Ảnh: 20.000 người tị nạn tuyệt vọng tràn vào Áo
Hungary vừa mở lại cửa biên giới giáp Serbia hôm 19/9. Chỉ trong 2 ngày, khoảng 20.000 người dân tị nạn đã tràn vào nước Áo.
Hungary vừa mở lại cửa biên giới giáp Serbia hôm 19/9. Chỉ trong 2 ngày, khoảng 20.000 người dân tị nạn đã tràn vào nước Áo.
Người dân tị nạn đang tràn vào Áo trong 2 ngày cuối tuần qua.
Vốn dĩ, Croatia đã phải nhận 20.000 người di cư từ Serbia kể từ thứ Tư tuần trước (16/9). Nhưng ban đầu nước này đã hoan nghênh họ nhưng sau đó lại nói không thể đón nhận được nên chuyển họ sang Hungary.
Chính vì vậy, Hungary đã phải mở lại cửa biên giới giáp Serbia hôm 19/9. Chỉ trong 2 ngày, khoảng 20.000 người dân tị nạn đã tràn vào nước Áo.
Hàng nghìn người chen chúc trên các tuyến xe bus để sang Áo.
Hiện có ít nhất 20.000 người dân tị nạn di cư tới Áo, trong khi các nước EU tranh cãi căng thẳng về cách thức xử lý cuộc khủng hoảng đang ngày càng gia tăng.
Họ đến đây bằng xe bus, tàu hỏa và đi bộ từ các nước châu Âu khác, chạy trốn chiến tranh, đói nghèo ở Trung Đông, châu Phi và châu Á.
Mặc dù, trước đó chính phủ Hungary cáo buộc Croatia vi phạm luật quốc tế vì không đăng ký cho di dân đồng thời nói tất cả số người tới Hungary sẽ được đăng ký trước khi rời đi lên phía bắc.
Tuy nhiên một số di dân tới Áo từ Hungary nói với BBC rằng họ không được đăng ký tại đây mà chỉ được cho lên xe buýt rồi buộc phải đi bộ qua đường ray xe lửa sang Áo.
Người phát ngôn của chính phủ Hungary không xác nhận điều này nhưng nói rằng dù có chính sách cũng không thể bắt di dân đăng ký nếu họ không muốn.
Video đang HOT
Trong khi Hungary tiếp tục chuyển di dân tới từ Croatia, nước này cũng dựng hàng rào thép gai trên đường biên và sắp dựng xong. Hungary nói sau đó sẽ siết chặt kiểm soát như đã làm tuần vừa rồi trên biên giới với Serbia, xét xử những ai vượt rào trái phép. Thế nhưng người phát ngôn chính phủ Zoltan Kovacs cũng thừa nhận trong lúc này ngăn chặn dòng di dân là “không thực tế”.
Hiện Châu Âu đã bị chỉ trích nặng nề vì không xử lý được khủng hoảng. Thứ Ba tới (ngày 22/9), bộ trưởng nội vụ các nước EU sẽ họp để thảo luận việc phân bổ hạn ngạch bắt buộc cho các nước thành viên. Sau đó, sẽ có hội nghị thượng đỉnh EU về di dân trong ngày 23/9.
Dưới đây là hình ảnh hàng nghìn người dân tị nạn đang đổ xô tràn vào Áo trong 2 ngày cuối tuần vừa qua:
Những người nhập cư tuyệt vọng, cố len lên một chuyến tàu từ Tovarnik, Croatia tới Zagreb ngày 20/9.
Một người đàn ông dùng hộp các tông để đưa đứa bé này từ ngôi làng Idomeni phía bắc Hy Lạp tới đây.
Người nhập cư chạy từ làng Zakany qua biên giới Croatia tới Hungary.
Cảnh sát dẫn người tị nạn về phía nhà ga tại thị trấn Zakany ở biên giới Serbia-Hungary ngày hôm qua, 20/9.
Theo Báo giao thông
Khủng bố sẽ không liều đội lốt dân tị nạn vào châu Âu
Giới chuyên gia cho rằng phiến quân Hồi giáo chẳng cần liều lĩnh lên những con thuyền ọp ẹp vượt biển đầy nguy hiểm.
Phiến quân IS tại thị trấn Tel Abyad, đông bắc Syria. Ảnh: AP
Theo AFP, các nhà chính trị châu Âu trong vài tuần gần đây báo động về nguy cơ chiến binh Hồi giáo cực đoan đang trên đường đến châu Âu mà không bị phát hiện nhờ giả dạng người tị nạn. Thậm chí, Giáo hoàng Francis cũng cảnh báo về nguy cơ này.
Dù cho rằng viễn cảnh này không phải không có khả năng xảy ra, giới phân tích vẫn lập luận rằng các tổ chức cực đoan như Nhà nước Hồi giáo (IS) có những phương cách tinh vi hơn rất nhiều để vào châu Âu và thực hiện các vụ tấn công khủng bố.
"Một mặt, tôi nghĩ đó là một mối lo rất đúng đắn nhưng mặt khác, cần phải nhớ rằng IS có lượng lớn thành viên là công dân các nước Liên minh châu Âu (EU). Họ có các hộ chiếu hợp pháp và có thể trở về châu Âu bằng những cách thông thường", Matthew Henman ở Trung tâm Nghiên cứu Khủng bố và Nổi loạn của IHS Jane's nói.
