Ăn uống liên quan đến ung thư vú?
Người bệnh ung thư vú trong thời gian điều trị dùng thuốc hoặc do diễn biến của bệnh cần kiêng ăn theo lời dặn của thầy thuốc ra, thường về mặt ăn uống không có gì khác so với người bình thường.
Ăn uống phối hợp với điều trị
Người bệnh ung thư vú trước và sau phẫu thuật nên nỗ lực để ăn, bổ sung dinh dưỡng. Bởi vì, thủ thuật là một “trải nghiệm” không nhỏ đối với cơ thể, dinh dưỡng phong phú có thể thúc đẩy cơ thể trải qua thủ thuật một cách thuận lợi, thúc đẩy lành vết thương, sớm hồi phục sức khỏe. Trong thời gian hóa trị, xạ trị, do việc điều trị mang lại những tác dụng phụ, vị giác và sự thèm ăn của người bệnh suy giảm, sẽ xảy ra phản ứng đường ruột như tức ngực, nôn ói. Lúc này, người bệnh cần nhận thức rằng, đây là những đớn đau tạm thời do điều trị mang đến, nên có tinh thần lạc quan và ý chí kiên cường để khắc phục những tác dụng phụ này, duy trì hấp thu vừa đủ một số thức ăn dễ tiêu hóa, giàu dinh dưỡng, nhằm đảm bảo cơ thể tiếp nhận đúng hẹn và hoàn thành các kế hoạch điều trị.
Ăn uống cần tiết chế, không quá nhiều: quan điểm hiện nay cho rằng, dinh dưỡng quá thừa và béo phì đều có ảnh hưởng không tốt đối với việc phát sinh, phát triển của ung thư vú. Vì vậy, trong quá trình sống lâu của người bệnh ung thư vú sau khi điều trị, dưới tiền đề cần đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng, tuân thủ nguyên tắc ăn uống tiết chế, không quá nhiều. Trong sắp xếp ăn uống, đối với tổng lượng hấp thu, chất béo, chất đường cho hằng ngày đều có kế hoạch và khống chế, thực hiện được như ý muốn.
Chọn thức ăn thích hợp: người bệnh ung thư vú sau khi hoàn thành kế hoạch điều trị, chọn các thức ăn có ích thích đáng cho việc phòng trị ung thư vú là điều tốt. Những thức ăn hải sản bao gồm rong biển, hải sâm, vì từ thức ăn hải sản thu được nhiều hoạt chất chống khối u; bên cạnh thức ăn đậu, rau cải, trái cây, có thể bổ sung vitamin cần thiết, chất điện giải.
Người bệnh ung thư vú phải kiêng ăn?
Đối với phần đông người bệnh ung thư vú, kiêng ăn là một vấn đề mang tính phổ biến, đặc biệt là trong giới thượng lưu xã hội tương truyền rằng “kiêng ăn gà”, “kiêng ăn cua”, “kiêng ăn trứng gà”… làm cho người bệnh và người thân chẳng biết nên như thế nào. Vấn đề dinh dưỡng của người bệnh khối u có liên quan trực tiếp đến hiệu quả điều trị, vì thế cần chú trọng về mọi mặt. Người bệnh ung thư gánh chịu cơn đau, năng lượng và vật chất tiêu hao đều lớn hơn so với người bình thường; mặt khác, các thành phần dinh dưỡng giúp đảm bảo việc điều trị được thực hiện suôn sẻ. Vì vậy, người bệnh ung thư nhu cầu bổ sung dinh dưỡng tốt hơn.
Cái gọi là “kiêng ăn” trên thực tế là vấn đề có ảnh hưởng lẫn nhau giữa 3 mặt là căn bệnh, thuốc men và thức ăn. Y học cổ truyền phương Đông sớm đã có cách nói về kiêng ăn.
