Android vẫn bị nhà mạng xếp sau iPhone
Hiện tại Android đang khiến cho iPhone bị mất thị phần trầm trọng, và iPhone lui vào góc với chỉ 15% thị phần toàn cầu. Thế nhưng nó quan trọng hơn thị phần mà nó nắm giữ.
Deutsche Telekom vừa mới đạt hợp đồng để được bán iPhone cho nhà mạng T-Mobile ở Mỹ. T-Mobile đã mong đợi ngày được bán iPhone hàng năm trời, nhưng Apple từ chối sản xuất iPhone chạy trên mạng của T-Mobile. Hãng muốn có nhiều tiền hơn số tiền của T-Mobile có thê trả.
Thật khó cho T-Mobile, và cuối cùng, hãng này chọn giải pháp là sẽ thay đổi mạng lưới của mình để nó có thể hoạt động tốt với iPhone.
Chủ tịch Deutsche Telekom, đơn vị sở hữu T-Mobile phấn khởi nói về việc được quyền phân phối iPhone: “Chúng tôi đã thêm vào miếng ghép cuối cùng cho mạng của chúng tôi. Điều đó giúp T-Mobile nâng năng lực cạnh tranh của mình lên tầm cao mới”.
T-Mobile, nhà mạng đầu tiên hợp tác với Android, lại nghĩ rằng hãng cần iPhone để tăng năng lực cạnh tranh.
Đầu năm nay, T-Mobile đã mất đi 700.000 thuê bao trong quý 4 năm 2011, chỉ bởi hãng không sở hữu iPhone.
Nếu như Android đã quá phổ biến, và đã thu hút được tâm trí khách hàng, thì việc gì mà T-Mobile phải chịu khổ cực để đem iPhone về mạng của mình? Tại sao T-Mobile không nghĩ là mình có thể mạnh mẽ mà không cần iPhone?
Video đang HOT
Kết luận duy nhất có thể đạt được, là dù Android có chiếm được thị phần lớn, nhưng nó không thực sự có nhiều sức hấp dẫn với khách hàng.
Đó là vấn đề lớn cho Google.
Android đã được 5 năm tuổi, và giờ đây người ta chọn iPhone khi họ có cơ hội. Hoặc họ sẽ chọn nhà mạng có bán iPhone.
Google cần phải phá bỏ tâm lý đó.
Theo Genk
Lộ diện 1 nguyên nhân khiến cổ phiếu Apple tụt dốc
Nhà mạng số 1 thế giới, tính theo lượng thuê bao, China Mobile đang làm khó Apple trong việc đưa iPhone 5 lên nhà mạng này.
Động thái trên là một trong những nguyên nhân đấy cổ phiếu Apple rơi xuống mức thấp nhất trong vòng 4 năm qua.
CEO Li Yue của China Mobile nói "Công nghệ không phải là vấn đề. Đó chủ yếu là về mô hình kinh doanh và chia sẻ lợi nhuận".
Mặc dù China Mobile sử dụng mạng TD-SCDMA khá khác biệt với GSM và CDMA phổ thông, khiến cho các hãng sản xuất phải chế tạo các thiết bị di động riêng biệt để hoạt động trên mạng này. Tuy nhiên, chính CEO của hãng lại không cho rằng công nghệ là vấn đề cản trở hợp tác giữa hai công ty.
Thực tế, China Mobile cũng đang sở hữu 15 triệu thuê bao iPhone. Dù rằng số thuê bao này mua iPhone ở chợ đen và chỉ sử dụng được mạng 2G.
Apple hiện đang phân phối iPhone qua 2 nhà mạng nhỏ hơn là China Unicom và China Telecom qua hình thức trợ giá. iPhone 5 sẽ được 2 nhà mạng này bán ra trong vài ngày sắp tới.
Trong khi đó, đối thủ Nokia lại rộn ràng tuyên bố việc sẽ bán biến thể của smartphone Lumia 920 tại thị trường Trung Quốc qua China Mobile. Lumia 920 trở thành smartphone Windows Phone 8 đầu tiên được bán ở nhà mạng có tới 79,3 triệu thuê bao 3G này.
Trước đây, China Mobile từng hứa hẹn mạng 4G LTE của hãng này sẽ theo chuẩn quốc tế, giúp Apple không cần phải sản xuất biến thể của iPhone để chạy trên mạng của hãng.
Tuy nhiên, điều đó cũng chẳng che giấu được sự không mặn mà của nhà mạng số 1 thế giới với hãng công nghệ hàng đầu thế giới Apple.
Ở vị thế nắm hàng trăm triệu thuê bao di động, China Mobile không cần phải quá nhún nhường Apple để được bán chiếc điện thoại đang được trông ngóng ở rất nhiều nước khác như iPhone 5.
Lời của CEO Li Yue có thể hiểu là nhà mạng này đang muốn Apple giảm giá bán cho mình hơn nữa, chứ không chịu chấp nhận trợ giá cho iPhone để bán cho người tiêu dùng.
Mô hình kinh doanh truyền thống của các nhà mạng bán iPhone thường là nhà mạng chịu phần chi phí giảm giá (ví dụ: từ 599 USD xuống 199 USD) để được bán iPhone. Đổi lại, nhà mạng sẽ kiếm tiền từ số tiền cố định hàng tháng trừ vào hóa đơn cước của người dùng.
Ở đây, China Mobile đang có rất nhiều nhà sản xuất smartphone khác sẵn sàng trao cho họ mức giá "mềm" để có thể bán sản phẩm trên nhà mạng này.
Hơn nữa, cũng phải thừa nhận một điều rằng khoảng cách giữa hiệu năng của một số sản phẩm Android đã bằng hoặc vượt qua iPhone. Dẫn tới việc các nhà mạng không nhất thiết phải "rước" cho bằng được iPhone về cho thuê bao của mình.
Hơn bao giờ hết, sức ép từ các đối thủ Android đang khiến Apple phải chịu khó khăn. Và Apple giờ đây có hai lựa chọn: Giảm giá iPhone để cạnh tranh (điều hiếm có trong từ điển của Apple) hoặc bán iPhone không qua trợ giá (sẽ bán được ít thiết bị hơn).
Theo Genk
EU: Có thể phạt tới 10% doanh thu nếu độc quyền Viễn thông vốn là một ngành công nghiệp rất cạnh tranh và "nhạy cảm". Từ lâu, các nhà mạng luôn nằm dưới sự "săm soi" của cơ quan quản lí, và nhiều công ty viễn thông đã phải nhận án phạt vì hành vi lợi dụng vị thế thống lĩnh thị trường để kinh doanh độc quyền. Deutsche Telekom từng dính dáng đến...