Ăn xin đội lốt sư thầy

Theo dõi VGT trên

Từ năm 2004 đến nay, Giáo hội Phật giáo Việt Nam không chấp nhận hình thức khất thực của các nhà sư, ngoại trừ phái Khất sĩ, song hệ phái cũng có quy định khất thực không được nhận t.iền.

Ăn xin đội lốt sư thầy - Hình 1

“Sư thầy” Phước Tất đứng “hành khất” trước cổng chùa Bà, đường Nguyễn Trãi, quận 5, TPHCM.

Thế nhưng tại TPHCM, hình ảnh những nhà sư khoác cà sa, đi chân đất, lang thang xin t.iền “thập phương”đang xuất hiện tràn lan trên khắp các tuyến đường, khu chợ, siêu thị, bệnh viện… Phần lớn sư “khất thực”này thực chất là “hành khất” đội lốt!

Một ngày theo chân “sư thầy”

Mới đây, chúng tôi tình cờ chứng kiến một bác xe ôm giễu cợt một “sư thầy” đang hành khất trên đường Hồng Bàng (quận 5): “Ông ấy à, ông tu trên núi Tà Lưa, tỉnh Vũng Bùn, luyện “Cửu âm chân kinh” nhiều quá nên “tẩu hỏa nhập ma” rồi hả? Sáng giờ kiếm được bao nhiêu? Bao ly càphê coi!”. “Sư thầy” quay lại xổ một tràng những câu c.hửi tục, nhóm người chạy xe ôm gần đó cười phá lên.

Chúng tôi bất ngờ và thắc mắc với thái độ dành cho “sư thầy”, một anh xe ôm tên là Tiến giải thích: “Bọn tui biết thừa lão, lão “làm” ở đây 2 năm rồi. Ban đầu người ta còn cho, mãi rồi ai cũng biết là sư giả nên giờ lão chỉ xin được t.iền của mấy người đi khám bệnh thôi”. Tôi đến thả vào bát nhôm 10.000đ và tranh thủ hỏi pháp danh, nơi tu hành, thì “sư thầy” ậm ừ một lúc mới trả lời: “Ta là Phước Tất, tu ở chùa xa lắm, tận bên Bình Trị Đông ấy…”.

Để hiểu được một ngày “làm ăn” của “sư thầy”, chúng tôi quyết định bí mật bám theo dấu chân Phước Tất. Buổi sáng đầu tuần, khi người đi khám bệnh tập trung khá đông trước cổng các bệnh viện khu vực quận 5, cũng là lúc bắt đầu một ngày “làm ăn” của “sư thầy” Phước Tất. Đi bộ men theo đường Hồng Bàng, đến gần cổng Bệnh viện Đại học Y – Dược, “sư thầy” mở túi nải, lấy bát nhôm ra và lướt một vòng quanh đoàn người đi khám bệnh đang xếp hàng dài. Đảo mắt đ.ánh giá ai có thể là “bổn đạo tiềm năng” thì “sư thầy” tiến đến, đứng trước mặt họ, chìa bát ra…

Ăn xin đội lốt sư thầy - Hình 2

“Sư thầy” vừa đi vừa đếm t.iền trước cổng Bệnh viện Đại học Y – Dược trên đường Hồng Bàng, quận 5.

Khi bệnh viện vãn người đi khám bệnh, “sư thầy” chuyển sang các quán cơm, chìa bát trước mặt khách, ánh mắt như van lơn, đứng lỳ chờ bố thí. “Sư thầy” khất thực kiểu ăn xin như thế từ đường Hồng Bàng, rẽ qua Đặng Thái Thân, rồi đến Mạc Thiên Tích, cuối cùng qua đường Nguyễn Trãi… Sau 12h trưa, “sư thầy” tiến thẳng vào cổng chùa Ông (đường Nguyễn Trãi, quận 5) ngồi ở một góc khuất, mở túi nải ra đếm t.iền, rồi ngủ một giấc dưỡng sức cho “ca chiều”.