Kiêng ăn chủ yếu vốn xuất phát từ nhu cầu của cơ thể và việc dùng thuốc. Người bệnh ung thư vú trong xạ trị, hóa trị và một thời gian sau đó, vị giác và sự thèm ăn sẽ giảm, chức năng đường tiêu hóa tạm thời có thể không bình thường. Dịp này, người bệnh dưới tiền đề ăn uống cần dinh dưỡng phong phú, thêm công sức tạo ra sắc – hương – vị, với nguyên tắc là hấp thu được thức ăn thanh nhạt mà dễ tiêu hóa. Nếu không dựa vào thực tế khách quan của người bệnh, cứ một mực đưa vào những thức ăn béo ngậy, trái lại sẽ làm cho người bệnh khó tiếp nhận. Ngoài ra, trong thời gian dùng thuốc chống khối u, không nên dùng thức như ăn chuối, bơ sữa, nếu không sẽ ảnh hưởng hiệu quả điều trị. Một số người bệnh ung thư vú kèm biến chứng tích dịch trong cơ thể, trong ăn uống nên hạn chế hấp thu muối, nếu không sẽ không tốt cho việc hấp thu các chất dịch.
Trước mắt điều đáng nói là, cần ngăn ngừa mở rộng “kiêng ăn”. Đối với người bệnh ung thư, không những có thể ăn trứng gà, mà còn ăn được thịt gà. Điều cần khuyến cáo là, người bệnh ung thư tốt nhất không uống rượu và hút thuốc lá, bởi vì chúng sẽ làm suy giảm chức năng tiêu hóa và cơ chế miễn dịch, tăng những tác dụng phụ do hóa trị, xạ trị mang lại. Hơn nữa, sau khi uống rượu mạch máu toàn thân trong trạng thái giãn nở, máu tuần hoàn rầm rộ, có khả năng thúc đẩy tế bào ung thư di căn: cần nâng cao cảnh giác đề phòng. Hút thuốc vốn có nguy cơ gây ung thư, cần loại bỏ thì tốt cho hồi phục sức khỏe.
Tóm lại, ăn uống và dinh dưỡng đối với người bệnh ung thư vú, không chỉ không cần “kiêng ăn”, hơn nữa còn phải tăng cường dinh dưỡng, cung cấp cho người bệnh thức ăn giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa. Đồng thời, người bệnh cần loại bỏ những thói quen không tốt trong cuộc sống như: hút thuốc lá, uống rượu, có vậy mới giúp ích cho hiệu quả điều trị lâu dài.
Tại sao người bệnh ung thư vú nên ít dùng thức ăn giàu chất béo?
Nghiên cứu điều tra của nhà dịch tễ học khám phá rằng, thức ăn của vùng bộc phát ung thư vú phổ biến chứa nhiều chất béo và đạm động vật. Trong thức ăn của người Mỹ chứa chất béo và đạm động vật gấp 3 lần so với thức ăn của người Nhật, nên người Mỹ có tỉ lệ mắc ung thư vú cũng gấp 3 lần so với người Nhật. Tại Nhật Bản, nữ giới giàu có tỉ lệ mắc ung thư vú cao gấp 8,5 lần so với nữ giới nghèo khó.
Cuộc điều tra còn khám phá rằng, khi số đông nhân khẩu từ vùng ít bộc phát di cư đến vùng bộc phát nhiều ung thư vú, thì tỷ lệ mắc bệnh cũng tăng cao, đặc biệt thấy rõ với dân di cư châu Á tại Mỹ. Điều này có lẽ liên quan đến việc sử dụng “thực đơn phương Tây” (trong đó hàm lượng chất béo chiếm 40% so với tổng năng lượng hằng ngày) và hoàn cảnh kinh tế không ngừng nâng cao. Thử nghiệm động vật chứng minh rằng, thức ăn giàu chất béo đã thúc đẩy sự tạo thành và phóng thích một số hormone, theo đó cũng thúc đẩy phát sinh ung thư vú. Chất béo trong thức ăn còn có thể thông qua những con đường tạo ra nguy cơ, đó là:
- Chất béo là công cụ vận chuyển chất gây ung thư tan trong dầu.
- Chất béo là nguồn cung chất gây ung thư.
- Chất béo ức chế phản ứng miễn dịch.
