Ảnh: Bão số 12 càn quét, tỉnh Phú Yên ngổn ngang trong đổ vỡ
TP.Tuy Hòa (tỉnh Phú Yên) đang là địa bàn thiệt hại trọng điểm do bão 12 gây ra. Khắp các nẻo đường ở tỉnh này đang tan hoang, ngổn ngang đổ vỡ.
Công viên Diên Hồng (TP.Tuy Hòa) ngập trong cây đổ.
Một khu vui chơi thiếu nhi bị chắn lối bởi nước lớn.
Lớp lớp trụ điện cao thế bị đổ gục giữa đường.
Rất nhiều trụ điện gãy, dây điện sà xuống đường.
Nước sông Đà Rằng lại đang lên rất nhanh khiến người dân lo lắng.
Video đang HOT
Trụ điện chắn đường đi của người dân.
Cây cối không chịu nổi sức tấn công của bão.
Tuyến đường Hùng Vương huyết mạch Tuy Hòa xuất hiện cây lớn ngã rạp.
Cây đổ ngã vỡ nát vỉa hè ở Tuy Hòa.
Một nhà hàng ở Phú Yên bị hư hỏng do bão tấn công.
Theo Danviet
Bão càn quét miền Trung: Nhiều người chết và mất tích, cả ngàn nhà dân sập, tốc mái
11h, ông Hoàng Văn Trà, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên cho biết, do ảnh hưởng của cơn bão số 12 càn quét địa bàn tỉnh đã khiến nhiều người chết và mất tích, cả ngàn nhà dân sập tốc mái.
Ảnh hưởng của bão số 12 đã khiến hàng ngàn nhà dân ở Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa bị sập, tốc mái (ảnh báo Phú Yên)
Tính đến thời điểm hiện tại đã có 1 người chết ở huyện Đồng Xuân, 1 người mất tích ở huyện Tuy An. Ngoài ra có 4 trường hợp ngư dân mất liên lạc ở Vũng Rô (huyện Đông Hòa).
"Theo lực lượng biên phòng báo về, 4 trường hợp mất liên lạc họ đã lẻn xuống ghe đang neo đậu ở cảng Vũng Rô, thời điểm bão độ bộ và đến giờ không liên lạc được với 4 người này. Trong khi đó phương tiện ghe neo đậu đã bị sóng đánh chìm", ông Trà thông tin.
Cũng theo Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, do bão càn quét nên đã làm gần 1.000 dân trên địa bàn tỉnh bị tốc mái. Có 16 nhà dân bị sập hoàn toàn, 30 ghe, thuyền bị sóng đánh chìm
"Bão ập tới thật khủng khiếp. Chỉ sau một đêm nhà cửa tan tành thành đống đổ nát. Gia đình bỗng rơi vào cảnh không nhà. Không biết cuộc sống trong thời gian tới sẽ như thế nào nữa", một người dân có nhà bị sập ở Phú Yên nói trong nước mắt.
"Gió đã giảm nhưng mưa đang rất lớn, mực nước các sông đang dâng cao. Tôi đang ở hiện trườngchỉ đạo khắc phục và ứng phó bão", ông Trà nói.
Theo ông Trà, mưa lớn đã khiến nhiều khu vực của tỉnh bị ngập sâu. TP Tuy Hòa bị ngập nặng, nhiều khu vực giao thông bị chia cắt.
"Thủy điên trên Sông Ba đang xả lũ 5600 m3/s, trên Sông Hinh 1400- 1500 m3/s, Thủy điện Krông Năng (Gia Lai) cũng xả xuống 1300-1400 m3/s. Nếu gặp triều cường đang dâng cao sẽ rất nguy hiểm. Từ hôm qua, tỉnh đã tính toán di dời, cưỡng chế người. Lực lượng chức năng đã được điều động cắm chốt tại các vị trí nguy hiểm để xử lý các tình huống nguy cấp", ông Trà cho biết
Hiện tại địa phương đã di dời hơn 1.000 hộ dân ở vùng nguy hiểm dọc bờ sông, ven biển để đảm bảo an toàn.