“Ca chiều” của “sư thầy” bắt đầu lúc gần 14h. Chọn một bóng mát trước cổng chùa Bà (đường Nguyễn Trãi, quận 5), “sư thầy” Phước Tất tập trung vào đối tượng người nước ngoài để “khất thực”. Theo quan sát của chúng tôi, “sư thầy” được khá nhiều người cho t.iền, ít thì 5.000đ, nhiều thì 20.000đ, có những người nước ngoài hào phóng đưa cả 50.000đ. Anh Bùi Đạt Thịnh – bảo vệ chùa Bà – ngao ngán: “Chả này không phải sư trong chùa mà qua đây xin t.iền miết, đuổi hoài không được, có lần chả còn dọa sẽ giở thói giang hồ nên đành thôi”.

Video đang HOT

Một buổi “đi làm” của “sư thầy” khác, tên là Phạm Hòa Hiệp lại bắt đầu từ khoảng 20h trước cổng siêu thị Co.op Mart (xa lộ Hà Nội, quận 9). “Sư thầy” chọn địa điểm thuận lợi là lối xe ra để… “khất thực”. Ước chừng trên 35 t.uổi, da đen sạm, dáng gầy gò khắc khổ, “sư thầy” luôn miệng lẩm bẩm: “Nam mô A Di Đà Phật”. Người ra vào siêu thị đông đúc, tấp nập nên chỉ một lúc, chiếc bát trên tay “sư thầy” đã đầy t.iền. Hàng trăm người đi qua, mỗi người bỏ vào bát 5.000đ – 10.000đ, chúng tôi tính nhẩm sau gần 2 tiếng đồng hồ “khất thực”, thu nhập cũng phải đến vài trăm ngàn đồng.

Sau giờ “khất thực”

Khoảng 18h tối, thấy người đi chùa vãn dần, “sư thầy” Phước Tất chậm rãi bước dọc theo đường Nguyễn Trãi, rồi sà vào một quán càphê ven đường, gọi cốc càphê và vô tư phì phèo hút thuốc. “Sư thầy” còn thản nhiên văng tục, nói chuyện to tiếng với người bán hàng. Trên đường về, “sư thầy” vẫn tranh thủ “tăng ca”, lân la đến những chỗ đông người chìa chiếc bát nhôm để xin t.iền tiếp. Đến công viên Á Đông, mặc cho người qua lại, “sư thầy” tìm một gốc cây rồi vô tư… đứng tiểu tiện. Phút chốc, “sư thầy” này trở thành tâm điểm của mọi sự chú ý, từ người đi đường đến những người trong công viên đều phải trông thấy một cảnh tượng “xưa nay hiếm”.

Đến đoạn đường giao nhau giữa Phạm Phú Thứ và đại lộ Võ Văn Kiệt, “sư thầy” ngồi bệt dưới một mái hiên, quay mặt vào tường cởi bỏ áo cà sa, mở túi nải lấy đồng hồ và nhẫn vàng đeo, lại đếm t.iền rồi tiếp tục đi bộ về hướng quận 8. Một lát, “sư thầy” sà vào một quán hủ tiếu trên đường Ngô Sĩ Liên (quận 8). Vừa thấy “sư thầy”, bà chủ quán nhanh nhảu: “A! Thầy về!”, rồi bưng ra một tô hủ tiếu xương. Vừa ăn, “sư thầy” vừa hào hứng kể cho bà chủ nghe thành tích một ngày bận rộn: “Cái đoạn Trần Hưng Đạo bán nước sâm mẹ gì ấy, mấy bả cho chục chục không. Chợ Bình Tây cho ky quá!”.

Ăn xin đội lốt sư thầy - Hình 3

“Sư thầy” ngồi uống càphê, hút t.huốc l.á ở một quán ven đường Nguyễn Trãi, quận 5. Ảnh: Khương Quỳnh – G.Anh

Câu chuyện cứ vậy, xoay quanh một ngày “làm ăn” của “sư thầy”. Xong xuôi, “sư thầy” đứng dậy, cầm đôi đũa quẹt ngang miệng, khoác túi nải thủng thẳng bước vào một con hẻm nhỏ ngay gần sát quán, kết thúc một ngày “hành khất”. Chúng tôi nhìn đồng hồ, lúc ấy là 22h đêm.

