vẫn nhức nhối nạn du khách bị "chặt chém", đeo bám khi tham quan, mua sắm tại các điểm du lịch. Khi không thể trông chờ vào việc thay đổi nhận thức của người làm dịch vụ du lịch trong một sớm một chiều, thì công tác tiếp nhận, xử lý và hỗ trợ du khách khi xảy...