Ăn uống trị táo bón
Khi đi ngoài phân khô cứng, bài tiết không thông, thậm chí vài ngày đi 1 lần, mất đi nhịp độ bình thường… gọi là táo bón.
Nếu phân trong cơ thể trữ quá lâu có thể sản sinh ra các trạng thái chứng bệnh trúng độc. Dưới đây là một số bài thuốc trị táo bón.
- Nước sôi ấm 1 cốc, mỗi ngày vào buổi sớm khi tỉnh dậy, uống lúc bụng đói, dùng cho người táo bón dạng thói quen.
- Bắp cải 100g, dầu vừng vừa đủ, bắp cải dùng nước sôi chần chín, thêm dầu vừng trộn đều, ăn hàng ngày.
Khoai tây rất tốt cho người bị táo bón
Video đang HOT
- Hạch đào nhân, vừng, mật ong, mỗi thứ 50g, hạch đào nhân đập vỡ, cùng rang chín với vừng, sau cho vào mật ong, trộn đều dùng ăn, mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 2 thìa, dùng cho người già khí huyết không đầy đủ dẫn tới đi ngoài bí, váng đầu.
- Sinh thủ ô 30g, gạo tẻ 100g thủ ô sắc nước đậu, bỏ bã, thêm gạo tẻ vào, lượng nước vừa đủ , nấu cháo, thêm gia vị dùng ăn, ngày 2 lần dùng cho người táo bón, mất ngủ.
- Khoai tây 250g giã nát ép nước, mỗi ngày sớm dậy uống 1 thìa khi bụng đói. Dùng cho người phân khô kết.
- Sữa trâu bò 250g, trứng gà 1 quả, mật ong vừa đủ, đập trứng gà vào trong sữa, đun sôi, đợi ấm cho vào mật ong vừa đủ, uống hết, mỗi ngày buổi sớm uống một lần. Dùng cho người táo bón dạng thói quen.
- Măng trúc 250g, dầu đậu, hành, gừng, mì chính vừa đủ. Măng thái lát mỏng, cùng xào với hành, gừng, dầu, muối…
- Nhục thung dung 30g, hồ đào nhục 10g, gạo tẻ 100g. Thục thung dung sắc nước, bỏ bã, thêm vào gạo tẻ và hồ đào nhục đã đập vụn, cùng nấu thành cháo. Ngày ăn 2 lần, mỗi lần 1 bát con, dùng cho người thận hư táo bón, đau lưng mỏi gối.
- Cải củ trắng 250g, rửa sạch gọt vỏ thái miếng, thêm nước nấu nhừ dùng ăn. Dùng cho táo bón dạng thói quen.
Củ cải giúp trị táo bón
- Mật ong 50g, dầu vừng 25g, dầu vừng đổ vào mật ong quấy đều, sau vừa khuấy vừa cho thêm nước sôi ấm khiến nó loãng thành dịch thể đều, thì có thể uống. Dùng cho người ruột khô táo bón, phân khô kết.
- Hạnh nhân 10g, gạo nếp 50g, hạnh nhân sắc đặc bỏ bã, cho gạo nếp vào nấu cháo dùng ăn, ngày 2 lần. Dùng cho người ho suyễn lâu ngày, táo bón.
- Ruột già lợn 1 đoạn, thăng ma 15g, vừng 100g, rửa sạch ruột già, nhồi thăng ma và vừng vào, hai đầu buộc chặt, cho vào trong nồi, thêm gừng tươi, rượu, muối vừa đủ, dùng nước ninh, sau khi chín dùng ăn. Dùng cho người táo bón, lòi dom.
- Chuối tiêu 1 quả, mỗi ngày sớm tối ăn một lần. Dùng cho người táo bón thói quen.
- Quyết minh tử 30g, sắc uống thay trà, uống nhiều lần, dùng cho người mắt kém có táo bón.
Theo BS Thu Hương
Bee
Khoai lang chữa bệnh
Cả củ và lá khoai lang đều có tác dụng hữu ích trong việc phòng và trị một số chứng bệnh thường gặp.
Theo đông y, rau khoai lang còn gọi là "sâm nam", lá khoai lang rất mát và bổ, tính bình, vị ngọt, không độc, ích khí lực, kiện tỳ vị, bổ thận âm, dùng chữa tỳ hư, kém ăn, thận âm bất túc. Về giá trị dinh dưỡng,trong 100g rau khoai lang có 91,9g nước, 2,6g protid, 2,8g glucid, 1,4g xenluloza, 48mg canxi, 54mg photpho, 11mg vitamin C.