“Sư” Phạm Hòa Hiệp “hành nghề” trước cổng gửi xe siêu thị Co.op Mart (xa lộ Hà Nội, quận 9) lại kết thúc một ngày rất an nhàn. Khoảng 21h, khi khách ra vào đã vắng, “sư thầy” rảo bước về phía đường Lê Văn Việt, vẫn bộ áo cà sa, “sư thầy” lấy chiếc xe Cub 50 gửi ở cổng sau siêu thị Co.op Mart, móc điện thoại gọi cho ai đó rồi phóng nhanh vào đường Đình Phong Phú. Thỉnh thoảng, “sư thầy” dừng xe và lại gọi điện thoại, nhìn trước ngó sau mới nhấn ga chạy tiếp, rẽ vào đường Tăng Nhơn Phú, Đỗ Xuân Hợp rồi về khu nhà trọ số 89A, khu phố 6, tổ 2, phường Phước Long B, quận 9.

Sáng hôm sau, chúng tôi đến khu trọ của “sư thầy” Phạm Hòa Hiệp để tìm hiểu thêm. Bà chủ dãy phòng trọ Nguyễn Thị Châu (72 t.uổi) chỉ cho chúng tôi phòng “sư thầy” Phạm Hòa Hiệp. Bà nói: “Ổng ở phòng số 4 đó con, nghe đâu quê ở ngoài Quảng Trị. Tui cũng không rõ lắm, mặc dù ổng ở đây gần 4 năm trời rồi. Tui thấy ổng đi đâu vào buổi sáng miết, ở kín đáo lắm, chẳng giao du với ai. Tui biết có vậy à, còn muốn tìm hiểu gì, các con tự hỏi ổng nhé!”.

Những buổi tối sau, chúng tôi lại thấy “sư thầy” này “khất thực” ở địa điểm cũ. “Sư thầy” vẫn được rất nhiều người cho t.iền, thậm chí, có người sau khi “cúng” t.iền v.ào bát còn chắp tay vái, điệu bộ rất cung kính. Nhìn cảnh ấy, chúng tôi lại nghĩ đến lời chị Nguyên bán nước trước cổng siêu thị Co.op Mart (xa lộ Hà Nội, quận 9): “Chỉ có nhà sư mới có cái bát kiểu ấy chứ nhỉ, cả cái áo cà sa nữa! Có khối cách k.iếm t.iền, ai mà làm trò thất đức giả sư để k.iếm t.iền cô ơi!”.

Theo chân các nhà sư giả này mới hiểu sở dĩ hiện tượng sư giả đi “hành khất” càng lúc càng lan rộng vì “hành khất” trá hình “khất thực” là một cái nghề k.iếm t.iền quá dễ. Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết trên các tuyến đường Trần Hưng Đạo, Sư Vạn Hạnh, đường Hồng Bàng (quận 5), khu vực Hiệp Bình Chánh (quận Thủ Đức) có rất nhiều sư giả thường xuyên lai vãng. Tuy nhiên, những đối tượng này thường hoạt động nay đây mai đó, không cố định nên gây nhiều khó khăn trong việc quản lý.

Đề nghị xử lý theo quy định pháp luật. Trao đổi phóng viên Báo Lao Động, hòa thượng Thích Trí Quảng – Trưởng ban Trị sự Thành hội Phật giáo TPHCM – cho biết: “Từ năm 2004 đến nay, Giáo hội Phật giáo đã không chấp nhận hình thức các nhà sư đi hành khất phi thời phi pháp. Còn một số người đi theo giáo phái Khất sĩ nằm trong Giáo hội Phật giáo thì phải đi theo đoàn thể từ 4 người trở lên, bắt đầu từ khi mặt trời mọc đến tối đa là 11h30, không được nói năng, không nhận t.iền, chỉ nhận thức ăn chay đã nấu chín, mặc đúng lễ phục và có đeo thẻ của Hội Phật giáo. Khi đi hành khất xong, tu sĩ phải trở về chùa, chỉ chấp nhận việc ở lại bên ngoài nếu tu sĩ đi hành khất quá xa chùa, nhưng phải ở lại một trụ sứ nào đó. Việc hành khất nếu nằm ngoài những quy định trên, chúng tôi khẳng định đó đều là hình thức giả danh tu sĩ để trục lợi. Với những hình thức tu sĩ đi hành khất phi thời phi pháp, Giáo hội Phật giáo sẽ có biện pháp xử lý riêng, còn những hình thức mạo danh nhà sư làm việc bất chính, đề nghị Nhà nước xử lý theo quy định của pháp luật”.