Rất nhiều học giả khám phá rằng, nữ giới béo phì sau mãn kinh dễ mắc ung thư vú, mà thói quan ăn uống với “thực đơn phương Tây” giàu chất béo lại thường gây béo phì. Truy cứu nguyên nhân, có khả năng liên quan đến estrogen trong cơ thể của nữ giới sau mãn kinh. Cho nên, người bệnh ung thư vú không nên dùng nhiều thức ăn giàu chất béo, không kén ăn, không ăn theo sở thích, cần bồi dưỡng thói quen ăn uống tốt, nhằm hưởng lợi lâu dài.
Video đang HOT
Người bệnh ung thư vú tập thói quen ăn uống tốt như thế nào?
Thói quen ăn uống tốt có tác dụng nhất định đối với phòng trị ung thư. Ăn uống đa dạng hóa, dinh dưỡng phong phú, chức năng cơ thể được tận dụng một cách tự nhiên. Mong rằng người bệnh thực hiện được những điều dưới đây:
Ăn uống đúng giờ, đủ lượng, hấp thu chất dinh dưỡng và năng lượng một cách có kế hoạch.
Dùng nhiều thức ăn chứa vitamin A, vitamin C, dùng nhiều rau cải và trái cây màu xanh. Thường dùng thức ăn có tác dụng ức chế ung thư như: cải bắp, rau cần, nấm rơm…
Ăn uống ít béo lâu dài, thường dùng một số thịt nạc, trứng gà, bơ sữa. Không dùng thức ăn ủ và ngâm muối biến chất, xông khói và chiên rán.
Ít dùng gạo, mì tinh chế. Dùng nhiều ngũ cốc, lương thô như gạo lứt, đậu, bắp…
Thường dùng quả, hạt khô giàu dinh dưỡng như: mè, bí rợ, hạt dưa, đậu phộng, nho khô…, những thức ăn này chứa nhiều loại vitamin và khoáng tố, hơn nữa chứa nhiều xơ, protid và acid béo không bão hòa, giá trị dinh dưỡng cao.
Theo Sức khỏe và đời sống
Tại sao ăn uống không đúng dễ mắc ung thư vú?
Chị em có biết rằng ăn uống thích hợp giúp dự phòng ung thư vú, trái lại, ăn uống không đúng cũng có thể gây ra ung thư vú.
Thực phẩm ngừa ung thư vú: trà xanh, cà chua, bắp cải, đậu tương, vitamin C, vitamin A, chất xơ,....
Ung thư vú ngoài việc liên quan rất nhiều đến di truyền (tiền sử gia đình), nó còn liên quan rất nhiều với béo phì. Do vậy, những nhân tố liên quan đến béo phì như: sự hấp thu năng lượng, chất béo, vận động cơ thể nhiều hay ít đều có liên quan đến việc mắc ung thư vú! Bên cạnh đó, các chất dinh dưỡng như: protein, chất xơ, chất chống oxy hóa, hợp chất thực vật, hoóc-môn thực vật và cồn... cũng có liên quan đến căn bệnh ung thư vú.
Những sai lầm trong ăn uống
Năng lượng:
Hấp thu quá nhiều năng lượng sẽ dẫn đến làm tăng tỉ lệ mắc ung thư vú. Cho nên phụ nữ ở các nước phát triển kinh tế dồi dào, lượng vận động giảm đi, hơn nữa hấp thu nhiều năng lượng, đều là những nguyên nhân làm tăng tỉ lệ mắc ung thư vú.
Bởi vì hấp thu nhiều năng lượng, dễ dẫn đến béo phì, cũng dễ làm cho cơ thể chuyển hóa các chất và hoóc-môn khác thường. Do vậy, sự phân chia tế bào khác thường cũng tăng nhanh, có liên quan đến sự sinh sôi của tế bào ung thư vú.
Ngoài ra, bạn gái nếu hấp thu nhiều năng lượng vào thời niên thiếu, tỉ lệ chất béo trong cơ thể sẽ cao hơn, kinh nguyệt lần đầu sẽ đến sớm hơn, kinh nguyệt lần đầu đến sớm làm tăng tỉ lệ mắc ung thư vú. Vì vậy, sớm vào thời niên thiếu đã khống chế hấp thu năng lượng một cách thích hợp, cũng có thể giảm nguy cơ mắc ung thư vú sau khi trưởng thành.
