Android, iOS, BlackBerry tranh tài bảo mật
Bảo mật tốt thì thiếu tự do, “vọc” thoải mái thì kém an toàn. Đâu là nền tảng di động phù hợp nhất với bạn?
Viện nghiên cứu Neohapsis Labs (Chicago) đã nghiên cứu các vấn đề về bảo mật nói chung và đưa ra đánh giá về những nền tảng phổ biến nhất hiện nay là iOS, Android, Blackberry và một vài nền tảng đang rất có tiềm năng khác như Windows Phone, Meego, WebOS, Bada.
Android
HĐH Android của Google hiện tại là nền tảng di động phổ biến nhất trên máy tính bảng và smartphone với lượng lớn các phiên bản tùy chỉnh do các hãng sản xuất cung cấp. Tương tác “nuột” với rất nhiều dịch vụ của Google, Android đang nhanh chóng phát triển với phiên bản mới nhất là Ice Cream Sandwich, hỗ trợ nhiều tính năng mới.
Tuy nhiên, bảo mật lại là một vấn đề mà Android sẽ phải đi một chặng đường dài để có thể kiểm soát được. Sự chậm trễ trong việc đưa ra các bản vá lỗi bảo mật này luôn gây ra nhiều rắc rối bởi mỗi nhà mạng, mỗi hãng sản xuất, mỗi mẫu sản phẩm lại đòi hỏi một bản vá khác nhau. Kết quả là, rất nhiều thiết bị buộc phải sử dụng phiên bản cũ và không an toàn của HĐH này.
Các ứng dụng được tải về từ Android Market đa phần là ứng dụng miễn phí. Chúng thường được các nhà phát triển đưa lên và chia sẻ rộng rãi mà không được kiểm định trước. Vô hình trung điều này đã mở cửa cho các ứng dụng “rác” có thể tồn tại trong thời gian dài, rất lâu trước khi Google phát hiện ra và gỡ bỏ.
Trong khi đó, các kho ứng dụng Amazon Appstore lại hứa hẹn sẽ đem đến khả năng chặn ứng dụng rác tốt hơn, mặc dù người dùng vẫn phàn nàn nhiều rằng kho ứng dụng này được cập nhật quá chậm chạp.
Do áp dụng mô hình ứng dụng linh hoạt, các ứng dụng của Android có thể làm được nhiều điều mà ứng dụng trên các nền tảng khác không thể thực hiện được. Khi cài đặt, người dùng được thông báo những gì ứng dụng được quyền thực hiện, và có thể chọn cài hay không. Một khi đã cài, các ứng dụng hãng thứ 3 (nếu được cho phép khi cài đặt) có thể đọc và nhận tin nhắn, gọi điện và nhận cuộc gọi, truy cập Internet hay bật/tắt micro, camera.
Chính sự linh hoạt của Android khiến cho nền tảng này trở thành sự lựa chọn của rất nhiều người dùng khác nhau. Tuy nhiên, Android đòi hỏi người dùng phải có những kiến thức nhất định để tự bảo mật cho thiết bị của họ tốt hơn. Rõ ràng là, nếu bạn đòi hỏi an toàn, thì Android không phải dành cho những người ngoại đạo.
BlackBerry
Android đang chiếm phần lớn thị phần người dùng, nhưng BlackBerry mới là điểm sáng quý giá đối với giới doanh nhân. Với những người dùng trung thành, các thiết bị BlackBerry của RIM vẫn phát huy được những giá trị của họ. Đây là lí do mà thậm chí cả Tổng thống Mỹ Obama cũng khó có thể rời mắt khỏi RIM.
Tính bảo mật và khả năng kiểm soát là những lợi thế lớn nhất của BlackBerry. Các thiết bị của RIM cho phép mã hóa hoàn toàn dữ liệu, kiểm soát chặt những gì được thao tác trên thiết bị, hạn chế các ứng dụng cá nhân… Song song với đó, kho ứng dụng BlackBerry App World luôn được kiểm soát chặt chẽ trước khi tải lên.