Theo Lao Động

Choáng với ăn mày: "Cho 2.000 không đủ mua mớ rau"

Khi ăn xin trở thành nghề có thu nhập khá thì những kẻ ăn mày lại được dịp "làm cao"...

Việc "ăn mày đòi xôi gấc" tưởng lạ mà lại trở nên rất đỗi bình thường.

"Cho 2 nghìn thì không đủ mua mớ rau!"

Trong khi ngồi đợi xe ở trạm trung chuyển xe bus Long Biên, tôi được dịp chứng kiến cảnh một bà lão ăn xin chê t.iền của khách.

"Cô tính thế nào chứ 2 nghìn bây giờ chả đủ mua mớ rau, lần sau đã mất công cho thì cho "tử tế" nha!"

Câu nói của bà lão ăn xin khiến nhiều người phải sốc. Cô sinh viên vừa cho bà t.iền cố giải thích: "Bà thông cảm cho, cháu chỉ còn mấy đồng đi xe bus, nếu có hơn cháu đã cho bà rồi".

Chứng kiến cảnh trên, mọi người xung quanh xì xào bàn tán. Họ đều bất ngờ về lời nói của bà lão ăn xin. Nhiều người đã thốt lên rằng: "Đúng là ăn mày mà còn đòi xôi gấc".


Anh Hoàng Tuấn Anh (Cổ Nhuế - Từ Liêm) chia sẻ: "Lần trước đi chùa thấy có người ăn mày đến xin t.iền, tôi giở ví ra lấy t.iền cho. Ai ngờ không có t.iền lẻ nên tôi đành cáo lỗi. Tôi đang định cất t.iền v.ào ví thì anh ta bảo không sao, cứ đưa t.iền chẵn rồi anh ta sẽ trả lại. Đúng là ăn xin VIP!"

Choáng với ăn mày: Cho 2.000 không đủ mua mớ rau - Hình 1

Một cụ già bán kẹo cao su (một kiểu ăn xin) ở trạm trung chuyển xe bus Long Biên

Nếu như trước kia, những người ăn xin nhận được t.iền, quà của khách qua đường biếu, họ rối rít cảm ơn, dù ít nhiều nhưng đó là cái tình người ta dành cho mình. Vậy mà giờ đây, khách cho ít hay không có t.iền cho thì ăn mày quay ra k.hinh r.ẻ, c.hửi mắng.

Chị Hương (Cầu Giấy - Hà Nội) chia sẻ câu chuyện có thật mà như đùa: "Nói thật, có lần gặp hai chị em nhà này đi ăn xin, thương tâm quá tôi liền rút ví ra đưa cho chúng 3 nghìn lẻ. Ngay lập tức, nó gọi tôi lại, giơ tờ 5 nghìn đồng lên trước mặt tôi bảo: cho chị thêm 2 nghìn cho đủ mua mớ rau nhé. Đúng là ăn xin bây giờ, cho ít t.iền là khinh luôn. Mà có phải ai cũng có nhiều t.iền để cho đâu".

Trước kia, ăn xin vốn là nghề thấp hèn, bị xã hội rẻ rúng. Những người ăn xin thường là bị tật nguyền hay mất sức lao động, t.rẻ e.m mồ côi, người già cô đơn... Họ không thể dùng sức lao động để nuôi thân và gia đình nên phải ngửa tay kiếm sống. Những người ăn mày được nhiều người cảm thông, chia sẻ. Cứ gặp kẻ ăn mày là mọi người đều động lòng thương cảm và biếu chút t.iền, gạo mong giúp họ qua khỏi khó khăn. Đây đã trở thành nét đẹp truyền thống của dân tộc, biểu hiện trong cách cư xử có tình của người dân. Tuy nhiên, nghề ăn xin hiện nay đã phần nào biến tướng, trở thành nghề có thu nhập cao, cũng không ít người trở nên giàu có nhờ nghề này.

