Ăn xin viết sẵn đơn bảo lãnh để đối phó với lực lượng chức năng
Ông Nguyễn Hùng Hiệp – Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Đà Nẵng – cho biết, thời gian gần đây, tình trạng ăn xin biến tướng trên địa bàn xuất hiện trở lại. Có đối tượng còn chuẩn bị sẵn đơn bảo lãnh đề phòng bị lực lượng chức năng xử lý.
Theo ông Hiệp, tình trạng ăn xin biến tướng, bán hàng rong, chèo kéo khách, lợi dụng trẻ em, người khuyết tật bán kẹo kéo, vé số… xuất hiện trở lại tại một số khu vực, tuyến đường trong thành phố.
Các đối tượng bán hàng rong, xin ăn, lang thang… được tập trung đưa vào Trung tâm bảo trợ xã hội Đà Nẵng
Ngoài ra, tại một số chùa Bát Nhã, Linh Ứng, Phổ Đà, Pháp Lâm… vào ngày rằm, mồng một xuất hiện nhiều người già, người khuyết tật bán hàng rong, vừa xin ăn, đồng thời chuẩn bị sẵn đơn bảo lãnh phòng khi bị lực lượng chức năng xử lý.
Nguyên nhân, theo ông Hiệp là do lực lượng chức năng của các địa phương duy trì không thường xuyên, sự phối hợp giữa các ngành chức năng chưa chặt chẽ, một số tuyến đường chưa có biển quy định cấm bán hàng rong, các cơ sở kinh doanh dịch vụ tuy đã cam kết nhưng chưa phối hợp trong việc xử lý đối tượng.
Trong 9 tháng đầu năm 2014, Tổ xử lý thông tin người ăn xin thành phố phối hợp với các địa phương đã xử lý cảnh cáo, nhắc nhở 659 trường hợp bán hàng rong không đúng nơi quy định, tập trung vào trung tâm bảo trợ xã hội 61 trường hợp lang thang ăn xin và 39 đối tượng tâm thần lang thang chuyển vào Trung tâm điều dưỡng người tâm thần, tập trung 2 đối tượng lợi dụng chăn dắt người khuyết tật để bán hàng rong kết hợp xin ăn.
Video đang HOT
Khánh Hồng
Theo Dantri
22 năm hành khất nuôi con học đại học
22 năm hành khất, họ nuôi được các con học đại học đàng hoàng. Trong số 3 người con, 2 người đã tốt nghiệp đại học và có việc làm, riêng người con út đang học đại học năm thứ 2.
Ông Phạm Văn Mơ (SN 1946) và bà Nguyễn Thị Gấu (SN 1954) ngụ ấp Long Thành A, xã Long Hậu, huyện Lai Vung là đôi vợ chồng tật nguyền phải hành nghề ăn xin. Điều đáng nói là 22 năm hành khất, họ vẫn nuôi được các con học đại học đàng hoàng. Trong số 3 người con, 2 người đã tốt nghiệp đại học và có việc làm, riêng người con út đang học đại học năm thứ 2.
Ông Phạm Văn Mơ và bà Nguyễn Thị Gấu
Hai mảnh đời tật nguyền
Vợ chồng ông Mơ được nhiều người trong xóm ví như 2 mảnh ghép của cuộc đời. Ông Mơ lúc nhỏ bị phỏng nặng dẫn đến bại liệt ở tay và chân; vợ ông thì bị mù lúc 5 tuổi do di chứng của bệnh đậu mùa. Thế nhưng, duyên nợ đã khiến xui 2 người đến với nhau, khi đó bà Gấu ở tuổi 32. Lúc đầu, gia đình lo lắng cho cuộc sống tật nguyền của họ, nhưng do thương con nên gia đình 2 bên gật đầu đồng ý se duyên cho 2 người.
Năm 1987, bà Gấu sinh Phạm Thị Hương. 2 vợ chồng nghèo, lại tật nguyền, không đất sản xuất, hàng ngày, ông Mơ đi làm thuê những công việc nhẹ. Do bị khuyết tật, số tiền kiếm được không đủ trang trải cuộc sống nên vợ chồng bữa đói, bữa no. Năm 1989, bà Gấu tiếp tục sinh Phạm Thị Thùy Lan, rồi Phạm Thị Thùy Dung ra đời năm 1995. Khi ấy, cuộc sống gia đình quá túng quẫn, không còn cách nào khác, vợ chồng bàn bạc với nhau, đi xin ăn. Hai vợ chồng tật nguyền thay phiên nhau đi xin ăn khắp nơi, để mong có tiền "cứu" cuộc sống gia đình.
Khi Hương và Lan bắt đầu lớn, vợ chồng ông Mơ được người dân trong xóm cho chiếc ghe cũ để "cõng" theo 2 đứa con nhỏ chèo dọc theo kênh, rạch gần các khu chợ để xin ăn. Không lâu sau, chiếc ghe bị kẻ trộm lấy cắp, gia đình như mất đôi chân không thể đi xa được. Thấy vậy, người dân trong xóm lại cho chiếc xuồng cũ, vợ chồng ông Mơ tiếp tục rong ruổi đi xin. Theo thời gian, chiếc xuồng mục và hư dần, vợ chồng ông Mơ bắt đầu lên bờ tiếp tục đi bộ xin ăn.
