Ăn vặt với bò bía tôm chấy chỉ 2K5 hoặc bánh hotdog ngập phô mai, cắn một miếng là hết ý
Bây giờ, khi món ngon các nơi đều ầm ầm tăng giá thì kiếm một món ăn giá tương đối ổn định, chỉ tầm 10K đổ xuống thật không hề dễ dàng.
Bò bía hai ngàn rưỡi với tương đen “mix” đậu phộng vừa béo, vừa bùi
Bò bía từ lâu đã trở thành món ăn vặt quen thuộc và bổ dưỡng cho teen Sài Gòn vào lúc xế chiều. Một cuốn bò bía nhỏ nhắn, ăn dặm trong lúc chờ bữa chính là quá hợp lý. Ngoài bò bía ngọt thì teen Sài thành còn có một món ăn cùng tên hấp dẫn không kém: Bò bía mặn. Bò bía khác với gỏi cuốn à nha. Gỏi cuốn có bún, tôm, thịt… chấm cùng mắm nêm hoặc nước mắm chua ngọt. Còn bò bía mặn thì đơn giản và healthy hơn với rau xanh, củ sắn, lạp xưởng, ruốc tép (tôm chấy)… Ăn vừa vặn, chống đói hợp lý, không sợ béo mà giá cả lại hạt dẻ.
Cuốn 2K5 được cuốn chắc tay, nhân nhiều, đặc biệt là ăn cùng tương đen rắc đậu phộng, vừa bùi vừa béo.
Ghé ngay: Bò bía hai ngàn – 371/76 Trường Chinh, Phường 14, Quận Tân Bình (Gần Nguyễn Hồng Đào – Bên hông nhà thờ Tây Thạnh), TP.HCM. Quán mở bán từ 2 giờ chiều đến 8 giờ tối.
Hotdog 10K phô mai ngập lối
Video đang HOT
Hotdog ở Sài Gòn cũng là một món ăn vặt đặc trưng các nơi trường học, thuộc hàng dễ gây nghiện với học sinh nhiều thế hệ. Xe bán hotdog xuất hiện ở khắp mọi nơi, trên các con phố lớn và hẻm hóc nhỏ xíu. Bột bánh được nhào kĩ nên mềm mịn và xốp vừa đủ, nướng vừa tới nên thơm lừng, vị ngọt cũng dễ chịu.
Hotdog có 4 loại nhân: Chà bông, pa-tê, xúc xích và phô mai thập cẩm. Bạn rất nên thử bánh hotdog Double Cheese gồm sốt cheese trắng béo ơi là béo và miếng cheese vàng mằn mặn gây nghiện.
Xe bánh có tên là Hot Dog 2018, hai “bạn chủ” là Tú và Bu không có thói quen sự dụng mạng xã hội nên không bán online hay quảng bá trên Facebook. Mỗi ngày, hai bạn chỉ bán đúng 110 bánh vì làm bột không kịp. Hai bạn chỉ nhận đặt bánh từ 2 giờ chiều tới 3 giờ chiều và giao bánh từ 4 giờ 30 chiều cho tới 5 giờ chiều qua số điện thoại cá nhân. Nếu bạn mua 10 bánh, bạn sẽ được tặng 1 bánh.
Ghé ngay: Hotdog 2018 – 134/2 Thành Thái,Phường 12, Quận 10, TP.HCM. Xe bánh mở bán từ 3 giờ 30 đến 4 giờ 30 chiều mỗi ngày (Thứ Bảy hằng tuần, quán nghỉ).
Quán ốc Sài Gòn mở suốt giờ trưa giữ chân khách quen 'trụ nổi' qua dịch Covid-19
Giữa trời trưa, quán ốc Dì Trước vẫn tấp nập khách đến rồi đi. Dù chịu không ít tác động từ dịch bệnh nhưng quán vẫn trụ vững vì sở hữu cho mình một lượng khách quen ổn định.
Bà Phượng vui vẻ kể về quán ốc của mình ẢNH: LẠT
Quán ốc mở vào giờ trưa
Quán ốc Dì Trước nằm trong con hẻm 171 Cô Bắc (Q.1, TP.HCM) đã 20 năm, trở thành điểm đến của nhiều thực khách yêu thích món ăn dân dã này. Người ta thường đi ăn ốc khi trời chuyển chiều hay về đêm, nhưng quán ốc Dì Trước lại chỉ mở từ 10 giờ đến 15 giờ, hết món là dọn dẹp đóng cửa.
"Trái tính" là vậy nhưng quán vẫn thường rất đông, giờ cao điểm tầm 11 giờ đến 13 giờ, người đến ăn tấp nập, khách gọi giao hàng đơn đến đơn di nườm nượp. Có người nhà chủ quán ra bán phụ nhưng vẫn phục vụ không xuể.
Đến nay, quán ốc phục vụ đến hơn 13 món khác nhau ẢNH: LẠT
Bà Thái Thị Kim Phượng (49 tuổi) là chủ nhân của quán ốc lề đường này. Bà mở quán những ngày đầu rời quê lên phố lập nghiệp, trong tay chỉ biết làm món ốc len xào dừa được ba dạy. Bán cho bà con trong xóm, ngày ngày bà Phượng tập thêm dăm ba món mới. Giờ đây trên kệ bán đã có hơn 13 loại khác nhau, loại nào bà cũng tự tin, thành thạo làm. Nhưng ngon và được bà con ủng hộ nhiều nhất vẫn là món ốc len xào dừa. Bà Phượng kể: "Hồi trước, có ngày phải mua đến 10kg ốc len để bán".