Tuy nhiên, điểm yếu của điều này là tất cả sự kiểm soát trên đều có giá của nó và việc quản trị bảo mật có thể là vô cùng tốn kém với những người dùng thông thường. Và chính điều này khiến cho BlackBerry là thiết bị phù hợp với người dùng doanh nghiệp và trở nên quá phức tạp đối với những người dùng thông thường. Gần đây, BlackBerry cũng nói về việc sẽ cho ra nền tảng BlackBerry 10 theo hướng thân thiện hơn với người dùng bình dân. Nhưng hiện tại điều này vẫn nằm ở tương lai mà thôi.
iOS (iPhone/iPad/iPod Touch)
Đứng ở vị trí thứ 2 về thị phần của các thiết bị di động, nhưng dường như iOS lại có nhiều sản phẩm được người dùng “sùng bái” và chạy theo nhiều nhất, mà đôi khi họ không cần quan tâm đến việc nền tảng này thực sự có thể làm được gì.
Video đang HOT
Trên thực tế, iOS là nền tảng được kiểm soát chặt chẽ hơn Android với các tính năng được thiết kế để mang đến các trải nghiệm nhất quán, linh hoạt và có thể kiểm soát được. Cộng với những thiết kế độc đáo của Apple, iOS tạo nên một sự thỏa mãn lớn cho người dùng trong phạm vi những gì Apple thiết kế sẵn cho người dùng. Nhưng khi cần vượt ra ngoài khuôn khổ đó, nó không phù hợp. Do sự kiểm soát chặt chẽ của Apple, người dùng không thể vá các lỗ hổng cho đến khi Apple tung ra bản cập nhật mới mà đôi khi phải mất nhiều tháng, và trong nhiều trường hợp, các thiết bị cũ không tương thích với bản cập nhật và không bao giờ được vá lỗi.
Apple có khả năng kiểm soát tốt các ứng dụng trên App Store. Rất nhiều ứng dụng bị từ chối cho phép cài đặt mà không rõ lí do (trường hợp phổ biến nhất là ứng dụng Google Voice vào năm 2009). Tuy nhiên, dù sự tương thích thiết bị và nền tảng của Apple rất chặt, nhưng người dùng vẫn có thể tự gỡ bỏ khóa bảo mật phần mềmtrên các thiết bị của Apple (jailbreak). Jailbreak cho phép người dùng có thể thêm vào các tính năng mới cho thiết bị, vá những lỗi mà Apple chưa xử lí, hay cài đặt các ứng dụng không được hỗ trợ ở nền tảng cũ. Nhưng jailbreak cũng làm hạn chế khả năng bảo mật của thiết bị iOS.
Như vậy, iOS sẽ là lựa chọn an toàn giữa Android và BlackBerry; dù tất nhiên sẽ buộc phải hi sinh sự linh hoạt của Android mà những người dùng nhiều kinh nghiệm hơn sẽ không mong muốn.
Windows Phone 7 và các HĐH khác
Ngoài ra, còn rất nhiều các nền tảng tiềm năng khác làm phong phú hơn cho các nền tảng di động. Đáng chú ý nhất là Windows Phone 7 của Microsoft, Meego của Linux Foundation, và Samsung Bada. Symbian (Nokia) và WebOS (HP) có thể sẽ tái xuất và phát triển trong tương lai, nhưng có thể thấy rõ là tại thời điểm này, cả 2 đã hoàn toàn không còn tiếng nói. Windows Phone 7 với sự liên kết của Microsoft và Nokia hứa hẹn sẽ mang đến một một điều khác biệt. Tuy nhiên, nền tảng này có làm được gì hay không, chắc chắn người dùng sẽ còn phải chờ một thời gian nữa.
Kết luận chung
Vậy nền tảng di động nào xứng đáng được lựa chọn để có thể an tâm về vấn đề bảo mật?
