Ẩn ý tình dục đằng sau lời mời ăn mỳ gói trong phim Hàn
Không chỉ trong phim truyền hình, ở đời thực, lời mời tới nhà ăn mỳ sau buổi hẹn hò đồng nghĩa với ẩn ý mời gọi tình dục của các cô gái Hàn Quốc.
Nhờ sự phát triển của phim ảnh, khán giả châu Á nhận ra người Hàn mê mỳ gói tới mức nào. Nhiều người thậm chí cho rằng Hàn Quốc là thiên đường mỳ gói, người Hàn có thể ăn mỳ ba bữa mỗi ngày. Mỳ gói có thể xuất hiện khắp các cảnh, trong mọi bộ phim, thậm chí trở thành hình tượng chứa nhiều ẩn ý như đĩa mỳ trộn với thịt bò đắt tiền trong Parasite .
Từng có thời kỳ, ăn mỳ gói trên phim, cũng như thực tế đời thường, chỉ đơn thuần mô tả niềm yêu thích của người dân xứ sở kim chi với món ăn tiện lợi trên. Nhưng do sự thay đổi về văn hóa và lối sống, mỳ gói trong lời nói của giới trẻ dần mang theo ý nghĩa khác, trở thành lời mời gọi nhuốm đầy sắc dục.
Hẹn ăn mỳ tại nhà là lời mời gọi tình dục không phô phang của giới trẻ Hàn Quốc.
Nỗi ám ảnh về mỳ sợi của người Hàn Quốc
Mỳ sợi là một phần quan trọng trong ẩm thực và văn hóa Hàn Quốc. Các món ăn về mỳ bắt đầu xuất hiện từ giai đoạn Tam quốc tranh quyền (57 TCN-668 SCN), và là sản phẩm được làm từ lúa mỳ.
Tuy nhiên, lúa mỳ là loại lương thực đắt đỏ và không được mở rộng canh tác. Vì vậy, người dân Hàn Quốc cổ đại nghiên cứu cách làm thêm nhiều loại mỳ khác từ rau, các hạt đậu, đậu phụ… Lúc này, mỳ từ hạt lúa mỳ trở thành món ăn xa xỉ và chỉ được dùng trong các dịp đặc biệt, cho tới khi kinh tế Hàn Quốc có dấu hiệu khởi sắc (vào khoảng năm 1945).
Người Hàn Quốc thích mỳ và mỗi món mỳ đều ẩn chứa nhiều lời gửi gắm của người nấu ăn cũng như người thưởng thức. Chẳng hạn, món kong kuksu – tức sợi lúa mỳ ăn với nước đậu tương xay lạnh – là món ăn quan trọng trong các bữa cơm tu hành ở chùa chiền. Kong kuksu mang ý nghĩa “nụ cười của nhà tu hành”, vì tương truyền món ăn trên sẽ khiến các nhà sư nở nụ cười vui vẻ và ăn uống say mê.
Video đang HOT
Vào dịp sinh nhật hoặc mừng thọ, người Hàn cũng thường ăn mỳ trường thọ. Bát mỳ trường thọ được nấu khá đơn giản, nhưng sợi mỳ trong bát phải càng dài càng tốt. Xứ sở kim chi quan niệm độ dài của sợi mỳ tượng trưng cho thời gian dài lâu của mỗi người. Ăn được sợi mỳ thật dài, chủ nhân bữa tiệc sinh nhật hoặc mừng thọ đã được chúc phúc.
Mỳ gói nói riêng và món mỳ nói chung xuất hiện tràn lan trong phim ảnh Hàn Quốc.
Vì ý nghĩa lịch sử và văn hóa của mỳ, món ăn này được đưa vào phim ảnh rất nhiều, không chỉ các loại mỳ truyền thống mà còn cả mỳ gói ăn liền. Với khán giả yêu phim truyền hình ngày nay, mỳ gói thậm chí trở thành biểu tượng cho văn hóa đại chúng của người dân Hàn Quốc. Bởi, ở bất kỳ đâu, bất cứ khoảng thời gian nào, người Hàn cũng có thể say mê húp một ngụm nước dùng nóng hổi, gắp đũa mỳ vàng ươm và xuýt xoa vì hương vị chua cay ấm bụng của kim chi ăn kèm.
Lời mời ăn mỳ gói và ẩn ý tình dục
Thực tế, ý nghĩa sâu xa về văn hóa và ẩm thực cổ truyền của người Hàn gắn liền với các loại mỳ sợi truyền thống. Còn mỳ gói – sản phẩm chỉ xuất hiện ở thời kỳ hiện đại, lại mang theo ý nghĩa nhuốm màu sắc dục.
Ở Hàn Quốc, sau buổi hẹn hò, nếu cô gái hỏi chàng trai rằng có muốn tới nhà ăn chút mỳ gói không, chàng trai sẽ tự hiểu rằng cô gái đang mời mình ở lại qua đêm. Bất kỳ ai quan tâm tới văn hóa Hàn Quốc hiện đại, hoặc tìm hiểu về đời sống giới trẻ nước này đều từng nghe thấy thuật ngữ trên. Đây là nét văn hóa tồn tại ở giới trẻ, “ăn mỳ” trở thành từ lóng mời gọi quan hệ tình dục một cách tinh tế, không phô phang.
Nhiều ý kiến cho rằng thuật ngữ “ăn mỳ” xuất phát từ bộ phim One Fine Spring Day (2001), sau đó dần phổ biến đến mức giới trẻ Hàn Quốc không còn thắc mắc tới nguồn gốc của lời mời này nữa.
