Ăn xốt mè rang thế nào tốt cho sức khỏe?
Mặc dù mè rang có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không nên ăn quá nhiều. Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi ngày chỉ nên ăn 15-20g.
Theo chuyên gia dinh dưỡng, bác sỹ Nguyễn Hoài Thu (Viện Y học ứng dụng Việt Nam), xốt mè rang là loại nước xốt quen thuộc với nhiều người. Thành phần trong xốt mè rang thường bao gồm: Dầu đậu nành, nước tương, giấm, mè, dầu mè, lòng đỏ trứng gà, chiết xuất mù tạt…
Các thành phần này nếu xét riêng lẻ đều tốt cho sức khỏe. Dầu mè hay dầu đậu nành đều chứa nhiều chất dinh dưỡng như chất béo no không bão hoà, omega 3, omega 6, canxi… Tuy nhiên, hàm lượng chất và tác dụng trong một sản phẩm kết hợp nhiều nguyên liệu, qua nhiều khâu chế biến đôi khi không bảo toàn được các chất dinh dưỡng này.
Bác sĩ Hoài Thu cũng khuyến cáo, một số đối tượng không nên sử dụng mè như: Người có huyết áp thấp, người có đường tiêu hóa kém, bụng yếu, người có đông máu cao, huyết khối…
Nhiều người ăn kiêng giảm béo thường dùng xốt mè rang để trộn rau, trộn salad, ăn hàng ngày. Theo bác sĩ Nguyễn Hoài Thu, trong thành phần của xốt mè rang có hàm lượng chất béo nhất định đến từ thành phần như dầu mè, dầu đậu nành, mè.
Ví dụ, trong 10g xốt dầu mè cung cấp 38,7 Kcal, trong đó có 3,6g chất béo và 0,3g chất đạm. Việc ăn xốt mè rang có thể gây béo cho cơ thể còn tùy thuộc vào lượng ăn trong mỗi bữa cũng như sự kết hợp với các loại thức ăn.
Cũng như nhiều thực phẩm được cho là có tác dụng giảm cân khác, thì bất kể thực phẩm nào ăn quá nhiều cũng không tốt. “Bạn nên nhớ rằng đây là một gia vị để thêm vào món ăn, giúp tăng hương vị.
Tuy nhiên, không như các gia vị khác như nước mắm, hạt nêm, muối, tiêu, các loại nước xốt, trong đó có xốt mè rang lại sinh năng lượng, phần lớn đến từ chất béo. Mỗi bữa, bạn không nên ăn quá 2 thìa canh nước xốt mè”, bác sĩ Nguyễn Hoài Thu khuyến cáo.
Để sử dụng xốt mè rang đúng cách, bác sĩ Hoài Thu cũng đưa ra hướng dẫn cụ thể. Mặc dù mè rang có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không nên ăn quá nhiều. Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi ngày chỉ nên ăn 15-20g.
Xốt mè rang có thể dùng để trộn salad hoặc trộn các món mì.
Bên cạnh đó, cách chế biến cũng cần khoa học để đảm bảo hàm lượng dưỡng chất cũng như có tác động tốt đến sức khỏe. Nên rang mè chín để có mùi thơm ngon, dễ tiêu hoá và đảm bảo vệ sinh. Nên ăn chung với cơm để đạt độ dinh dưỡng cao.
Ngoài ra có thể kết hợp mè rang rắc trực tiếp lên các món ăn như chè, bánh. Với nguyên liệu là xốt mè rang có thể dùng để trộn salad hoặc trộn các món mì. Thay vì mua xốt mè rang ngoài cửa hàng, bạn có thể tự chế biến tại nhà, vừa đảm bảo an toàn thực phẩm.
Bác sĩ Hoài Thu cũng khuyến cáo, một số đối tượng không nên sử dụng mè như: Người có huyết áp thấp, người có đường tiêu hóa kém, bụng yếu, người có đông máu cao, huyết khối, viêm tắc tĩnh mạch, bệnh sỏi thận, người đang trong thời gian điều trị với glycosid tim, người đang trong thời kỳ kinh nguyệt và phụ nữ có thai ở giai đoạn 3 tháng đầu.