Câu trả lời là:
Đối với nhóm người dùng thông thường: iOS (iPhone/iPad/iPod touch) Đối với dân công nghệ: iOS/Android Đối với nhóm doanh nhân: Blackberry/iOS
Bảng đánh giá về mức độ bảo mật của các nền tảng di động phổ biến nhất
Nền tảng
iOS
iOS (đã jailbreak)
Android
Blackberry
Khả năng triển khai nền tảng
Đạt
Đạt
Tốt
Kém/trung bình
Tính linh hoạt
Kém
Tốt
Rất tốt
Kém
Độ tiện dụng
Tuyệt vời
Đạt
Đạt
Đạt
Bảo mật nền tảng
Đạt
Đạt
Kém
Tốt
Bảo mật trong hệ sinh thái
Đạt
Trung bình
Trung bình/Kém
Tốt
Các vấn đề về rò rỉ dữ liệu và sự riêng tư
Đạt
Kém
Kém
Tuyệt vời
XẾP HẠNG CHUNG
1
3
3
2
Theo ICTnew
"Chúng tôi sẽ không mua nền tảng hệ điều hành MeeGo"
Đó là tuyên bố mới đây của Samsung Electronics. Đại diện của hãng, ngài James Chung cho biết trên CNET hôm 9/9 rằng: "MeeGo là một dự án mã nguồn mở, và điều đó không thể là một mục tiêu của việc mua lại."
Phản ứng này đã tiêu tan hi vọng rằng MeeGo có thể được hồi sinh thông qua việc mua lại, được thúc đẩy trong tuần này bởi một báo cáo trên Mobiledia rằng Samsung đã quan tâm đến một thỏa thuận. Nhiều người dự kiến rằng Samsung và các nhà sản xuất thiết bị cầm tay khác đang nhìn theo một hướng khác để có được cho riêng mình một hệ điều hành di động của họ, điều đó sẽ cho phép họ giảm sự phụ thuộc của họ vào nền tảng Android của Google.
Lập trường trung lập của Google đã gây những chấn động đáng kể từ khi họ quyết định mua nền tảng di động của Motorola với giá 12,5 tỷ USD, và điều này sẽ đặt ra một sự cạnh tranh trực tiếp với các đối tác sản xuất thiết bị cầm tay của mình.
Samsung đã phủ nhận việc họ quan tâm đến nền tảng WebOS từ HP, và sự đầu cơ vào MeeGo đang là sự kiện xuất hiện tiếp theo. Không giống như các nhà sản xuất thiết bị cầm tay khác, Samsung đã có một hệ điều hành Bada của riêng họ, mà nó đã được hỗ trợ trên điện thoại thông minh trong sự lựa chọn của thị trường. Công ty đã không cung cấp hệ điều hành này ở thị trường Mỹ, nơi mà Android đang chiếm ưu thế. Nhưng những nhà phân tích tin tưởng rằng hãng có thể đặt nhiều nguồn lực của mình cho Bada nhằm đảm bảo cho một sự phát triển lâu dài cũng như đề phòng mọi tình huống bất ngờ có thể xảy ra với nền tảng Android.
Ông Chung cho biết: "Samsung đã đầu tư đáng kể cho nền tảng riêng của mình, những giải pháp, nội dung được đưa ra cho những sản phẩm của mình và cung cấp nhiều kinh nghiệm phong phú cho người dùng trên nền tảng này." Nếu không có đối tác nào quan tâm thì Intel sẽ phải đứng một mình về phía MeeGo. Nokia đã cam kết sử dụng MeeGo trước khi chuyển sang nền tảng Windows Phone của Microsoft, nhưng tính cho đến nay thì hãng này mới chỉ cho xuất một điện thoại MeeGo. Intel cho biết rằng họ vẫn cam kết sử dụng hệ điều hành này.
Trong khi đó, Samsung sẽ không hoàn toàn từ bỏ sử dụng MeeGo và nói rằng họ sẽ vẫn tiếp tục hỗ trợ với nhiều nền tảng di động và làm việc với nhiều thành viên công nghiệp để làm phong phú hệ sinh thái di động.
Theo Bưu Điện VN
Nokia cho ra mắt giao diện tiếng Việt cho N9 Sau rất nhiều mong đợi từ người dùng, chiếc điện thoại Nokia N9 sẽ được Nokia cập nhật giao diện tiếng Việt vào đầu năm 2012, mang lại những trải nghiệm tiếng Việt đầy đủ cho người dùng trong nước. Nokia N9 là chiếc điện thoại mạnh mẽ, với nhiều đột phá về thiết kế và hệ điều hành. Tuy nhiên, việc hỗ...