Anh ấy ứng xử với tiền như thế nào?
Đừng hoa mắt khi ai đó dùng tiền mua thật nhiều quà, tặng thật nhiều hoa cho em, mà quên để ý thái độ của anh ta, nhiều anh trịnh thượng khi cho – tặng, hở một chút là kể công.
Như rất nhiều cô gái, tôi quan niệm rằng không nên để ý những anh chàng giàu có. Điều ấy có lẽ bắt đầu từ sự tự ti thời ấu thơ. Tôi nghĩ rằng những anh giàu có, điều kiện tốt sẽ không bao giờ để ý mình. Quan trọng nhất, lý do lớn nhất vẫn là tôi sợ người đời mỉa mai tôi ham giàu, thích hưởng thụ vật chất.
Ngày bước ra khỏi cuộc hôn nhân cũ, tôi chỉ có một ít tiền cá nhân trong tài khoản. Tôi không thể nào quên cái đêm đầu tiên ở trong căn phòng trọ 20 mét vuông không nước sạch, con trai nóng, đau răng không ngủ được cứ cục cựa quấy khóc suốt đêm.
Đêm đó con khát nước, dù đã chuẩn bị nước suối, nhưng vẫn không đủ. Sáng hôm sau, tôi mới có thể mua bình nước để nấu cho con. Và trong lúc bơ vơ như vậy, tôi may mắn được nhiều người giúp đỡ.
Tôi được một chị đồng nghiệp cũ giúp đỡ một số tiền lớn đủ để tôi thuê một căn nhà khác thoải mái hơn, mua đồ dùng dụng cụ để mở một tiệm bánh nhỏ, có thể vừa trang trải cho cuộc sống, vừa có thời gian chăm con. Tôi xem chị như chị ruột của mình.
Cũng trong thời gian đó, tôi gặp lại người bạn cũ. Anh quan tâm đến tôi một cách tinh tế. Anh không vồ vập hỏi tôi cần gì, muốn gì. Anh cũng không nhắn tin cho tôi mỗi ngày, mỗi giờ, không hỏi thăm như kiểu “em ăn gì chưa”, mà khi có thể anh chỉ nhắn :”Nay qua công ty anh, anh dẫn đi ăn món em thích, tiệm kế bên có”.
Anh không có nhiều thời gian rảnh, vì bận quản lý nhiều doanh nghiệp. Nhưng anh có thể sắp xếp để ngồi cùng tôi một buổi chiều mưa to gió lớn, chỉ nói chuyện phiếm quanh tách trà. Anh có thể nghe tôi nói về một vấn đề vụn vặt đàn bà nào đó.
Lúc đó, tôi mới nhìn ra: người giàu không xấu. Nhất là họ giàu vì đã đổ mồ hôi, sôi nước mắt để làm việc, để có tiền.
Người ta hay đùa: Tiền không quan trọng, quan trọng là không có tiền. Tôi vô cùng thấm thía câu nói đó. Ngày mưa to tầm tã, con trai nóng sốt, nếu như anh không cho tài xế qua chở mấy mẹ con đi bệnh viện gấp, thì dưới cơn mưa đó, tôi làm gì đón được xe, con tôi làm gì được đưa đến bệnh viện thật nhanh chóng?
Chồng cũ tôi là một người keo kiệt, dù anh không hề nghèo. Ngay qua cách chu cấp tiền cho con hậu ly hôn cũng bộc lộ bản tính của anh. Tòa tuyên cha phải chu cấp 2 triệu đồng một tháng nuôi con, nhưng tháng đầu anh gửi 1.998.000đ, tháng sau anh trừ lại tiền quản lý chung cư căn nhà cũ (mà tôi không còn ở nữa), mỗi tháng chỉ đưa 1.900.000đ.
Video đang HOT
Bớt đi 100 ngàn đồng mỗi tháng, cũng chẳng đáng là bao, nhưng nó khiến tôi so sánh, hình như 2 đứa con tôi không bằng 100 ngàn đồng đó của anh. Những cố gắng cuối cùng để giữ suy nghĩ tốt đẹp về nhau đã bị 100 ngàn đồng ấy đập nát. Cho tới tận giờ, tôi chưa bao giờ tiếc nuối cuộc hôn nhân ngắn ngủi với anh.
Và phụ nữ đừng quên, độc lập tài chính là điều cần phải theo đuổi, kể cả người đàn ông của mình nhiều tiền. Ảnh minh họa
Ngày tôi nhận lời yêu người đàn ông hiện tại, tôi không quan tâm anh có bao tiền. Thật lòng mà nói, vì tôi nghĩ tiền của anh vẫn là tiền của anh, đâu phải tiền của mình. Khi anh dùng tiền đó, để giúp tôi thảnh thơi, để dẫn tôi đi một bữa trà chiều sang chảnh ở những nơi mà tôi nghĩ cả đời không thể nào bước tới, tôi cũng có những băn khoăn.
