Android để lọt hơn 80% phần mềm độc
Một thử nghiệm cho thấy, hệ điều hành Android Jelly Bean 4.2 của Google chỉ có khả năng ngăn chặn gần 20% các phần mềm độc hại dạng malware.
Thử nghiệm của Xuxian Jiang, giáo sư môn khoa học máy tính của Đại học Bắc Carolina (Mỹ) đã cho thấy, hệ điều hành của Google có khả năng ngăn chặn phần mềm độc hại (malware) kém dù đã được thiết lập bộ chặn mới kể từ phiên bản Android 4.2.
Với chiếc Nexus 10 chạy Android 4.2, Jiang cho biết hệ điều hành của Google chỉ ngăn chặn được 193 phần mềm độc hại dạng malware trong tổng số 1.260 phép thử, tương ức với mức 15,32%. Trong khi với các công cụ bảo vệ như Avast, Symantec hay Kasperky tỷ lệ phát hiện và loại bỏ là từ 51% đến 100%.
Các phần mềm độc hại ảnh hưởng tới hệ thống là mối đe dọa với Android. Ảnh: Gsmnation.
Video đang HOT
Tuy nhiên theo Phone Arena, 95,5% malware đến từ các phần mềm được cài đặt không chịu sự kiểm duyệt từ Google. Còn tính trên Google Play Store với phần mềm kiểm duyệt Google Bouncer, lượng malware được phát hiện chỉ khoảng 5%.
Điều này cho thấy, nếu người dùng tải các ứng dụng trực tiếp từ Google Play thì nguy cơ bị tấn công từ các phần mềm độc hải sẽ được giảm thiểu rất nhiều. Nhưng thực tế, nhiều người dùng Android vẫn thường xuyên tải và cài đặt phần mềm từ nhiều nguồn khác nhau, hay chép vào thẻ nhớ, tự động cài và lúc này cho phép máy lấy dữ liệu từ các nguồn không xác định (Unknown Source).
Malware là một vấn đề của Android khi cuối năm ngoái, hàng loạt thiết bị chạy hệ điều hành của Google đã bị tấn công. Microsoft đã tận dụng điều này để chê bai hệ điều hành Android và quảng cáo cho Windows Phone.
Theo VNE
Norton Satellite - Quét virus trên dữ liệu đám mây
Lưu trữ đám mây hiện nay được khá nhiều người sử dụng bởi những tính năng hữu ích của nó, từ một nguồn cấp dữ liệu, dữ liệu nhanh chóng được sao chép tới các thiết bị khác thông qua tính năng đồng bộ. Theo cách đó mỗi khi có sự thay đổi về dữ liệu của thư mục đồng bộ, ngay lập tức sự thay đổi đó sẽ được cập nhật đồng nghĩa với việc các loại virus hay malware có thể được đồng bộ theo, mặc dù không nguy hại cho dữ liệu được lưu trữ nhưng lại vô tình lan truyền đến các thiết bị khác nhau.
Norton Satellite là một ứng dụng dành riêng cho Windows 8, cho phép người dùng quét dữ liệu được lưu trữ trên Dropbox cũng như nguồn cấp liệu (RSS) trên Facebook để loại trừ các mối nguy hại cho người dùng.
Để cài đặt Norton Satellite, bạn có thể tìm kiếm trên hệ thống Windows Store hoặc thông qua link sau (Sử dụng Internet Explorer hoặc Firefox để mở link).
Sau khi cài đặt hoàn tất bạn có thể khởi động ứng dụng từ màn hình Start Screen. Giao diện chính của ứng dụng được chia thành bốn phần chính: Scan Facebook Feed, Scan Dropbox, Scan a File và Scan a Folder. Để quét được dịch vụ Dropbox hoặc Facebook feed bạn cần phải đăng nhập và cấp quyền truy cập các tài khoản này cho ứng dụng.
Khi bạn bắt đầu quét cho tài khoản Dropbox của bạn, ứng dụng sẽ tìm kiếm virus trong mỗi tập tin mà bạn tải về từ Dropbox vào máy tính của bạn và hiển thị tất cả các mối đe dọa mà nó tìm thấy trong quá trình quét.
Ngoài quét virus các dịch vụ trực tuyến, ứng dụng còn cho phép bạn quét các tập tin và thư mục trên ổ đĩa của bạn. Bạn chỉ cần lựa chọn tập tin hoặc thư mục cần quét từ các tùy chọn liên quan. Ứng dụng sử dụng dữ liệu theo kiểu thời gian thực từ máy chủ của Symantec để đảm bảo dữ liệu luôn luôn mới nhất.
Norton Satellite tương thích với Windows 8 phiên bản 32bit và 64bit.
Theo Genk
Web XXX chưa phải nơi nguy hiểm nhất Internet Lượng blog nhiễm độc cao gấp 10 lần so với web khiêu dâm. Hãng bảo mật Symantec vừa công bố báo cáo thường niên về các phần mềm nhiễm độc. Theo báo cáo này, web khiêu dâm xếp hạng 10 trong danh sách các trang web "nguy hiểm" nhất. Đứng đầu bảng lại là blog và các trang "kết nối web" với 20%...