Cách phát hiện "kẻ thù nguy hiểm"- Cục máu đông
"Cục máu đông" đang là một khái niệm được nhiều người quan tâm khi thông tin về các trường hợp gặp phải phản ứng phụ nghiêm trọng liên quan tới cục máu đông sau tiêm vaccin COVID- 19 của một số hãng dược.
Nhận biết các dấu hiệu và triệu chứng của cục máu đông có thể giúp chúng ta tìm đến bác sĩ sớm để được điều trị kịp thời.
Cục máu đông trong điều kiện sinh lý bình thường là sản phẩm của quá trình đông máu để bịt kín các vết thương giúp cầm máu. Cục máu đông bệnh lý hay còn gọi là huyết khối là những cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch hoặc động mạch.
Video đang HOT
Hậu quả là có thể làm tắc mạch tại chỗ hoặc các mạch máu ở đoạn xa (có khẩu kính nhỏ hơn). Tùy theo vị trí mà huyết khối gây tắc mạch, người bệnh có thể gặp các biến chứng khác nhau.
Nếu gây tắc các động mạch ở chân hoặc tay (tắc mạch chi) có thể gây hoại tử vùng chi thể bị tắc nghẽn. Tắc mạch ở tim hoặc não thì gây nhồi máu cơ tim hoặc nhồi máu não (đột quỵ não); tắc tĩnh mạch thì gây viêm tắc tĩnh mạch ...
Những ai dễ bị huyết khối?
Theo nghiên cứu, một số người có nguy cơ hình thành cục máu đông cao hơn. Các yếu tố làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông bao gồm :
Trên 60 tuổi
Sử dụng thuốc tránh thai
Tình trạng bất động, ví dụ đang trong thời gian phải nằm trên giường bệnh dài ngày.
Bị béo phì
Hút thuốc lá
Tiền sử gia đình về cục máu đông: trong nhà có thành viên bị huyết khối
Đang trong thai kỳ
Mắc một số bệnh ung thư
Gặp chấn thương
Mắc bệnh viêm mạn tính
Mắc bệnh đái tháo đường
Các huyết khối tiến triển âm thầm trong thời gian dài, trừ khi cục huyết khối hình thành gây tắc mạch, còn lại thì thường người bệnh không có triệu chứng gì. Do đó, những ai có nguy cơ hình thành cục máu đông nên biết các dấu hiệu và triệu chứng liên quan. Tùy theo vị trí gây tắc và loại mạch máu bị tắc nghẽn mà có các biểu hiện, triệu chứng khác nhau.
Các triệu chứng của huyết khối tĩnh mạch sâu
Huyết khối tĩnh mạch sâu thường xảy ra trong tĩnh mạch chính ở chân, nhưng nó cũng có thể phát triển ở xương chậu hoặc cánh tay. Huyết khối tĩnh mạch sâu có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng nào, nhưng nếu các triệu chứng xảy ra, người bệnh có thể nhận thấy :
Cảm thấy da ở vị trí của cục máu đông ấm nóng hơn các vùng da khác
Đau ở chân hoặc cánh tay bị ảnh hưởng
Sưng ở chân và bàn chân hoặc cánh tay và bàn tay bị ảnh hưởng
Vùng da bị huyết khối tĩnh mạch chuyển sang màu đỏ hoặc tím
Có thể có loét da
Các triệu chứng thường cục bộ với cục máu đông và chỉ ảnh hưởng đến một cánh tay hoặc chân. Có thể thấy những tĩnh mạch nông giãn.
Huyết khối tĩnh mạch sâu thường xảy ra trong tĩnh mạch chính ở chân
Huyết khối động mạch
Triệu chứng của huyết khối động mạch thường cấp tính vì cục máu đông gây tắc làm thiếu máu, thiếu oxy đến các cơ quan nhanh hơn huyết khối tĩnh mạch. Huyết khối có thể xảy ra ở các khu vực khác nhau của cơ thể và có thể gây ra các triệu chứng khác nhau, chẳng hạn:
Ở bụng: Đau bụng, nôn mửa hoặc tiêu chảy .
Ở não bộ: Khó nói, yếu mặt hoặc cánh tay, các vấn đề về thị lực, chóng mặt hoặc đau đầu dữ dội .