Anh biết tôi lấn cấn, nên chủ động nói: “Tiền chỉ là phương tiện giúp em đỡ vất vả, chứ không phải để anh thể hiện tình cảm dành cho em. Em nhìn con người anh và các giá trị khác của anh đi chứ”.
Sau này cưới nhau rồi, sống qua bao thăng trầm, có những lúc anh mất trắng, nguy cơ sự nghiệp không thể gầy dựng lại, tôi càng thấm lời anh nói. Tiền có thể đến rồi đi, giá trị của con người và thái độ của anh ta với đồng tiền, tình cảm của anh ta với mình thế nào mới quan trọng.
Mới đây, trong một buổi trà chiều, nói chuyện với cô em vừa mới ra trường, cũng vừa đi làm, được xem như là đã tự lập. Loanh quanh, chúng tôi lại nói chuyện tình yêu, em hỏi tôi rằng nên lấy một người như thế nào, ngoài việc mình yêu người ta?
Tôi nói em hãy chú ý cách anh ấy đối xử với những người xung quanh. Vì khi còn yêu nhiều thì mình đặc biệt, nhưng đến lúc nào đó thì cũng thành quen thuộc, nhàm chán thì anh ấy cũng đối xử với mình cũng như mọi người mà thôi. Và nếu được, hãy tìm hiểu xem anh ta đối với người yêu cũ như thế nào. Vì rồi, mình cũng sẽ không khác mấy những cô đó.
Tôi nhắc em tìm hiểu tâm tư và hoài bão của người đàn ông ấy. Phụ nữ với đặc trưng về giới, nhiều khi chỉ cần một mái ấm gia đình bình yên, để được toàn tâm toàn ý cho chồng con. Nhưng đàn ông thì khác. Họ không phải chỉ mơ có xe, có nhà. Vậy đối tượng của mình, anh ấy muốn mình trở thành người đàn ông như thế nào. Liệu anh ấy có sẵn sàng gạt mình ra để đạt các mục đích?
Còn một chuyện quan trọng phụ nữ trẻ ít chú ý: là cách người đàn ông đối xử với tiền. Tiền với ai cũng rất quan trọng, nhưng một người biết dùng tiền để em thảnh thơi, có điều kiện để hưởng thụ cuộc sống, dù không giàu, mới thật sự đáng quý. Đừng hoa mắt khi ai đó dùng tiền mua thật nhiều quà, tặng thật nhiều hoa cho em, mà quên để ý cung cách anh ta, nhiều anh trịnh thượng khi cho – tặng, hở một chút là kể công.
Hơi khập khiễng, nhưng tôi nhắc em có thể áp dụng cái câu chị em hay dặn nhau: “Hãy gắn bó với chàng trai dù chỉ đủ tiền mua 1 tô phở để ăn chung, nhưng anh ấy biết nhường miếng thịt bò cuối cùng cho bạn”.
Người ta có thể yêu nhau trong một tích tắc nhưng để quý nhau, tôn trọng nhau và cùng đi với nhau, cần rất nhiều yếu tố. Thế nên cứ tỉnh táo quan sát, rồi em sẽ nhận ra ai xứng đáng nắm tay mình đi đến cuối con đường.
Làm gì để không bị ức chế khi sống chung với bố mẹ chồng?
Nhiều ý kiến chỉ ra rằng ở cùng gia đình chồng 'ưu điểm nhiều hơn nhược điểm', vì sẽ giảm được gánh nặng tài chính, được hỗ trợ nhân lực, nhất là khi bố mẹ chồng đã nghỉ hưu.
Tuy niên, nếu quyết định sống cùng bố mẹ chồng, các nàng dâu cần chú ý các điểm quan trọng trong sinh hoạt và ứng xử.
Không nên đi sớm về khuya
Cuộc sống hôn nhân hoàn toàn khác với cuộc sống tự do, khi bạn thích gì thì làm nấy. Nhất là khi sống chung với người có tuổi, việc bạn thường xuyên về muộn, ăn uống thất thường và phá vỡ nhịp sinh hoạt gia đình... có thể khiến gia đình nảy sinh những mâu thuẫn. Vì thế, ở với người lớn tuổi, bạn nên điều chỉnh lịch sinh hoạt phù hợp.
Không đối đầu
Bố mẹ chồng là người lớn tuổi hơn mình hơn nữa lại là bậc làm cha làm mẹ nên tuyệt đối bạn không được cư xử thô lỗ bằng cách đối đầu lại với bố mẹ chồng. Bố mẹ chồng đang bực mình mà bạn lại đối đầu tranh luận tay đôi thì không khác nào đổ thêm dầu vào lửa, bạn tự biến mình thành cô con dâu hỗn láo trong mắt bố mẹ chồng mà hình ảnh đó sẽ rất khó để thay đổi. Sẽ có lúc mâu thuẫn và xung đột xảy ra nhưng cách cư xử thông minh là bạn nên nhẹ nhàng góp ý với bố mẹ chồng khi những xung đột đã lắng xuống, khi đó con người ta mới dễ tiếp nhận ý kiến của người khác một cách sáng suốt và thấu hiểu nhất.