Tuy nhiên, ông cũng nói rằng cách di chuyển như vậy sẽ khiến các chiến binh dễ bị lần theo dấu vết, trong khi gần như không thể kiểm tra người tị nạn để xác minh xem họ có liên quan đến các phiến quân Hồi giáo hay không.
"Đó là một trong những mối lo ngại an ninh cấp bách nhất mà các quan chức an ninh khắp Tây Âu đang đối mặt", ông nói.
Tháng 3/2015, điều phối viên chống khủng bố của EU, Gilles de Kerchove, kêu gọi tăng cường cảnh giác ở các khu vực biên giới khối này. Ông cảnh báo rằng khi trà trộn vào dòng người tị nạn, các phần tử Hồi giáo cực đoan lọt vào EU tương đối dễ dàng. Hơn 430.000 người di cư đã vượt Địa Trung Hải để đến EU từ đầu năm đến nay, trong đó có nhiều người trốn chạy từ các vùng chiến sự ở Syria và Afghanistan.
Người di cư đến bờ biển đảo Lesbos của Hy Lap sau khi vượt qua biển Aegen từ Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: AFP
Tuy nhiên, một quan chức tình báo Pháp giấu tên cho biết: "Ở giai đoạn này, chúng tôi không thấy có dấu hiệu nào cho thấy phiến quân Hồi giáo trà trộn vào dòng người tị nạn".
Vị quan chức này nói "đúng là phiến quân Hồi giáo đang gia tăng sử dụng đường bộ để tránh bị truy dấu vết", nhưng mặt khác, bọn chúng có điều kiện tài chính để vào châu Âu bằng các con đường khác hơn là chọn tuyến đường di cư đầy rủi ro.
Nhiều kẻ thực hiện các vụ tấn công trên lãnh thổ châu Âu lấy danh nghĩa IS hoặc al-Qaeda có hộ chiếu EU, chẳng hạn như tay súng người Pháp Mehdi Nemmouche, xả súng tại Bảo tàng Do Thái ở Brussels, Bỉ tháng 5/2014, khiến 4 người thiệt mạng.
"Tất cả các nhóm Hồi giáo cực đoan lớn ở Syria và Iraq đang tập trung chiến đấu tại địa bàn đó và tự giới hạn mình. Họ kêu gọi những kẻ ủng hộ ở châu Âu thực hiện các vụ tấn công dưới danh nghĩa bọn họ ở nước mình, thay vì điều người đến châu Âu", Herman nhận định.
Ba tay súng Hồi giáo thực hiện các vụ tấn công tạp chí trào phúng Charlie Hebdo ở Paris hồi tháng một, khiến 17 người thiệt mạng, đã tuyên bố trung thành với IS.
Ông Alain Chouet, cựu giám đốc cục tình báo an ninh thuộc Cơ quan Tình báo nước ngoài Pháp (DGSE) cho biết nguy cơ phiến quân Hồi giáo giả dạng làm người tị nạn "không có căn cứ vững chắc và nghe rất nực cười".
"Xét về khía cạnh hoạt động, thật vô lý nếu như một mạng lưới lớn lại phải chấp nhận rủi ro như vậy", Chouet nói.
"Nếu IS thất thế và muốn phát động một cuộc tấn công khủng bố quốc tế, tổ chức này sẽ không gửi các chiến binh gia nhập vào đoàn người tị nạn để vào châu Âu, vì phải mất một tháng mới đến được EU và có xác suất 50% bị chết đuối", Choeut nói.
Ông Chouet cho biết IS có đủ điều kiện tài chính để gửi các chiến binh đến EU bằng đường hàng không với một chiếc vé hạng sang và một tấm hộ chiếu hoàn hảo.
Tuy nhiên, mối lo lắng có thể gia tăng gánh nặng với các cơ quan an ninh vốn đang chật vật với việc theo dấu vết của những mối đe dọa đã được xác định.
"Nếu bạn nhìn vào lượng người tị nạn tới và thực tế là bạn có rất ít thông tin về lý lịch của những người này, bạn sẽ hiểu được quy mô của nhiệm vụ lớn như thế nào", Henman nói.
Ông Eric Denece, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Tình báo Pháp cảnh báo rằng việc phóng đại mối đe dọa từ những chiến binh Hồi giáo giả dạng người tị nạn có thể nhằm phục vụ cho mục đích của các đảng phản đối người nhập cư, đang "muốn tạo rào chắn ngăn người vào châu Âu".
"Thổi phòng mối đe dọa này là điều ngớ ngẩn nhưng phủ nhận nó hoàn toàn thì sẽ là sai lầm", ông nói.
Hồng Vân
Theo VNE
Thị trưởng Hungary tung clip như phim hành động, răn đe di dân Thị trưởng một thành phố nhỏ ở Hungary vừa dàn dựng và công bố một video như phim hành động nhằm răn đe, ngăn chặn dòng người tị nạn đang tràn vào biên giới nước này gần đây. Cụ thể, theo RT, thị trưởng nói trên là ông Laszlo Toroczkai (áo đen). Ảnh cắt từ video. Ông Toroczkai là thị trưởng thành phố...