Làm phúc xúc phải tội!

Tại các bến xe khách Mỹ Đình, Giáp Bát, Lương Yên... dân ăn mày đổ về "hoạt động" khá nhiều. Với bộ dạng rách rưới, nghèo khổ, tật nguyền, những người ăn mày này đã lấy được lòng thương của không ít người khách tốt bụng, có lòng hảo tâm. Tuy nhiên, nhiều người đã phải ngã ngửa khi biết lòng tốt của mình bị lừa gạt, chì chiết.

Anh Nguyễn Văn Thành (Nghĩa Hưng - Nam Định) kể: "Hôm trước, đang ngồi chờ xe ở bến xe Mỹ Đình thì có hai người, một già một trẻ lại gần, giơ cái nón rách ra trước mặt tôi xin t.iền. Họ tự giới thiệu là bố con. Người đàn ông lớn t.uổi nhếch nhác, khổ sở nói rằng, vợ anh ta mới c.hết để lại bốn đứa con nhỏ, một mình anh ta không nuôi nổi nên đành phải vác nón đi ăn xin. Thằng bé đi cùng là con đầu của anh, mới 12 t.uổi đã phải theo bố đi ăn xin. Thấy vậy, sẵn có 50 nghìn trong tay, tôi biếu luôn bố con anh ta. Mấy người ngồi cạnh đấy không ai bảo ai, đều lấy ra chút t.iền biếu bố con họ".

Sẽ không có gì đáng nói nếu mọi chuyện chỉ dừng lại ở đó. Anh Thành kể tiếp: "Trong số những người biếu t.iền, có một người đưa cho anh ta 2 nghìn đồng. Thấy vậy, anh ta liền tỏ thái độ nói: "Không nhìn thấy người ta cho bao nhiêu đây à mà vứt có 2 nghìn vào đây". Nói xong anh ta nhặt tờ bạc vứt trả lại người vừa cho.

Bố con anh ăn xin đi rồi mọi người vẫn chưa hết bàng hoàng. Không ngờ anh ta lại có thái độ như thế. Có người bực mình thốt lên: "Đã đi xin rồi, không cảm ơn người ta một câu lại còn chê ít, biết thế không cho". Bà hàng nước bên cạnh ra vẻ bí mật nói: "Nói nhỏ với các chú nhé, lần sau gặp cái bọn này thì tránh xa ra, toàn bọn l.ừa đ.ảo cả thôi! Các chú không ở đây nên không biết, ngày nào mà chúng nó không lượn đi lượn lại, thấy khách nào qua cũng xin tiền".

Khó khăn lắm chúng tôi mới tiến cận được với em Đỗ Văn Thuận, 14 t.uổi, quê ở Thái Bình. Em là một trong những người ăn xin thường vạ vật quanh bến xe Mỹ Đình. Để được "phỏng vấn" một vài câu, chúng tôi phải đưa cho em 50 nghìn đồng làm "lệ phí".

Em cho biết, gia đình ở quê rất nghèo, quanh năm làm không đủ ăn nên em phải theo mẹ lên thành phố hành nghề ăn xin. Bình thường em đi cùng mẹ nhưng hôm nay mẹ bị ốm nên em chỉ đi một mình.

Thuận chia sẻ: "Bình thường một ngày em kiếm được 100, 200 nghìn, hôm nào "hên" thì được 250 nghìn hoặc hơn thế". Em cho biết thêm, nếu ai cho t.iền mà thể hiện thái độ không vui vẻ thì em trả lại t.iền, hoặc cho ít thì em cũng không thèm lấy, t.iền rách thì em vứt đi luôn. Mặc dù mới 14 t.uổi nhưng Thuận tỏ ra khá già đời, em tự đắc nói: "Ăn xin cũng có cái giá của ăn xin chứ!"