Tim: Nặng tức ở ngực, đau ngực, khó thở, buồn nôn, cảm giác choáng váng hoặc khó chịu ở phần trên cơ thể.
Các biến chứng
Cục máu đông có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng.
Nếu gặp trong thai kỳ (thường do khả năng vận động bị hạn chế), các biến chứng có thể dẫn đến thiểu năng nhau thai, có nghĩa là nhau thai không cung cấp đủ chất dinh dưỡng và oxy cho thai nhi, có thể gây hại cho thai nhi, hạn chế thai nhi phát triển bình thường.
Nếu huyết khối hình thành ở não sẽ gây đột quỵ.
Gây cơn đau tim nếu cục máu đông hình thành ở đây.
Nếu một cục máu đông hoặc mảnh của một cục máu đông di chuyển qua các tĩnh mạch và dừng ở phổi có thể gây tử vong do thuyên tắc phổi. Triệu chứng phổ biến của thuyên tắc phổi bao gồm : Đau nhói ở ngực, đặc biệt là khi hít thở sâu; ho ra máu; sốt; chóng mặt; mạch nhanh; khó thở đột ngột; đổ mồ hôi không giải thích được...Nếu gặp bất kỳ dấu hiệu nào của thuyên tắc phổi, cần gọi cấp cứu khẩn cấp.
Tóm lại, các cục máu đông có thể hình thành ở hầu hết mọi nơi trong tĩnh mạch hoặc động mạch và có thể gây ra các biến chứng nặng nề.
Cục máu đông hình thành ở não có thể gây đột quỵ
Phòng ngừa thế nào?
Một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc làm loãng máu, có thể giúp điều trị cục máu đông và ngăn ngừa hình thành thêm cục máu đông. Tất y khoa cũng là một biện pháp phòng ngừa hữu ích. Mặc dù không thể hoàn toàn tránh được huyết khối bệnh lý nhưng cũng nên thực hiện các biện pháp ngăn ngừa chúng:
Nâng cao chân cao hơn tim khoảng 15 cm trong khi nghỉ ngơi trên giường
Mặc quần áo rộng rãi
Duy trì hoạt động thể chất, thường xuyên tập thể dục
Hạn chế muối trong chế độ ăn uống càng ít càng tốt
Thay đổi vị trí thường xuyên khi đứng yên trong thời gian dài
Tránh ngồi hoặc đứng hơn 1 giờ mỗi lần
Tránh đặt gối mềm dưới kheo chân
Không bắt ngồi bắt chéo chân
Cố gắng tránh va chạm hoặc làm bị thương chân
Uống tất cả các loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Thường xuyên mang tất nén y khoa nếu có hiện tượng giãn tĩnh mạch nông
Huyết khối liên quan tới COVID- 19
Theo một nghiên cứu đáng tin cậy, huyết khối động mạch có thể xảy ra ở khoảng 4% những người bị bệnh nặng do COVID-19. Nghiên cứu cho thấy huyết khối cũng có thể ảnh hưởng đến nhiều động mạch cùng một lúc và gây ra các triệu chứng và biến chứng như: giảm lưu lượng máu đến chân; tổn thương cơ tim, viêm cơ tim; tăng đông máu.
Nghiên cứu khuyến cáo các bác sĩ sử dụng thuốc làm loãng máu ở những người bị bệnh nặng COVID-19 để giảm nguy cơ hình thành cục máu đông trong tĩnh mạch hoặc động mạch. Hiện tượng rối loạn đông máu, hình thành cục máu đông gây biến chứng thậm chí tử vong ở một số rất ít người sau tiêm vaccin ngừa COVID-19 đã được ghi nhận trên thế giới và vẫn đang trong quá trình nghiên cứu, xem xét. Ở Việt Nam, đến nay chưa ghi nhận trường hợp nào.
[Infographic] Khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới về tiêm vắc xin phòng COVID-19 Đến nay, Việt Nam đã thực hiện tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 của AstraZeneca cho gần 80.000 người là các lực lượng tuyến đầu chống dịch tại 19 tỉnh, thành phố, đảm bảo an toàn tối đa theo phương châm "Tiêm đến đâu an toàn đến đó". Dưới đây là một số khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO)...