Angela Merkel Người đàn bà “tẻ nhạt” quyền lực nhất châu Âu
Căn cơ, lạnh lùng và nhàm chán – đó là những tính từ mà báo chí quốc tế và các đồng nhiệm dùng để mô tả về Thủ tướng Đức Angela Merkel. Vậy làm thế nào mà cô gái trầm lặng và khiêm tốn đến từ một thị trấn nhỏ vùng nông thôn nước Đức lại trở thành nữ chính trị gia quyền lực nhất thế giới?
Trong khi chủ đề khôi phục kinh tế khối đồng euro (Eurozone) vẫn đang được tranh cãi, thì Angela Merkel, lãnh đạo đảng Dân chủ Thiên chúa giáo đã giành chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử ở Đức vừa qua nhờ vào khả năng duy trì tỉ lệ thất nghiệp ở mức thấp nhất trong 2 thập kỷ.
Khi hoàn thành nhiệm kỳ thủ tướng thứ ba vào năm 2016, bà Merkel sẽ trở thành nữ nguyên thủ quốc gia tại vị lâu nhất trong lịch sử. Margaret Thatcher, “Người đàn bà thép” của nước Anh, hiện đang giữ kỷ lục này với 11 năm giữ chức Thủ tướng Anh.
Con đường từ một người “vô danh” trong chính trường để trở thành người quyền lực nhất nước Đức của bà Merkel là một câu chuyện cuốn hút. Sinh ra ở Tây Đức, cha bà, ông Horst Kasner, đã đưa cả gia đình chuyển tới thị trấn nhỏ Templin ở Đông Đức ngay trước khi Bức tường Berlin sụp đổ.
Angela Merkel tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng Đức ngày 22/11/2005. Bà trở thành nữ thủ tướng đầu tiên và là người trẻ nhất lãnh đạo nước Đức hiện đại.
Khởi đầu khiêm tốn
Trong thời niên thiếu, Merkel học rất giỏi và các giáo viên dành những lời khen ngợi tốt đẹp nhất về kĩ năng toán học và ngôn ngữ của cô nhưng niềm đam mê thực sự của Merkel là các môn khoa học. Về sau, Merkel theo học vật lý học tại Đại học Leipzig.
Trong cuốn tiểu sử về Merkel có tiêu đề “Angela Merkel – Thủ tướng và thế giới của bà”, tác giả Stefan Kornelius viết: “Merkel xây dựng quan điểm của mình về thế giới theo lối tư duy phân tích. Bà ấy cân nhắc các lập luận, cần mẫn thu thập các dữ liệu, cân nhắc các mặt tích cực và tiêu cực…”
“Bà ấy ngưỡng mộ những người có các phẩm chất mà bà ấy không có, nhưng vẫn từng bước đi theo con đường của mình. Vấn đề của Merkel là: Nếu đối thủ của bà ấy không đưa được ra các lí lẽ hợp tình hợp lý thì bà ấy thì quá trình phân tích lôgíc sẽ dừng lại, không thể cân nhắc các lập luận và do đó không thể đạt được sự nhượng bộ nào cả”.
Video đang HOT
Sự sụp đổ của Đông Đức
Sau khi rời trường đại học và giành bằng Tiến sĩ khoa học, ban đầu Merkel làm một nhà hóa học về hạt tại Viện khoa học Đông Berlin trước khi gia nhập một đảng chính trị nhỏ và độc lập có tên gọi đảng Thức tỉnh dân chủ. Ít lâu sau đó, Đông Đức và Tây Đức thống nhất.
Merkel nhanh chóng thăng tiến trong nội bộ đảng và đảng Thức tỉnh dân chủ nhanh chóng liên minh với đảng của Thủ tướng Tây Đức khi đó, Helmut Kolhl.
Vào thời điểm Bức tường Berlin sụp đổ vào tháng 10/1990, Merkel đang làm thư ký báo chí cho Thủ tướng Đông Đức. Trong những tháng sau đó, bà đã theo dõi diễn biến ngoại giao và sự sụp đổ nhanh chóng về tài chính của Đông Đức sau khi thống nhất. Chính trải nghiệm đó đã hình thành “thế giới quan” của Merkel về kinh tế.
“Thử nghĩ mà xem, tôi đã chứng kiến sự sụp đổ của một quốc gia, của Cộng hòa dân chủ Đức. Hệ thống kinh tế với sự bảo hộ của Liên Xô đã sụp đổ”, bà phát biểu trong một sự kiện có sự tham gia của Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk.
“Điều tôi thực sự không muốn chứng kiến cả châu Âu thụt lùi. Tôi coi điều đó thật kì quặc trong khi chúng ta có mọi kĩ năng trong tay”, bà nói.
Merkel và cựu Thủ tướng Đức Helmut Kohl năm 1991.
Không ngại nói “Không”
Được mặc định là nhà lãnh đạo của châu Âu, di sản của Merkel sẽ chủ yếu được quyết định bởi kết cục của cuộc khủng hoảng đồng euro. Bị đẩy vào giữa bức tranh kinh tế ảm đạm của châu Âu, Merkel đã thể hiện một lập trường cứng rắn với các quốc gia láng giềng và các nhà lãnh đạo thế giới.
“Trong cuộc khủng hoảng nợ, Merkel được coi là “Madam Không” vì lập trường cứng rắn, lạnh lùng và quyết tâm thực thi chính sách thắt lưng buộc bụng. Bà đã từ chối mua lại nợ của toàn bộ các nước còn lại thuộc khu vực đồng euro”, các nhà báo Alan Crawford và Tony Czuczka viết về nữ thủ tướng Đức trong cuốn sách mới mang tiêu đề: Angela Merkel: Một Thủ tướng được rèn giũa trong khủng hoảng.