Giá trị đảo lộn

Hiện nay, có nhiều kẻ xấu giả mạo ăn xin, ăn mày để k.iếm t.iền bằng cách lợi dụng lòng thương của người khác. Bên cạnh đó còn có những người nghèo khổ, có hoàn cảnh khó khăn thực sự, liệu họ có đ.ánh bị đ.ánh đồng với những kẻ xấu kia hay không?

Vẫn còn những người trân trọng từng chút ít của cải người khác cho mình như cụ bà ăn xin 78 t.uổi ở bến xe Mỹ Đình. Cụ bà tên Duyên, quê ở Hà Nam, bà bị các con bỏ rơi, không nơi nương tựa nên phải đi xin ăn từng bữa. Bà nói: "Tôi gần đất xa trời rồi, sống cũng không được bao nhiêu nữa, lấy nhiều t.iền của người ta làm gì. Ai cho bao nhiêu thì tôi quý bấy nhiêu, ít cũng được, nhiều cũng được miễn là tấm lòng thôi".


Cụ ông Trần Văn Bộ, một người dân sống tại Từ Liêm - Hà Nội nói: "Trước khi cho đi một món quà, hãy xem xem đối phương có đáng nhận nó hay không. Tốt nhất là phải cân nhắc xem nên dành nó cho ai, làm việc tốt vô ích thì cũng như làm việc xấu thôi".

Theo GDVN

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Xuất hiện tin giả bão số 4 đã vào miền Trung, Trung tâm khí tượng cảnh báo khẩn
20:11:35 18/09/2024
Bão số 4 đổ bộ vào Quảng Bình - Quảng Trị chiều nay, mưa rất lớn ở 4 tỉnh
12:30:34 19/09/2024
Tin bão số 4 khẩn cấp: Gió giật cấp 10, cách Đà Nẵng hơn 200km
06:28:53 19/09/2024
Bão số 4 có thể gây mưa lớn từ Quảng Trị đến Đà Nẵng, như năm 2020
17:15:31 18/09/2024
Bão số 4 áp sát miền Trung, sắp đổ bộ Quảng Bình - Quảng Trị
08:32:54 19/09/2024
Lo sợ lở núi trong đêm, Quảng Trị di dời khẩn cấp hơn 80 hộ dân
22:55:43 19/09/2024
Vụ tàu hàng chìm trên biển Quảng Nam: 8 thuyền viên gặp nạn vào bờ an toàn
22:49:05 18/09/2024
Khoảnh khắc cảnh sát ứng cứu 8 thuyền viên bị chìm tàu giữa biển
06:43:55 19/09/2024

Tin đang nóng

Lương Mỹ Kỳ bật khóc giữa đêm: "Không biết phải sống vì gì nữa"
15:17:14 20/09/2024
Nhìn lại tình trường chuyên "lái phi công" của Ngân Sát Thủ, đã từng có một câu chuyện buồn
12:09:12 20/09/2024
Phim Việt mới chiếu nửa ngày đã đứng top 1 phòng vé, còn lập kỷ lục chưa từng có mới đáng nể
13:45:40 20/09/2024
Ông chủ tiệm vàng Bình Dương mỗi ngày phục vụ hơn 600 suất cơm miễn phí: "Ai cần có bữa ăn thì đến đây mình sẽ phục vụ"
11:47:08 20/09/2024
MC quốc dân Yoo Jae Suk bị điều tra
13:36:29 20/09/2024
Căng: 1 Anh Tài có người yêu nhưng nghi "xào couple" với đồng nghiệp, hội fan thông báo tan rã
13:41:36 20/09/2024
Nữ tiếp viên hàng không được bạn học cùng lớp cấp 2 cầu hôn trên máy bay: Cái kết đẹp cho 10 năm thanh xuân!
12:05:30 20/09/2024
Lộc lên tiếng vụ chèn ép, vu khống nhân viên lấy nhẫn rồi đuổi việc: Nói gì mà netizen bảo xem lại tư duy?
15:29:05 20/09/2024

Tin mới nhất

Quảng Bình: Mưa lớn sau bão số 4, ngập nặng ở thượng nguồn sông Gianh

15:45:45 20/09/2024
Hàng chục hộ dân ở huyện miền núi Tuyên Hóa (Quảng Bình) bị ngập sâu do mực nước thượng nguồn sông Gianh dâng cao, phải sơ tán đến nơi an toàn.