Quả thật, món ốc len xào dừa với vị ngọt bùi, thơm nhẹ luôn khiến thực khách mê mẩn. Một vị khách ngồi cạnh bàn bảo tôi: "Đến đây ăn gì cũng phải gọi một dĩa ốc len. Ăn xong ốc thì lấy nước sốt dừa ở dưới để làm đồ chấm cho những món sau".
Sò lông mỡ hành, ốc móng tay, sò điệp xào tỏi.... đặc biệt là những món xào với mì cũng rất được yêu thích vì chúng cung cấp chất dinh dưỡng để thực khách có thêm năng lượng tiếp tục công việc vào buổi chiều.
Món ốc len xào dừa được thực khách yêu thích nhất ẢNH: LẠT
Giữ chân khách quen trong mùa dịch
Đang làm ăn thuận lợi, dịch bệnh Covid-19 bùng phát. "Mùa dịch đầu tiên, mình không bán được. Mùa dịch thứ hai, lượng khách giảm đi một nửa", bà Phượng tâm sự. Dẫu hiện tại quán vẫn đông khách nhưng đến giờ chiều, khách đến cũng thưa dần so với trước. Từng thu hút rất nhiều du khách nước ngoài nhờ xuất hiện trên show truyền hình Street Food Asian được sản xuất bởi Netflix, nhưng giờ đây, quán ốc Dì Trước cũng mất đi lợi thế này.
Bà Phượng nói: "Ngày trước, có khi ốc len phải mua đến 10kg mới đủ phục vụ cho khách, giờ đây mình chỉ mua bằng một nửa lượng đó thôi là vừa đẹp".
Dù vậy, bà Phượng vẫn tiếp tục buôn bán, vì khách quen vẫn còn nhiều. Bà kể, mùa dịch đầu tiên bà chỉ nhận bán qua điện thoại. Người nào muốn ăn gì thì gọi đặt từ hôm trước, bà đi mua rồi hôm sau gửi xe giao qua. Sau này, khi không còn giãn cách xã hội, quán đa phần cũng chỉ đón những khách quen. "Tới lúc khó khăn mình mới thấy được ích lợi của việc làm ăn uy tín", bà khẳng định.
Bà Phượng rất tự tin với tay nghề của mình ẢNH: LẠT
Với bà Phượng, bán được nhiều cũng không quan trọng, quan trọng là phải đảm bảo được chất lượng. Bà chia sẻ: "Nhiều chỗ bán ốc, người ta thường nhập dư hàng vào đợt ốc rẻ rồi để trong ngăn đá, đông lạnh bán dần. Làm vậy, ốc không được ngọt. Có những chỗ lại rửa ốc rất ẩu, cứ đổ hết vào một xô nước rồi vớt ra. Làm vậy ốc không những bị sạn mà còn chẳng tốt cho sức khỏe".
Ở quán ốc Dì Trước, lúc nào bà Phượng cũng chuẩn bị rất kỹ. Tối rửa ốc, rửa rau, ngâm qua bao lần nước, sáng hôm sau lại rửa thêm một lần nữa trước khi bán. "Mình ra chợ, thấy ốc ngon thì mình mua. Mua được 10kg thì bán 10kg, mua được 3kg thì chỉ bán từng vậy. Mình không trữ ốc vì như vậy là bán đồ không chất lượng", bà bày tỏ. Cũng nhờ đảm bảo uy tín, chất lượng nên sau mùa dịch, quán bà luôn giữ được khách quen.
Dù công việc tất bật nhưng bà Phượng vẫn luôn niềm nở trò chuyện với khách. Những chị em bà Phượng ra phụ buôn bán cũng vui vẻ, nhiệt tình tư vấn, thậm chí còn chỉ khách phải ăn như thế nào mới đúng, mới ngon. Nên quán ốc Dì Trước lúc nào cũng đông vui như gia đình.
Bà Phượng được chồng và các chị em trong gia đình giúp đỡ để có thể phục vụ cho một lượng khách lớn đến quán mỗi giờ cao điểmẢNH: LẠT
Đến nay, quán ốc đã trở thành nguồn thu nhập chính của bà Phượng. Nhờ nó, con trai bà có thể tiếp tục việc học. Thế nhưng, bà Phượng chia sẻ dù sau này có khó khăn cũng không trọng doanh thu, không bán đồ "dởm". "Đây đã là tâm huyết, là gia đình, là cuộc đời của mình. Mình bỏ nó mình cũng không nỡ", bà Phượng nói.
Ăn gì ở phố người Hoa chỉ với 100.000 đồng? Cầm khoảng 100.000 đồng, bạn có thể thỏa mãn dạ dày với lịch trình ăn uống ở các địa chỉ ẩm thực người Hoa ngay tại TP.HCM. Khu quận 5, 6, 11 là nơi tập trung nhiều quán ăn của người Hoa tại TP.HCM. Lang thang trên những con phố, bạn đừng quên ghé vào một vài hàng ăn, thử vài món ngon...