Ẩn ý của Tổng thống Putin khi tặng smatphone cho ông Tập
Vừa tặng Chủ tịch Tập Cận Bình một chiếc smartphone sắp ra mắt, phải chăng ông Putin đang muốn nhắm tới thị trường khổng lồ Trung Quốc?
Trong cuộc gặp riêng với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 9/11 bên lề hội nghị APEC đang diễn ra tại Bắc Kinh, Tổng thống Nga Putin đã khiến báo giới không khỏi tò mò khi tặng ông Tập một chiếc điện thoại thông minh 2 màn hình rất lạ.
Theo kênh RT của Nga, chiếc điện thoại được ông Putin tặng cho ông Tập là điện thoại thông minh do Nga sản xuất mang thương hiệu YotaPhone 2.
Tổng thống Nga Putin tặng chủ tịch Trung Quốc smatphone sắp ra mắt.
Rostec, công ty nắm giữ cổ phần trong dự án YotaPhone trong một thông cáo sau đó cho biết, chiếc điện thoại mà ông Putin tặng cho ông Tập là phiên bản đặc biệt, có kèm hệ thống bảo vệ dữ liệu do các kỹ sư Nga phát triển. Điều này khiến nó trở thành sản phẩm “độc nhất” xét về mức độ bảo mật.
Món quà khiến nhà lãnh đạo Trung Quốc cười tươi. Ông Tập đã hỏi ông Putin: “Chúng ta cũng hợp tác trong dự án này nữa à?”, và được nhà lãnh đạo Nga đáp lại “Sẽ làm chứ!”
Rostec khẳng định nhà lãnh đạo Trung Quốc đã trở thành người đầu tiên trên thế giới sở hữu YotaPhone 2.
Video đang HOT
Theo công bố của nhà sản xuất, mỗi chiếc YotaPhone có giá 14.000 rúp (300 USD).
Theo dự kiến phải tới tháng 12, lễ ra mắt chính thức của mẫu điện thoại này mới được tổ chức. Trong khi phải tới quý 1/2015 nó mới được ra mắt thị trường Trung Quốc và Đông Nam Á.
Có thể thấy, việc tặng một chiếc điện thoại sắp ra mắt cho một vị lãnh đạo được nhiều người dân hâm mộ như Chủ tịch Tập Cận Bình đang được đánh giá là một chiến lược tiếp thị thông minh.
Trung Quốc là một đất nước có hơn 1,3 tỷ dân, một thị trường rộng lớn như thế là mơ ước của bất cứ đai gia công nghệ nào. Quan trọng hơn, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang được người dân Trung Quốc hâm mộ và học tập.
Còn nhớ trước đó, ngày 28/12/2013, người dân Trung Quốc đã xôn xao bàn tàn về việc Chủ tịch Tập Cận Bình xếp hàng dùng bữa trưa tại một cửa hàng bánh bao truyền thống ở Bắc Kinh.
Ông Tập xuất hiện hoàn toàn bất ngờ và không có một biện pháp an ninh đặc biệt nào trong suốt thời gian ăn trưa. Ông tự gọi món và sau đó lấy tiền trong túi để thanh toán.
Những ngày sau đó, cửa hàng bánh bao luôn đặc kín hàng trăm người xếp hàng để mua suất ăn giống của ông Tập và chụp ảnh lưu niệm tại vị trí mà ông dùng bữa.
Không những thế, một tiệm bánh bình thường ở Hồ Nam, Trung Quốc đã làm ăn phát đạt khi chủ tiệm bán này có ngoại hình giống Chủ tịch Tập Cận Bình.
Từ khi nổi tiếng là người có khuôn mặt giống lãnh đạo lớn, cửa hàng của ông Thiệu Kiến Hoa được khách hàng ghé qua nườm nượp. Không ít người đã xếp hàng đến 30 phút để được mua bánh và chụp ảnh kỷ niệm với ông. Thậm chí, có thời điểm đắt hàng, cửa hàng của ông Thiệu bán được 1.600 cái bánh một ngày.
Theo Đất Việt
Giá dầu giảm ngăn cản thoả thuận năng lượng Nga Trung
Nga và Trung Quốc vừa ký một thoả thuận cơ bản về việc cung cấp khí đốt tại APEC vào cuối tuần qua; tuy nhiên, nhiều khả năng thoả thuận này sẽ không đạt được vì giá năng lượng thế giới đang giảm.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin - Ảnh: Reuters
Đến thăm Bắc Kinh, Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình đã soạn các điều khoản cơ bản cho đường ống dẫn khí từ Nga đến Trung Quốc, một dấu hiệu của sự hợp tác sâu hơn giữa hai nước.
Gazprom (GAZP.MM), công ty sản xuất khí đốt lớn của Nga kì vọng sẽ xuất được 30 triệu mét khối khí đốt mỗi năm cho Trung Quốc sau khi hai nước đạt được thoả thuận này. Con số này sẽ lên đến đến 38 triệu mét khối khí đốt mỗi năm kể từ sau năm 2018.
Tuy nhiên, các điều khoản giữa hai bên không hề ràng buộc. Việc giá dầu giảm xuống 1/3 kể từ giữa tháng 6 năm nay và khiến giá khí đốt chững lại đã làm cho cuộc thảo luận trở nên phức tạp. Bên cạnh đó, giá dầu giảm có thể làm ảnh hưởng đến công cuộc đầu tư của Gazprom vào cơ sở hạ tầng cần thiết để cung cấp khí đốt cho Bắc Kinh.
"Sự sụt giảm của giá dầu hiện tại sẽ ảnh hưởng đến giá khí đốt. Và giá khí đốt có thể khiến cho thoả thuận này khó đi đến kết quả cuối cùng. Trung Quốc sẽ mong muốn một mức giá khí đốt thấp hơn so với các nước phương Tây vì vẫn còn một quãng đường dài nữa để khí đốt nhập khẩu từ Nga có thể đến tay người tiêu dùng", cố vấn Tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc cho biết.
Nga luôn muốn thắt chặt mối quan hệ với các nước châu Á - Thái Bình Dương Ảnh: AFP
Tuy nhiên, ông cũng cho rằng thỏa thuận này cũng sẽ "đem đến nhiều tác động tích cực cho nền công nghiệp năng lượng Nga - Trung".
Chính quyền Putin luôn quan tâm thắt chặt mối quan hệ với các nước châu Á. Moscow muốn thể hiện sự độc lập của Nga, mặc cho sự phát triển của nền công nghiệp năng lượng Nga đang bị hạn chế bởi các lệnh trừng phạt nước này đang phải gánh chịu vì cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Trên thực tế, Moscow trước đó đã gửi một thông điệp đến châu Âu, thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước này, rằng Nga đã có một đối tác xuất khẩu khác. Theo Reuters, động thái này là khá quan trọng đối với ngân sách của Nga, khi mà dầu và khí đốt chiếm đến một nửa tổng thu nhập của nước này.
Theo Thanh Niên
Trung Quốc ngập sách về Putin Lý do chính cho sự yêu mến khác thường mà các độc giả TQ dành cho Tổng thống Nga là "mối quan hệ thân tình" giữa TQ và Nga - Nhật báo TQ cho biết. Ảnh: China Daily Các cuốn sách về lãnh đạo Nga Vladimir Putin đã trở nên cực kỳ phổ biến tại TQ ngay trước thềm hội nghị thượng đỉnh...