Đưa nền kinh tế thị trường xã hội đặc trưng kiểu Đức ra chính trường với các biện pháp thắt lưng buộc bụng đầy tranh cãi, bà Merkel thực hiện một phong cách chính trị “mưa dầm thấm lâu”.
Hai nhà báo Crawford và Czuczka viết: “Merkel tham khảo ý kiến của nhiều người để có thể có cách xây dựng chính sách tốt hơn. Bà ấy ít khi đưa ra các quyết định đột ngột hay cảm tính mà rất thận trọng khi tiến tới các kết luận”.
Nhưng một điều khác khiến Merkel là nữ chính trị gia “không giống ai” là lối sống của bà gần như không thay đổi mấy kể từ khi trở thành Thủ tướng Đức. Đối lập với các chính trị gia đồng nhiệm, bà có lối sống khiêm tốt trong căn hộ ở Berlin với người chồng thứ hai, ông Joachim Sauerspends.
Không chỉ có vậy, bà cũng không tỏ ra phung phí khi tiếp đón các nhà lãnh đạo thế giới và bà dành những ngày cuối tuần tại ngôi nhà ở vùng quê Hohenwalde ở phía đông Berlin, tránh xa dư luận.
Mặc dù vẫn thường bị mô tả là một người “tẻ nhạt” và nổi tiếng vì những bài phát biểu dài trong các cuộc họp báo, phong cách chính trị khiêm tốn là sức mạnh của Merkel.
Trong thời đại mà sự phô trương và bề ngoài dường như thắng thế, Merkel là ví dụ ngoại lệ. Các kĩ năng thương lượng sắc sảo và khả năng bù đắp cho sự “tẻ nhạt”, thiếu lôi cuốn của mình. Xét cho cùng, đối với một nhà lãnh đạo, đôi khi năng lực điều hành quan trọng hơn khả năng thu hút đám đông.
Theo Infonet
Những khác biệt giữa Triều Tiên và Hàn Quốc
Sau khi chia tách vào cuối Thế chiến II, CHDCND Triều Tiên và Cộng hòa Hàn Quốc đã đi theo hai con đường vô cùng khác biệt.
Dưới sự lãnh đạo của các chính phủ thân Mỹ kế tiếp nhau, Hàn Quốc đã trở thành một cường quốc kinh tế, một thành viên của G-20 - nhóm các nền kinh tế lớn của thế giới. Các công ty của Hàn Quốc như Samsung, Hyundai và LG nổi tiếng khắp toàn cầu.
Trong khi đó, Triều Tiên dưới sự lãnh đạo của gia đình họ Kim trở thành một quốc gia nghèo và khó đoán.
Báo The Guardian mới đây đã công bố một vài số liệu cho thấy mức độ khác biệt về kinh tế và xã hội thực sự rất lớn giữa hai nước. Theo đó, GDP của Hàn Quốc tính theo sức mua tương đương hiện đạt 1.622 tỷ USD trong khi Triều Tiên đạt 40 tỷ USD.
Tốc độ tăng trưởng GDP thực tế của Hàn Quốc là 2,7% còn Triều Tiên là 0,8%.
GDP bình quân đầu người ở Hàn Quốc là 32.400 USD trong khi con số này ở Triều tiên là 1.800 USD.
Tổng lượng xuất khẩu của Hàn Quốc đạt 552,6 tỷ USD, còn quốc gia phía bắc chỉ đạt 4,71 tỷ USD.
Thống kê cho thấy cứ 1.000 trẻ em được sinh ra ở Hàn Quốc thì có trung bình 4,08 ca tử vong. Con số này ở Triều Tiên là 26,21.
Tuổi thọ ở Hàn Quốc là 79,3 còn ở Triều Tiên là 69,2 - ít hơn 10 năm.
Cũng theo các số liệu, 81,5% số dân Hàn Quốc được tiếp cận Internet trong khi chỉ 0,1% người Triều Tiên được hưởng điều này.
Tỷ lệ giết người có chủ ý tính trên 100.000 dân ở Hàn Quốc là 2,6 còn ở Triều Tiên là 15,2.
Có một thống kê nổi tiếng mà The Guardian không nêu ra. Theo BBC, người Triều Tiên có xu hướng thấp hơn 3-7cm so với người Hàn Quốc.
Khi nhìn vào toàn bộ các số liệu kể trên, điều dễ nhận thấy là Hàn Quốc vượt xa nước láng giềng phía bắc; ngoại trừ một lĩnh vực chủ chốt: Hàn Quốc có 655.000 binh sĩ đang tại ngũ trong khi Triều Tiên có tới 1,19 triệu quân.
Tuy nhiên, những con số khác biệt này chắc chắn chứng tỏ một điều: Chính sách kinh tế trong 50 năm qua sẽ làm được những gì. Nhiều khả năng đó sẽ là một yếu tố quan trọng nếu bán đảo Triều Tiên có thể thống nhất về chính trị. Khi nước Đức thống nhất, GDP của Đông Đức bằng 40% của Tây Đức. Còn GDP của Triều Tiên ngày nay chỉ bằng 5% của Hàn Quốc.
Theo Dantri
"Châu Âu nên biết ơn Mỹ về chương trình do thám" Người dân Châu Âu nên biết ơn Mỹ về các chương trình do thám bởi nhờ đó mà họ đã được bảo vệ an toàn, giới nghị sĩ Mỹ hôm qua (27/10) đã phát biểu như vậy đồng thời kêu gọi các đồng minh của Mỹ cải thiện năng lực tình báo cũng như tăng cường nỗ lực giám sát. Phát biểu này...