Chất béo:
Sự hấp thu chất béo, đặc biệt là chất béo động vật, có liên quan rất lớn đến ung thư vú. Do chất béo giàu năng lượng, hấp thu chất béo quá nhiều, thì hấp thu năng lượng cũng nhiều, tỉ lệ mắc bệnh béo phì cũng tăng lên tương ứng, dẫn đến tăng tỉ lệ mắc ung thư vú.
Hơn nữa, hấp thu chất béo quá nhiều sẽ làm giảm chức năng của tế bào miễn dịch chống lại tế bào ung thư, từ đó làm tăng tỉ lệ mắc ung thư vú. Chất béo hấp thu quá nhiều không chỉ gây ra ung thư vú, mà còn có thể xảy ra hiện tượng ung thư vú tái phát và di căn.
Tránh hấp thụ quá nhiều chất béo bão hòa: thịt có màu đỏ, bơ sữa,...
Chất béo bão hòa có hại: hấp thu quá nhiều chất béo bão hòa sẽ kích thích bài tiết estrogen. Do vậy, nên tránh hấp thu quá nhiều chất béo bão hòa từ thịt đỏ, bơ sữa... để dự phòng ung thư vú.
Chất béo không bão hòa có lợi: những chất béo không bão hòa đến từ cá, quả, hạt giúp bảo vệ và giảm nguy cơ mắc ung thư vú. Một nghiên cứu khác cho thấy, dùng dầu ô liu trong ăn uống làm giảm nguy cơ mắc ung thư vú.
Cồn:
Nữ giới hấp thu quá nhiều cồn, tỉ suất mắc ung thư vú càng cao. Các chuyên gia khuyến nghị bạn gái tốt nhất không uống rượu hoặc uống vừa phải, chẳng hạn uống bia dưới 1 lon hoặc rượu whisky không quá nửa cốc là thích hợp.
Hợp chất thực vật:
Hợp chất thực vật là những thành phần trong cây, có khoảng trên ngàn loại công hiệu phòng ngừa ung thư, chẳng hạn chất indol, polyphenol đều tương đối quan trọng. Trong việc dự phòng ung thư vú, với phyto-estrogen có kết cấu tựa như estrogen thì có tác dụng mạnh nhất.
Phụ nữ châu Á có tỉ lệ mắc ung thư vú rất thấp so với nữ giới người Mỹ, bởi vì phụ nữ châu Á ngoài việc hấp thu chất béo ít ra, thì lượng hấp thu chế phẩm từ đậu nành cũng nhiều hơn so với nữ giới người Mỹ.
Đậu nành giúp điều tiết estrogen, dự phòng ung thư vú
Đậu nành tác dụng cân bằng estrogen: khi mức estrogen trong cơ thể quá thấp, đậu nành sẽ làm tăng estrogen, khi estrogen quá cao, đậu nành cũng sẽ làm giảm estrogen. Đây là điều mà ngày càng nhiều nhà nghiên cứu tin rằng đậu nành trợ giúp nữ giới dự phòng một số chứng ung thư có liên quan đến estrogen một cách hiệu quả. Đậu nành còn chứa isoflavon, có tác dụng đối kháng estrogen.
Đồng thời, trong đậu nành chứa nhiều phyto-estrogen, đóng vai trò quan trọng về mặt điều trị và dự phòng ung thư vú, mấu chốt là đậu nành làm thay đổi bài tiết estrogen trong cơ thể.
Trà xanh giảm ung thư vú tái phát hoặc di căn: trong trà xanh có chứa hoạt chất sinh học, nghiên cứu phát hiện, hằng ngày uống trên 5 ly trà xanh, có thể giảm ung thư vú tái phát hoặc di căn.
Chất dinh dưỡng khác:
Tăng hấp thu rau cải và trái cây, giảm nguy cơ mắc ung thư vú. Bởi vì chất xơ có thể làm giảm hấp thu estrogen trong ruột, làm giảm estrogen trong cơ thể, theo đó làm giảm nguy cơ mắc ung thư vú.
