ANA hủy thêm 379 chuyến bay Boeing 787 Dreamliner
All Nippon Airways (ANA), hãng hàng không Nhật Bản có số lượng máy bay Boeing 787 Dreamlinerlớn nhất thế giới, ngày 26.1 đã hủy bỏ thêm 379 chuyến bay dự định thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 1-18.2, gần gấp đôi số chuyến bay bị hủy kể từ khi một trong những chiếc Dreamliner của hãng này phải hạ cánh khẩn cấp, theo tin tứctừ hãng Reuters.
Những chuyến bay bị hủy mới đã đưa số chuyến bay của ANA ngừng thực hiện từ vụ hạ cánh khẩn cấp ngày 16.1 ở miền tây Nhật Bản lên đến 838 chuyến.
Tất cả máy bay Dreamliner đã bị “trùm mền” kể từ ngày 17.1 do những vấn đề ở hệ thống ắc quy, theo Reuters.
Một chiếc máy bay Boeing 787 Dreamliner của ANA – Ảnh: AFP
ANA, hiện có 17 trong số 50 chiếc Dreamliner mà tập đoàn Mỹ Boeing đã giao cho các hãng hàng không tính đến nay, cho biết những chuyến bay bị hủy đã ảnh hưởng đến hơn 82.620 lượt hành khách.
Hãng hàng không Nhật Bản ANA, vốn đặt loại máy bay nhẹ và ít tốn hao năng lượng Dreamliner ở vị trí trung tâm trong chiến lược tăng trưởng của hãng, có thể phải thu hẹp kế hoạch hai năm của họ do phải xem xét chi phí tăng cao của việc “trùm mền” các máy bay mới.
Video đang HOT
Giới chức an toàn hàng không Mỹ, vốn đang xem xét một vụ cháy hệ thống ắc quy trên một chiếc Dreamliner khác, ngày 24.1 cho biết cuộc điều tra vẫn chưa có kết quả và diễn biến này mở ra triển vọng ngừng hoạt động lâu dài hơn đối với thế hệ máy bay tối tân của Boeing.
Theo TNO
Vụ Boeing 787 Dreamliner "trùm mền": Ắc quy hoạt động ở điện áp cao hơn giới hạn?
Những phần bên trong bị cháy của hệ thống ắc quy trên chiếc máy bay Boeing 787 Dreamliner của Nhật, vốn đã dẫn đến việc "trùm mền" hàng loạt máy bay này trên khắp thế giới, cho thấy nó hoạt động ở mức điện áp cao hơn giới hạn thiết kế.
Theo hãng tin AP, thông tin trên do một chuyên viên điều tra Nhật đưa ra khi giới chức Mỹ quyết định tham gia cùng Nhật làm sáng tỏ vụ việc.
Chiếc máy bay của hãng hàng không All Nippon Airways (ANA) đã phải hạ cánh khẩn cấp xuống miền Tây của Nhật Bản vào sáng 16.1 do các vấn đề liên quan đến hệ thống ắc quy. Gần như toàn bộ 50 chiếc Dreamliner đang sử dụng khắp thế giới đã bị ngừng hoạt động.
Các nhà điều tra Nhật, Mỹ và hãng Boeing kiểm tra máy bay gặp sự cố của ANA - Ảnh: Reuters
Các bức ảnh chụp hệ thống ắc quy lithium ion nằm bên dưới buồng lái chiếc Dreamliner do Ban An toàn Vận tải Nhật cung cấp cho thấy một đống dây điện cháy đen và các cấu kiện khác bên trong một hộp bảo vệ màu xanh đã bị biến dạng.
Điều tra viên của Bộ Giao thông vận tải Nhật Hideyo Kosugi nói rằng tình trạng của hệ thống ắc quy cho thấy điện áp đã vượt giới hạn thiết kế được áp dụng với nó.
Ông nói sự tương đồng giữa phần bên trong bị cháy của chiếc máy bay Dreamliner của ANA với hệ thống ắc quy trong một chiếc máy bay Dreamliner của hãng Japan Airlines (JAL) bị bốc cháy hôm 7.1 khi đang đậu tại sân bay quốc tế Logan ở Boston (Mỹ), cho thấy có một nguyên nhân chung.
"Tôi đã so sánh dữ liệu vụ việc mới nhất ở Nhật và vụ ở Mỹ, chúng tôi có thể làm sáng tỏ đáng kể điều gì đã xảy ra", ông Kosugi cho biết.
So với các loại máy bay hiện đại khác, chiếc Dreamliner phụ thuộc nhiều hơn vào những tín hiệu điện tử để giúp nạp năng lượng cho gần như mọi thứ máy bay làm. Nó cũng là loại máy bay đầu tiên của Boeing sử dụng hệ thống ắc quy lithium ion có thể tái sạc cho hệ thống điện chính. Những hệ thống ắc quy như thế dễ bị tình trạng quá nhiệt và có những thiết bị an toàn bổ sung được lắp đặt nhằm kiểm soát vấn đề và ngăn chặn hỏa hoạn.
GS Yuasa Corp, nhà sản xuất ắc quy lithium ion được sử dụng trên các máy bay Dreamliner, ngày 17.1 cho biết họ đang hợp tác với cuộc điều tra nhưng nguyên nhân vấn đề chưa được xác định rõ ràng. Hãng này nói rằng vấn đề có thể ở hệ thống ắc quy, nguồn điện hoặc hệ thống điện tử.
Giới chức an toàn vận tải Mỹ và các thanh tra viên của hãng Boeing hôm 18.1 đã tham gia cuộc điều tra của Ban An toàn Vận tải Nhật.
Điều tra ban đầu của giới chức Nhật cho thấy chất điện phân đã bị rò rỉ từ hệ thống ắc quy chính của máy bay bên dưới buồng lái. Họ cũng phát hiện những dấu cháy xung quanh ắc quy.
Giới chức hàng không Nhật đã yêu cầu ANA, vốn sở hữu 17 chiếc Dreamliner, và JAL, với bảy chiếc, ngừng hoạt động các máy bay này cho đến khi các vấn đề liên quan đến an toàn của chúng được giải quyết.
Mỹ và một số nước khác cũng đã ra đưa ra yêu cầu tương tự đối với các hãng hàng không có sử dụng máy bay Boeing 787 Dreamliner.
Theo TNO
Siêu cơ của Boeing bị ngưng sử dụng toàn cầu Các nhà chức trách hàng không đã yêu cầu tạm ngưng sử dụng với hầu hết máy bay Boeing787 Dreamliner trên toàn thế giới cho tới khi rủi ro hỏa hoạn liên quan tới các bộ pin trên máy bay được xử lý, làm gia tăng thêm cuộc khủng hoảng với hãng sản xuất Mỹ Boeing. Nhà chức trách Nhật Bản, Ấn Độ...