Củ khoai lang cũng rất giàu giá trị dinh dưỡng, chứa nhiều vitamin A, B, C, E, protein, tinh bột, chất nhựa, các axit amin và hơn 10 loại nguyên tố vi lượng cần thiết cho sức khoẻ cơ thể như: canxi, kẽm, sắt, magie...
Các nhà khoa học còn phát hiện ra trong củ và lá một số giống khoai lang có nhiều chất chống oxy hoá như: Polyphenol, Anthocynin nhất là axit hydroxycinnamic là những chất phòng chống bệnh tật và có khả năng bảo vệ sức khoẻ con người rất tốt.
Cả lá và củ khoai lang đều có tác dụng hữu ích trong việc phòng và trị một số chứng bệnh thường gặp như:
Trị táo bón: ăn củ hoặc lá khoai lang đều đặn sẽ giúp nhuận tràng phòng và trị căn bệnh táo bón. Có thể uống cả nước luộc khoai (với điều kiện khoai phải rửa sạch) hoặc ăn các loại bánh chế biến từ khoai đều rất tốt.
Chữa kiết lỵ, đi ngoài: Nướng chín củ khoai lang, bóc vỏ, chấm mật ong, ăn ngày 3 lần cho đến khi cắt cơn kiết kỵ, đi ngoài.
Trị viêm dạ dày tá tràng: ép nước củ khoai lang rồi đun sôi dùng làm nước uống hàng ngày có thể giúp trị viêm dạ dày tá tràng. Bài thuốc: Khoai lang 500 g rửa sạch, gọt vỏ, thái nhỏ, giã nát cho vào vải bọc ép lấy nước rồi đun sôi để uống. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 chén con. Uống liền trong 20 ngày, nghỉ 5 ngày rồi lại uống đợt kế tiếp.
Giải sốt, cảm cúm: Có 3 cách dùng giải sốt, trị cảm cúm với khoai lang trắng:
- Khoai lang trắng luộc ăn phụ hoặc ăn thay cơm; cũng có thể nấu khoai lang với cải bẹ xanh ăn thay cơm.
- Khoai lang trắng khô 1 nắm, nghệ 1 củ, giấm nửa chén con sắc uống nóng.
- Khoai lang trắng tươi luộc chín để xông, sau đó ăn khoai nóng, uống nước luộc khoai nóng cho ra mồ hôi.
Giúp giảm cân: Khoai lang không chứa chất béo và cholesterol, ngăn ngừa quá trình chuyển hoá đường trong thức ăn thành mỡ và chất béo trong cơ thể. Củ khoai lang là loại quả tuyệt vời cân bằng dinh dưỡng nhưng lại chứa ít năng lượng nên khi ăn nhanh sẽ tạo cảm giác no bụng. Bởi vậy, nếu bạn ăn khoai lang trước bữa ăn chính sẽ làm giảm được một lượng lớn thức ăn đưa vào cơ thể mà không hề có cảm giác đói.
Sản phụ thiếu sữa: ăn lá khoai lang hàng ngày (có thể nấu canh hoặc xào với thịt lợn) sẽ giúp sản phụ tăng kích thích tuyến sữa.
Giải các chất độc khỏi cơ thể: Giã khoai từ sống lấy nước uống cho nôn.
Trị mụn: Lấy 40g khoai lang, 40g bồ công anh, 20g đường giã nhuyễn, sau đó bọc vào miếng vải sạch rồi đắp vào chỗ mụn, mỗi ngày làm 2 - 3 lần trong vòng 3 ngày.
Hút mủ nhọt đã vỡ: Lá khoai lang non 50 g, đậu xanh 12 g, thêm chút muối, giã nhuyễn, bọc vào vải đắp vào vết mụn.
Say tàu xe: Lấy củ khoai lang tươi nhai nuốt cả nước và bã.
Lưu ý: Không nên ăn quá nhiều khoai lang vì có thể gây ra chướng bụng, đầy hơi.
Khi ăn khoai lang tuyệt đối không được ăn quả hồng vì khi kết hợp 2 loại thực phẩm này, lượng đường trong khoai lang sẽ lên men trong dạ dày làm tăng việc tiết axit dịch vị có thể dẫn tới chảy máu hoặc viêm loét dạ dày.
L.A
(Tổng hợp)