'Rốn lũ' Tân Hóa ngập tới 2m, hàng trăm hộ dân lên nhà phao tránh trú

14:26:33 20/09/2024
Mưa liên tục những ngày qua kèm theo lượng nước lớn từ thượng nguồn đổ về khiến hàng trăm ngôi nhà của người dân xã Tân Hóa, huyện Minh Hóa, Quảng Bình ngập sâu từ 0,5-2m.

Đưa cần cẩu cỡ lớn vớt nhịp cầu Phong Châu dưới sông Hồng

14:23:52 20/09/2024
Lực lượng chức năng đang đẩy nhanh tiến độ trục vớt và tìm kiếm n.ạn n.hân mất tích sau vụ sập cầu Phong Châu (tỉnh Phú Thọ).

Cô giáo ở Thanh Hóa bị cành cây trong sân trường đè trúng đã qua cơn nguy kịch

14:01:35 20/09/2024
Giám đốc Trung tâm giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên huyện Hà Trung, ông Mai Việt Dũng thông tin: Đến trưa nay (20-9) cô giáo Th đã được chuyển ra Bệnh viện Việt Đức Hà Nội điều trị và cô đã qua cơn nguy kịch.

Hà Tĩnh có mưa lớn, di dời nhiều người dân đến nơi an toàn

12:29:47 20/09/2024
Chính quyền địa phương các cấp đã huy động tổ chức đoàn thể khắc phục trước mắt thiệt hại do thiên tai gây ra để ổn định đời sống người dân. Hiện tại, diễn biến mưa lớn thất thường gây ngập lụt cục bộ ở nhiều địa phương.

Quảng Bình: Cảnh báo người dân không đi qua ngầm tràn ngập sâu, nước chảy xiết

12:22:57 20/09/2024
UBND tỉnh Quảng Bình yêu cầu các lực lượng chức năng, địa phương tuyên truyền để người dân tuyệt đối không đi qua các ngầm tràn này.

Nỗ lực 'hồi sinh' vùng trồng đào Nhật Tân sau bão lũ

12:21:05 20/09/2024
Vậy mà mưa bão vừa qua làm nhiều gốc đào ngập úng, thối rễ đã được gia đình ông nhổ đi, phơi khô để đốt bỏ, còn một số cây đang được chăm sóc với mong muốn được cây nào hay cây đó, giảm bớt thiệt hại.

Cây rừng gãy đổ làm mẹ con thương vong tại Lâm Đồng

12:14:56 20/09/2024
Trên đường đi làm vườn, 3 người trong gia đình tại huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng, đi cùng xe máy, bất ngờ bị cây rừng ngã đổ đè trúng làm 2 mẹ con thương vong.

Quảng Nam: Mưa lớn gây thiệt hại tại huyện miền núi Nam Trà My

20:39:19 19/09/2024
Tuyến đường ĐH5 đi Trà Vân bị sạt 2 điểm (tại khu vực làng ông Sinh và làng ông Bích) sạt taluy dương đất đá tràn xuống đường, hiện chỉ lưu thông bằng xe máy, xe ô tô chưa lưu thông được.

Cháy lớn tại xưởng in giấy ở Hà Nội

20:34:17 19/09/2024
Chiều 19/9, một xưởng in giấy ở Hà Nội có diện tích hàng trăm mét vuông bất ngờ bốc cháy ngùn ngụt, khiến nhiều người dân hốt hoảng.

Nỗ lực ổn định đời sống người dân, phục hồi sản xuất, kinh doanh sau bão lũ

20:07:33 19/09/2024
Thông tin từ Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cao Bằng, đến 16 giờ ngày 19/9, Ban Cứu trợ tỉnh tiếp nhận hơn 134 tỷ đồng từ các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân ủng hộ nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai.