Đừng cãi nhau với chồng, không tỏ thái độ bất mãn trước mặt bố mẹ
Cảnh sống chung chắc chắn sẽ có nhiều điều bất tiện khiến bạn không vừa lòng nhưng đừng vội vàng thể hiện ra mặt sự bất mãn đó của mình, nó sẽ biến bạn thành một nàng dâu ích kỷ và đáng ghét trong mắt bố mẹ chồng. Nếu có điều gì bạn cảm thấy không phù hợp bạn có thể nói với chồng và nhờ chồng góp ý khôn khéo với bố mẹ chồng
Chẳng cặp đôi nào là "cơm lành canh ngọt" mãi. Tuy nhiên, hai vợ chồng nên trao đổi, tranh cãi trong phòng riêng, tránh cãi chửi nhau trước mặt bố mẹ chồng. Điều này sẽ khiến bố mẹ, dù văn minh đến mấy, sẽ nảy sinh tâm lý bênh vực con và có cái nhìn ác cảm với con dâu, gây ảnh hưởng đến mối quan hệ trong gia đình. Đừng để những cảm xúc tức thời của bản thân báo hại bạn phải sống trong sự khó chịu cả đời.
Nói năng, ứng xử thận trọng, có chính kiến
Nếu bạn nghĩ gì nói đấy sẽ không nhận được sự thông cảm của bố mẹ chồng, bạn sẽ dễ gặp rắc rối. Khéo léo trong lời ăn tiếng nói, trong hành xử là cách giữ hòa khí trong gia đình, để cuộc sống hôn nhân và mối quan hệ với bố mẹ được ổn thỏa.
Tuy nhiên, bạn sẽ trở thành cô con dâu ba phải nếu không có chính kiến, khi đó mọi người trong gia đình sẽ coi thường bạn, bạn sẽ không có tiếng nói trong gia đình. Vì vậy khi cảm thấy mọi người có những quyết định không hợp lý làm ảnh hưởng đến cuộc sống chung bạn nên đóng góp ý kiến của mình về vấn đề đó với một thái độ lễ phép và rõ ràng. Khi bạn biết đưa ra những ý kiến của mình đúng lúc đúng cách sẽ làm mọi người coi trọng và có cái nhìn về bạn tích cực hơn. Một cô con dâu thông minh có chứng kiến sẽ tốt hơn một cô con dâu chỉ biết gật đầu làm theo như một cái máy.
Đừng tiêu tiền phung phí
Đương nhiên tiền bạn làm ra, bạn có quyền chi tiêu. Nhưng khi sống chung dưới một mái nhà với người lớn tuổi, bạn nên kín đáo trong chi tiêu, tránh mua sắm bừa bãi.
Suy nghĩ tích cực
Những lúc cảm thấy khó chịu và ngột ngạt với cuộc sống gia đình chồng thì hãy bình tĩnh nghĩ tới những điều tốt đẹp như: sống cùng gia đình chồng bạn sẽ không phải lo lắng việc chăm sóc con cái một mình hay những lúc có công việc bận rộn bạn có thể nhờ ông bà chăm sóc cháu.
Những lúc buồn phiền với chồng bạn cũng có thể tâm sự cùng bố mẹ và nhờ bố mẹ can thiệp để chồng bạn sửa đổi. Hay ít nhất nên lạc quan vui vẻ chấp nhận bố mẹ chồng dù họ có khó tính khó chiều nhưng họ là người sinh thành và dưỡng dục chồng bạn. Họ cũng đã phải rất vất vả và khổ cực để nuôi chồng bạn trưởng thành cũng như bố mẹ bạn đã nuôi lớn bạn vậy nên họ xưng đáng nhận được sự chăm sóc và phụng dưỡng từ các con. Phận làm con báo hiếu bố mẹ là việc nên làm. Khi bạn suy nghĩ tích cực bạn cũng sẽ đón nhận mọi vấn đề cuộc sống một cách tích cực, vui vẻ.
Thà giả ngốc chứ đừng tự cho mình thông minh: 5 câu nói đáng thấm giúp phụ nữ tỉnh ngộ Người phụ nữ có thể chịu đựng vất vả cần cù, chịu khó chịu khổ mới có thể rèn luyện ý chí của mình, tạo nên thành quả khiến người khác nể phục. 1. Thà rằng giả ngốc, cũng đừng tự cho là mình thông minh Giả ngốc không phải là giả tạo, mà chính là một loại ứng xử khiêm tốn và...