Ăn uống lành mạnh với chất xơ
Tuy không chứa nhiều dinh dưỡng nhưng chất xơ là thành phần vô cùng quan trọng khi muốn hướng đến chế độ ăn uống lành mạnh.
Lúa mạch chứa nhiều chất xơ – Ảnh: Shutterstock
Thực phẩm chứa nhiều chất xơ thường ít chất béo. Do đó, chất xơ là người bạn tuyệt vời đối với những người muốn giảm cân. Đặc biệt, chất xơ còn làm nhuận trường, ngăn ngừa táo bón, điều hòa lượng đường trong máu và cải thiện sức khỏe tim mạch. Theo Livestrong, một số thực phẩm giàu chất xơ sau đây rất dễ bổ sung vào bữa ăn hằng ngày.
Lê. Trung bình một quả lê chứa khoảng 6 gr chất xơ và với lượng chất xơ phong phú như vậy, nó được xếp ở vị trí đầu bảng trong danh mục những loại trái cây giàu chất xơ. Chỉ cần ăn 1 quả lê là bạn đã đáp ứng gần 1/4 nhu cầu chất xơ hằng ngày.
Xoài. Một quả xoài chín cung cấp 12% nhu cầu chất xơ hằng ngày của cơ thể. Hơn nữa, xoài còn là loại trái cây tuyệt vời bởi nó chứa cả chất chống ô xy hóa, chứa hơn 20 loại vitamin và khoáng chất khác nhau.
Hạt hướng dương. Đây là loại hạt giàu chất xơ, giúp cải thiện tiêu hóa. Các chất xơ hòa tan trong hạt hướng dương tạo thành một lớp gel ở màng ruột, điều hòa sự hấp thu các dưỡng chất, ổn định lượng đường huyết, đồng thời điều hòa nhu động ruột, chống táo bón và góp phần đào thải cholesterol xấu ra ngoài.
Lúa mạch. Không giống như nhiều loại ngũ cốc khác chỉ chứa chất xơ ở lớp cám bên ngoài, chất xơ của lúa mạch còn nằm cả trong hạt nhân. Không chỉ có chất xơ phong phú, lúa mạch còn là nguồn cung cấp sắt, niacin và vitamin B6 cho cơ thể.
Video đang HOT
Dâu tây. Không chỉ có công dụng rất tốt cho sức khỏe vì chứa nhiều vitamin C, folate, kali, magiê, vitamin K, chất chống ô xy hóa; trong quả dâu tây còn có cả chất xơ giúp ích cho hệ tiêu hóa.
Các loại đậu. Nhiều chất dinh dưỡng, ngon miệng…, đậu có thể được xem là người hùng vô danh trong thế giới thực phẩm. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết đậu là nguồn cung cấp chất xơ tuyệt vời. Nửa chén đậu đen nấu chín có đến 7,1 gr chất xơ . Đậu còn chứa protein, carbohydrate, chất chống ô xy hóa và các chất dinh dưỡng quan trọng như a xít folic, mangan, kali, sắt, phốt pho, đồng, magiê.
Bơ. Một quả bơ chứa khoảng 11 – 17 gr chất xơ. Không những thế, ưu điểm của bơ là chứa cả chất béo tên a xít oleic kích thích phản ứng của cơ thể, có tác dụng ngăn chặn tạm thời cơn đói cồn cào.
Khoai tây. Không chứa chất béo, natri hay cholesterol; lại có thành phần kali nhiều hơn chuối, khoai tây là thực phẩm lành mạnh cho hệ tiêu hóa. Hơn nữa, lượng chất xơ phong phú được tìm thấy trong khoai tây càng chứng minh đây là loại rau củ đáng được bổ sung vào khẩu phần ăn.
Theo VNE
6 lợi ích tuyệt vời của lúa mạch với sức khỏe
Lúa mạch cung cấp vitamin và chất sắt phong phú, giúp hạn chế lão hóa da do tác động của môi trường và tuổi tác.
Đã từ rất lâu, tại nhiều nước trên thế giới, lúa mạch được coi là thực phẩm giàu năng lượng, cực kỳ bổ dưỡng và sử dụng thường xuyên trong bữa ăn hàng ngày. Lúa mạch như một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp cơ thể "chiến đấu" với bệnh ung thư, tiểu đường, cảm lạnh.