Chất xơ, selen, beta-carotene, vitamin A, vitamin C giúp ngăn ngừa ung thư vú
Trong thức ăn chứa chất dinh dưỡng chống oxy hóa hiệu quả, có thể phòng ngừa sự gây hại của oxy tự do đối với DNA và tế bào, thúc đẩy tạo sức miễn dịch, giảm nguy cơ mắc ung thư vú, chẳng hạn selen, beta-carotene và vitamin A đã được chứng minh có hiệu quả. Vitamin C trong dạ dày giúp phòng ngừa hình thành chất gây ung thư nitrosamin.
Các chuyên gia khuyến nghị rằng, trong ăn uống nên tăng hấp thu rau cải và trái cây, nhất là bông cải thuộc họ Thập tự hoa (họ Cruciferae), giúp bảo vệ sức khỏe, dự phòng chứng ung thư hiệu quả, bởi loại cải này chứa hoạt chất có thể làm thay đổi con đường chuyển hóa estrogen trong cơ thể.
Khi hấp thu rau cải không cần phân biệt màu vàng, xanh và nhạt, chỉ cần dùng nhiều là được. Chẳng hạn, củ hành là rau màu nhạt, nhưng lại khống chế được một số bệnh ung thư.
Ăn uống ảnh hưởng không ít đến sức khỏe của bộ ngực. Để bạn không nằm trong nhóm có nguy cơ mắc bệnh ung thư, thì đừng nên xem thường tầm quan trọng của việc ăn uống.
Ăn nhiều cà chua giúp dự phòng ung thư vú?
Thực tế có một loại rau quả có thể giúp bạn nói "không" với ung thư vú thật nhẹ nhàng.
Chất lycopene trong nước cốt cà chua có công hiệu phòng trị ung thư vú, đặc biệt là chất lycopene trong thực phẩm cà chua được chế biến như tương cà, xốt cà và canh cà chua, rất dễ được cơ thể hấp thu, hiệu quả giảm nguy cơ mắc ung thư vú tốt hơn so với dùng ăn trực tiếp quả cà chua.
Chất lycopene trong nước cốt cà chua có công hiệu phòng trị ung thư vú
Để đạt được hiệu quả phòng bệnh, hằng ngày cần hấp thu 25 mg chất lycopene. Dùng cà chua có thể giảm tỉ lệ mắc bệnh ung thư tiền liệt tuyến và bệnh tim mạch cho người trung - lão niên, chất lycopene mang màu đỏ từ cà chua, dưa hấu và cà rốt giúp dự phòng ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư tiền liệt tuyến, ung thư kết tràng và bệnh tim mạch, trong đó với hiệu quả dự phòng ung thư vú thấy rõ nhất. Hơn nữa cũng nên ăn đủ lượng các rau quả tươi để đảm bảo sức khỏe.
Tại sao cải bắp có thể dự phòng ung thư vú?
Nghiên cứu tại đảo Đài Loan cho thấy, phụ nữ Trung Quốc và Nhật Bản có tỉ lệ mắc ung thư vú thấp hơn nhiều so với phụ nữ các nước phương Tây.
Trong cải bắp chứa một loại hoạt chất, nó giúp phân giải estrogen có liên quan đến ung thư vú
Điều tra cho thấy, trong mỗi 100.000 phụ nữ, tỉ lệ mắc bệnh ung thư vú hằng năm là: Trung Quốc 6 người, Nhật Bản 21 người, Bắc Âu 48 người, Mỹ 91 người.
Trong cải bắp chứa một loại hoạt chất, nó giúp phân giải estrogen có liên quan đến ung thư vú, hoạt chất này có tên gọi indol - 3 - methyl, chiếm khoảng 1% trọng lượng của cải bắp.
Nữ giới hằng ngày dùng 0,5 kg cải bắp, có thể hấp thu 500 mg hoạt chất này, theo đó làm tăng số lượng một loại enzym trong cơ thể, mà enzym này giúp phân giải estrogen.
Sức khỏe và đời sống
Thay đổi ở da, chị em nghĩ ngay đến... ung thư Bạn nên đi khám ngay lập tức để tầm soát ung thư nếu thấy một trong các triệu chứng "báo động đỏ" dưới đây. 1. Chảy máu bất thường Ho ra máu có thể là dấu hiệu của ung thư phổi. Vệt máu sẫm trong phân có thể là dấu hiệu ung thư đại tràng hoặc trực tràng. Ung thư cổ tử cung...