Ông Lê Huy Toàn, Phó chủ tịch UBND TP Nha Trang, Khánh Hòa cho biết gần 10 người bị mắc kẹt ở một căn nhà trên đường Phạm Văn Đồng đã được giải cứu an toàn. Tuy nhiên, thành phố đã ghi nhận một trường hợp tử vong do bão. Ông Toàn cho biết, gió to đã làm đổ một bức tường, đè vào một cháu bé gây tử vong.
Đã có nhiều người chết và mất tích do bão số 12 (ảnh báo Phú Yên)
Ngoài ra, do ảnh hưởng của bão số 12, trên địa bàn thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa cũng có 3 người chết và mất tích.
Đến thời điểm hiện tại trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa vẫn đang có mưa rất to, gió vẫn còn mạnh.
Theo Văn phòng Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Định, bão số 12 đã làm trên địa bàn tỉnh nhiều người chết và mất tích. Cụ thể ở TP Quy Nhơn có 4 người mất tích khi kiểm tra lồng, bè, huyện Tuy Phước có 1 người chết. Ngoài ra, có nhiều nhà dân bị tốc mái, sập, nhiều khu dân cư bị cô lập do nước lũ.
Bão số 12 đổ bộ Phú Yên - Khánh Hòa lúc 6h sáng, sức gió tối đa 149 km/h.
Hồi 10 giờ ngày 4.11, vị trí tâm bão ở khoảng 12,5 độ Vĩ Bắc; 108,7 độ Kinh Đông, trên đất liền các tỉnh Khánh Hòa-Đắc Lắk-Lâm Đồng. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (90-100km/giờ), giật cấp 12.
Do ảnh hưởng của bão ở An Nhơn (Bình Định) gió giật cấp 11, Tuy Hòa (Phú Yên) giật cấp 11, Ninh Hòa (Khánh Hòa) cấp 12, T.O Nha Trang giật cấp 12, Đà Lạt, Liên Khương (Lâm Đồng) có gió giật cấp 10-11. Ở các tỉnh từ Quảng Trị đến Ninh Thuận đã có mưa rất to với tổng lượng mưa phổ biến 100-300mm.
Dự báo trong 12 giờ tới, bão tiếp tục di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 15-20km, đi sâu vào đất liền và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới. Đến 22 giờ ngày 4.11, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 12,3 độ Vĩ Bắc; 106,0 độ Kinh Đông, trên đất liền khu vực Campuchia. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 8.
Vùng biển từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận (bao gồm đảo Lý Sơn, Phú Quý) trưa nay còn có gió mạnh cấp 7, giật cấp 9; biển động mạnh. Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão kết hợp với không khí lạnh tăng cường mạnh ở Vịnh Bắc Bộ, vùng biển các tỉnh từ Quảng Trị đến Quảng Nam có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9; khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 10. Biển động mạnh.
Trên đất liền ven biển các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa tiếp tục có gió mạnh cấp 9-10, giật cấp 12, các khu vực sâu hơn trong đất liền (bao gồm cả Tây Nguyên) có gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 10. Khu vực ven biển các tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Ninh Thuận, Bình Thuận có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9. Các tỉnh miền Đông Nam Bộ có gió giật cấp 6-8.
Ở các tỉnh từ Quảng Trị đến Bình Thuận tiếp tục có mưa rất to đến đặc biệt to. Các tỉnh Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ có mưa to đến rất to.
Theo Dương Thanh - Ngọc Phạm (Dân Việt)
Quảng Ngãi: Đã có 1 người chết, nhiều nơi bị cô lập do bão Trường hợp tử vong là ông Phạm Văn Hiệu (sinh 1964), ở xã Ba Tô, huyện Ba Tơ bị nước lũ cuốn trôi khi đi ngang qua suối. Cũng tại huyện này mưa lớn gây sạt lở núi, làm 4 con trâu bị chết. Đến 10h ngày 4.11, do ảnh hưởng của bão trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi mưa lớn tiếp tục...