Bão số 4 tác động rất rộng, tuyệt đối không xem nhẹ gió cấp 8

12:41:34 19/09/2024
Bão số 4 kết hợp gió mùa Tây Nam mạnh nằm trong dải hội tụ nhiệt đới nên tác động rất rộng, bao gồm cả miền Trung, Tây Nguyên và Nam Bộ.

Có thể bạn quan tâm

Hoa hậu Kỳ Duyên có phát ngôn giữa ồn ào chưa tốt nghiệp Đại học

Sao việt

16:57:07 20/09/2024
Giữa lúc chuyện học vấn bị đem ra bàn luận xôn xao, người đẹp gốc Nam Định đã có động thái mới trên mạng xã hội.

Hôm nay nấu gì: Cơm tối có món thanh mát cực ngon, ăn đã miệng

Ẩm thực

16:54:19 20/09/2024
Cơm tối có món thanh mát cực ngon, ăn đã miệng. Bữa cơm tuy không nhiều món nhưng đa dạng cách chế biến cũng giúp bữa cơm thêm hấp dẫn hơn nhiều.

Đi giữa trời rực rỡ - Tập 38: Bảo Anh gặp Như - vỏ quýt dày gặp móng tay nhọn

Phim việt

16:50:25 20/09/2024
Pu có thể gặp khó khăn hơn khi Bảo Anh xuất hiện nhưng hành trình của Bảo Anh cũng không dễ dàng hơn khi có Như.

Riot hé lộ một tính năng đắt giá trên VALORANT Console, game thủ FPS PC liệu có "khóc"?

Mọt game

16:40:18 20/09/2024
Như đã biết, Riot đang rục rịch mở thêm một phiên bản nữa của tựa game VALORANT trên nền tảng Console. Cụ thể, nhân dịp kỷ niệm 4 năm ra mắt VALORANT, Riot đã chia sẻ trong sự kiện Summer Game Fest 2024

Thông điệp Tarot ngày 21/9/2024 cho 12 cung hoàng đạo: Cự Giải bốc lá The Hanged Man, Song Ngư bốc lá The Moon

Trắc nghiệm

16:36:17 20/09/2024
Khám phá những thông điệp từ những lá bài Tarot tới 12 Cung Hoàng Đạo trong ngày 21/9/2024 nhé.Bạch Dương (21/3 - 19/4)Kim Ngưu (20/4 - 20/5)Song Tử

'Đại án' Xuyên Việt Oil: Gây thất thoát 1.463 tỉ, tài khoản chỉ còn hơn 4 tỉ

Pháp luật

15:48:58 20/09/2024
Chuỗi sai phạm của bà Mai Thị Hồng Hạnh, Giám đốc kiêm Chủ tịch Xuyên Việt Oil, gây thất thoát ngân sách hơn 1.463 tỉ đồng

"Cạn lời" quần áo ủng hộ từ thiện: Áo ren 2 dây, quần tất lưới, thậm chí có cả... váy cô dâu

Netizen

15:37:25 20/09/2024
Những ngày gần đây, cùng với những món đồ cứu trợ thiết thực được chuyển đến tay bà con vùng lũ thì MXH cũng xôn xao về hình ảnh những bộ trang phục khó hiểu được gửi đi cứu trợ.

Điểm chung của các "em gái BLACKPINK": Nhạc dở nhưng có 1 điểm "cứu cánh"

Nhạc quốc tế

15:29:34 20/09/2024
Dù không debut dưới trướng 1 công ty, nhưng cả hai nhóm đều có gốc gác từ đế chế giải trí YG, được công chúng gọi với danh xưng em gái BLACKPINK .

Mỹ nhân Tân Cương "đơ" nhất Cbiz bất ngờ diễn đỉnh tới ngỡ ngàng ở phim mới: Đạo diễn bắt đóng bằng đạt thì thôi

Phim châu á

15:21:44 20/09/2024
Nổi tiếng diễn dở, thế nhưng mỹ nhân Hoa ngữ này lại thể hiện quá tốt ở phim điện ảnh mới khiến khán giả ngạc nhiên.