Đến lúc 2 người con lớn tới tuổi đi học, bà Gấu quyết tâm phải cho con học, chỉ mong sau này các con có thể tự lo cho bản thân. Vợ chồng ông Mơ "một chữ bẻ làm đôi" cũng không biết nên chỉ biết khuyên con cố gắng học hành cho tốt. Có lúc, các con muốn từ bỏ việc học để theo ba mẹ hành khất, nhưng vợ chồng ông Mơ cương quyết bắt buộc các con phải học. "Vợ chồng tôi tật nguyền, nghèo khổ, lại không biết chữ, nên ráng lo cho các con ăn học để có tương lại, sau này không khổ như vợ chồng tôi. Tôi rất vui và tự hào bởi các con học rất giỏi" - bà Gấu cho biết.
Những "quả ngọt" đầu tiên
Vợ chồng ông Mơ có "thâm niên" 22 năm hành nghề xin ăn khắp các chợ, con đường. Hàng ngày, vợ chồng dìu dắt nhau đi xin ăn từ tờ mờ sáng đến khuya mới về nhà, trải qua trăm bề khó khăn, nhưng cảm thấy hạnh phúc về thành quả học tập của con mình. Năm 2005, Hương tốt nghiệp THPT và thi đậu vào Trường Đại học Đồng Tháp chuyên ngành công tác xã hội; năm 2008, Lan cũng thi đậu Trường Đại học Đồng Tháp chuyên ngành tài chính ngân hàng. Giai đoạn này, hoàn cảnh gia đình ông Mơ đã vất vả, lại phải lo thêm cho 2 người con học đại học, nên cuộc sống càng khó khăn hơn.
Thùy Dung khoe được tặng Bằng khen đạt thành tích thủ khoa trong kỳ thi tốt nghiệp THPT
Năm 2009, Hương tốt nghiệp đại học, có được việc làm; năm 2012, Lan cũng tốt nghiệp đại học và có việc làm ổn định. Trước đây, gia đình ông Mơ sống căn nhà lá lụp xụp, rách nát, trống trước hở sau nhưng sau khi Hương đi làm, các ban ngành, đoàn thể hỗ trợ tiền xây dựng căn nhà tường kiên cố, trị giá khoảng 120 triệu đồng (trong đó Hương vay ngân hàng đối ứng phân nửa số tiền xây nhà). Đây là thành quả mà người con gái lớn đền đáp lại cho ba mẹ cả đời vất vả mưu sinh nuôi con ăn học thành đạt. Hiện tại, việc chi tiêu, ăn uống, thuốc cho ba, giúp em gái học đại học đều do Lan lo liệu, với số tiền lương mỗi tháng khoảng 4 triệu đồng.
Nối tiếp con đường học vấn của 2 chị, sau khi tốt nghiệp THPT đạt thủ khoa cấp tỉnh, Dung thi đậu vào Trường Đại học Cần Thơ chuyên ngành kinh doanh quốc tế. Theo Dung, chỉ có phấn đấu nhận được học bổng mới có thêm khoản tiền chi tiêu, giảm bớt gánh nặng cho gia đình. Em sẽ cố gắng học thật tốt để được nhận học bổng của nhà trường, có thêm khoản tiền chi cho hoạt động học tập, tiền ăn, thuê nhà trọ hàng tháng.
"Khoảng 3 năm gần đây, ba bị bệnh tai biến, mẹ em nghỉ đi xin ăn ở nhà chăm sóc cho ba. Kể từ khi chị Hai nghỉ hộ sản thì không hỗ trợ tiền cho gia đình, mẹ em phải đi xin trở lại để có tiền lo cho em học đại học. Em thấy mẹ vất vả, trong lòng cảm thấy buồn, nhưng cuộc sống gia đình quá khó khăn. Em phải cố gắng học, để khi ra trường xin được việc làm lo lại cho gia đình" - Dung bộc bạch.
Biết rằng, đôi mắt của bà Gấu suốt đời không thể nhìn thấy các con của mình thành đạt trong xã hội, nhưng bà luôn cảm nhận được giá trị hạnh phúc khi các con đều trưởng thành và có địa vị xã hội.
Ông Trần Văn Hùng - Chủ tịch UBND xã Long Hậu, huyện Lai Vung cho biết: "Trước đây, vợ chồng bà Nguyễn Thị Gấu thuộc diện hộ nghèo, không đất sản xuất, sống nhờ làm thuê, làm mướn..., nhưng ông bà cố gắng lo cho các con học đến nơi đến chốn; gia đình bà Gấu sống rất hài hòa với mọi người xung quanh...".
Theo NGười Lao Động
Hành tung bí ẩn của hai mẹ con "nằm vật" giữa phố lúc đêm khuya Khoảng 23h ngày 5/10, một ngời phụ nữ hơn 30 tuổi bế đứa con nhỏ bất ngờ nằm vật xuống đường, đoạn gần cổng Công viên Thống Nhất, trên đường Lê Duẩn, Hà Nội. Chị Tuyết là người chứng kiến sự việc từ đầu kể lại: "Người phụ nữ này bế đứa con nhỏ chừng 1 tuổi, khi đến gần trước cửa nhà...