Phim ảnh phản ánh đời sống, vì vậy, lời mời ghé nhà ăn mỳ, không cần biết rõ rằng đó là mỳ gói hay mỳ sợi, cũng dần xuất hiện tràn lan trên phim truyền hình và gây nên nhiều tình huống lãng mạn hoặc hài hước.
Trong phim Hạ cánh nơi anh , Goo Seung Jun tỏ vẻ vui mừng ra mặt khi được Seo Dan rủ ở lại ăn mỳ.
Chẳng hạn, trong Hạ cánh nơi anh , tên lừa đảo Goo Seung Jun đã tủm tỉm cười vui vẻ và đầy ẩn ý khi được tiểu thư Seo Dan mời vào nhà ăn mỳ. Tuy nhiên, Seo Dan là người Triều Tiên nên không biết ý nghĩa thật sự đằng sau câu nói đơn giản của mình. Hay trong Thư ký Kim làm sao thế? , thư ký Kim được xem là cô gái không hiểu sự đời, nên đã vô tình khiến phó chủ tịch Lee “tưởng bở” khi mời anh ở lại ăn đêm món mỳ gói cùng mình.
Hoặc trong phim Possessed (2019), khán giả trẻ có dịp “cười ra nước mắt” khi nữ chính đã mời gọi nam chính ở lại một đêm và phát sinh quan hệ lãng mạn với mình, nhưng nam chính lại không hiểu ẩn ý “ăn mỳ” nên đã gây ra tình huống bối rối.
Thời đại đã thay đổi, món mỳ đối với người Hàn Quốc từng là biểu tượng cho văn hóa và những lời chúc phúc, nay đã chuyển thành cụm từ ngụ ý cho tình dục. Khán giả ngoài lãnh thổ Hàn Quốc cũng cần hiểu rõ hơn ngụ ý mới mẻ trên để hiểu được tình huống thực sự ẩn sau mỗi hành động của cặp nam nữ đang yêu trên phim truyền hình.
"Khát vọng đổi đời" có lặp lại thành công của "Ký sinh trùng"?
Một năm sau thành công rực rỡ của "Ký sinh trùng" (Parasite), một bộ phim nói tiếng Hàn khác là "Khát vọng đổi đời" (Minari) hứa hẹn gây bão Hollywood, khuấy đảo mùa giải thưởng ở phương Tây.
"Ký sinh trùng" làm nên lịch sử khi trở thành phim nước ngoài đầu tiên thắng hạng mục "Phim xuất sắc nhất" tại Oscar 2020. Phim là một tác phẩm châm biếm sâu sắc về sự phân chia giai cấp trong xã hội đương đại Hàn Quốc. Không chỉ thắng giải thưởng, "Ký sinh trùng" còn là tác phẩm thành công doanh thu, được nhiều người nước ngoài tán thưởng.
Phim "Khát vọng đổi đời" được đánh giá tích cực từ thị trường Mỹ
Trong khi đó, phim "Khát vọng đổi đời" đang được chiếu tại Mỹ và sẽ ra rạp ở Hàn Quốc vào tháng 3 cũng hứa hẹn những thành công tương tự.
Nội dung phim kể về một gia đình Hàn Quốc phải đối mặt với những khó khăn do khác biệt văn hóa khi quyết định chuyển đến sinh sống tại bang Arkansas - Mỹ vào những năm đầu thập niên 80 thế kỷ trước. Những biến cố liên tục xảy đến dần khiến họ nhận ra tầm quan trọng của hai tiếng "gia đình". Khác với "Ký sinh trùng", phim "Khát vọng đổi đời" được sản xuất tại Mỹ.
"Phim nói bằng tiếng Hàn và nội dung xoay quanh một gia đình với các câu chuyện văn hóa Hàn Quốc liên quan. Tuy nhiên, tôi nghĩ bộ phim nói lên nhiều điều về nước Mỹ, chứa đựng nhiều câu chuyện khác nhau, tầng lớp xã hội khác nhau, hoàn toàn khác với "Ký sinh trùng" - đạo diễn kiêm biên kịch của phim là Lee Isaac Chung nhận định.
Phim được kỳ vọng tiếp nối thành công của "Ký sinh trùng"
Lee Isaac Chung cho biết phản ứng nồng nhiệt của người xem dành cho phim tốt hơn những gì ông mong đợi.
"Khát vọng đổi đời" đã gặt hái nhiều giải tại liên hoan phim Sundance, Middleburg, Heartland và Denver... Phim cũng đang được đề cử tại Quả cầu vàng 2021 với nhiều hạng mục quan trọng. "Khát vọng đổi đời" với những hiệu ứng tích cực được kỳ vọng sẽ tiếp nối "Ký sinh trùng" tái lập thành tích tốt tại thị trường phương Tây.
Các diễn viên trong phim
Sánh vai với 'Train to Busan', 'Ký sinh trùng' lọt top 25 bộ phim Hàn Quốc hay nhất thế kỷ 21 Mới đây, tờ SCMP đã công bố danh sách 25 phim Hàn Quốc hay nhất trong thế kỷ XXI. Không nằm ngoài dự đoán, Ký sinh trùng (Parasite) đã xuất sắc góp mặt trong danh sách kể trên. Theo đó, bộ phim của đạo diễn Bong Joon Ho giữ vị trí thứ 25 trong danh sách '25 phim Hàn Quốc hay nhất trong...