Trong lĩnh vực làm đẹp, lúa mạch chính là một nguồn cung cấp vitamin và chất sắt phong phú. Đặc biệt lúa mạch có hiệu quả với làn da lão hóa do môi trường và tuổi tác. Sử dụng lúa mạch mỗi ngày giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh hơn.
1. Kiểm soát lượng đường trong máu
Lượng đường trong máu cao được hiểu một cách đơn giản là dư thừa glucose trong máu. Hàm lượng magnesium trong lúa mạch là khá cao. Khoáng chất này phản ứng với các enzyme có thể kiểm soát mức độ đường trong máu, giúp giữ tỷ lệ đường huyết của cơ thể ổn định. Bằng cách này, nó kiểm soát các nguy cơ của bệnh tiểu đường, viêm khớp và các bệnh liên quan đến xương. Hãy bổ sung lúa mạch vào bữa ăn hàng ngày để kiểm soát lượng đường trong máu.
2. Ngăn ngừa bệnh tim mạch, chống lão hóa
Theo các nghiên cứu mới đây, lúa mạch có thể giảm cholesterol xuống 15% ở những người có hàm lượng cholesterol tăng cao. Lúa mạch có nguồn beta glucan phong phú, một dạng chất xơ giúp ruột trì hoãn hấp thu mỡ và cholesterol, giúp bảo vệ tim. Vitamin E, kẽm, sắt có trong lúa mạch còn giúp ngăn ngừa bệnh tim, ngăn chặn đột quỵ, làm chậm quá trình lão hóa và tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể.
3. Làm giảm huyết áp
Tăng huyết áp xảy ra khi áp lực máu trong động mạch lên cao, khiến tim phải hoạt động nhiều và mạnh để bơm máu đến cơ quan trong cơ thể, dẫn tới đột quỵ, suy tim, suy thận và hàng loạt tai biến về não như xuất huyết, thiếu máu não...
Trong lúa mạch chứa 13% chất xơ và các axit amin có tác dụng sản xuất axit propionic, có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát hoạt động của enzyme HMG-CoA để làm giảm mức cholesterol có tác dụng tốt đối với sức khỏe con người, giúp chống lại bệnh huyết áp cao, giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
4. Ngăn ngừa các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa
Một trong những công dụng tuyệt vời của lúa mạch là giàu chất xơ. Đặc biệt khi bạn lớn tuổi thì hệ thống tiêu hóa bắt đầu suy giảm, việc sử dụng lúa mạch thường xuyên sẽ giúp bạn duy trì hoạt động bình thường của hệ tiêu hóa, giảm nguy cơ mắc các bệnh đại tràng, táo bón.
5. Làm giảm nguy cơ ung thư đường ruột
Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Đại học Hoàng gia London và Hiệp hội Ung thư Đan Mạchcho biết: Chất xơ trong lúa mạch có tác dụng rất tốt cho cơ thể, làm giảm tới 1/5 nguy cơ mắc ung thư ruột. Chất này không hòa tan trong nước nên nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi trong ruột già và giúp cơ thể chống chọi lại mầm bệnh, do đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư đường ruột.
6. Giảm triệu chứng của thời kỳ mãn kinh
Phần vỏ lúa mạch rất giàu chất dinh dưỡng gồm các vitamin nhóm E, B có tác dụng duy trì vẻ đẹp từ bên trong. Phần phôi của hạt lúa mạch cũng chứa các vitamin E, xơ cung cấp các khoáng chất, dinh dưỡng cần thiết cho các tế bào da, làm da mịn màng và tóc mọc khỏe.
Trong lúa mạch còn có một chất tên là lignans, chống ôxy hóa và giàu chất dinh dưỡng, duy trì sự dẻo dai của hệ xương cơ và đưa máu tuần hoàn đều khắp cơ thể. Sử dụng lúa mạch thường xuyên giúp kiểm soát và chống lại các bệnh về tim mạch, huyết áp cao, đồng thời cũng làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú ở phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh.
Theo VNE
Thực phẩm tốt cho bệnh nhân vàng da Điều trị vàng da, ngoài uống thuốc còn có một số loại thực phẩm cũng hỗ trợ hiệu quả, theo Boldsky. Lúa mạch: Lúa mạch có tính chất lợi tiểu giúp tống khứ các bilirubin dư thừa ra khỏi cơ thể. Mức độ bilirubin trong máu tăng gây vàng da. . Nước ép cà chua có ích cho bệnh nhân vàng da -...