Ăn uống kiểu Ấn Độ: hệ quả là thiếu máu
Mặc dù hiện tượng thiếu máu có thể xảy ra trên toàn thế giới, nhưng chế độ ăn uống phổ biến ở một số nước, chẳng hạn như Ấn Độ, lại có nguy cơ làm cho tình trạng thiếu máu tăng lên nhanh chóng.
Thiếu máu là hiện tượng thiếu hemoglobin trong các tế bào máu đỏ. Tình trạng nghiêm trọng này làm chậm tốc độ hấp thụ oxy vào máu, dẫn đến mệt mỏi, đau đầu, tóc dễ gãy rụng và giảm khả năng nhận thức. Theo Trung tâm Phòng chống và kiểm soát dịch bệnh, những người đàn ông trong độ tuổi từ 18 – 70 cần 8 -11 gram chất sắt mỗi ngày. Phụ nữ trong độ tuổi này cũng cần từ 15 đến 18 gram chất sắt mỗi ngày. Chế độ ăn uống không đủ sắt chính là nguyên nhân chính của bệnh thiếu máu. Sự thiếu hụt vitamin khác cũng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng này.
Mặc dù hiện tượng thiếu máu có thể xảy ra trên toàn thế giới, nhưng chế độ ăn uống phổ biến ở một số nước, chẳng hạn như Ấn Độ, lại có nguy cơ làm cho tình trạng thiếu máu tăng lên nhanh chóng.
Điển hình là chế độ ăn uống sau đây sẽ khiến bạn rơi vào tình trạng thiếu máu:
Các loại sắt
Có hai loại chất sắt là sắt có và không có hemoglobin (heme). Các loại thực phẩm như đậu và rau quả, cung cấp chất sắt không có heme, trong khi chất sắt chứa heme được tìm thấy trong thịt động vật. Cả hai loại chất sắt đóng góp vào mức độ hemoglobin của bạn, nhưng cơ thể bạn hấp thụ chất sắt heme dễ dàng hơn nhiều so với chất sắt không có heme. Sự khác biệt trong tỷ lệ hấp thụ đòi hỏi bạn phải ăn nhiều thực phẩm chứa sắt không chứa heme để đạt được mức độ sắt cần thiết.
Hạn chế ăn thịt
Video đang HOT
Ở Ấn Độ, bò được coi là động vật linh thiêng nên thịt bò không có matwj trong chế độ ăn kiêng của người Ấn Độ. Thịt gà thì thường xuất hiện thường xuyên trong các món ăn truyền thống của Ấn Độ. Trong khi thịt bò nạc chứa rất nhiều chất sắt thì thịt gà và thịt gà tây cung cấp chất sắt ít hơn đáng kể. Gan gà là bộ phận cũng chứa nhiều sắt nhất trong thịt gà, nhưng có khá nhiều ngnw[ì không thích món ăn này. Vậy nên, nếu bạn ăn một chế độ ăn hạn chế thịt thì sẽ rất dễ làm tăng nguy cơ thiếu máu.
Không đủ rau xanh
Các chế độ ăn uống theo kiểu Ấn Độ thường bao gồm một số lượng không đủ các loại rau màu xanh lá cây, chẳng hạn như rau bina và cải xoăn – 2 loại rau cung cấp các vi chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể có thể phá vỡ chế độ ăn uống bổ sung sắt cho cơ thể. Năm 2007, một nghiên cứu được công bố trong tạp chí “Ấn Độ Pediatrics” phát hiện ra rằng số lượng các vi chất dinh dưỡng, chẳng hạn như folate và vitamin A trong chế độ ăn của trẻ em Ấn Độ cũng không đầy đủ. Ngay cả khi chế độ ăn uống của Ấn Độ bao gồm đầy đủ chất sắt không có heme thì cơ thể cũng không thể hấp thụ đủ sắt nếu không có các vi chất dinh dưỡng cần thiết.
Không đầy đủ Vitamin C
Vitamin C cho phép hấp thu chất sắt vào dòng máu sau khi vi chất dinh dưỡng khác có thể phá vỡ khoáng chất. Tiêu thụ thực phẩm giàu vitamin C khi ăn các thực phẩm chứa chất sắt không có heme như đậu và các loại đậu để làm tăng hấp thụ sắt cho cơ thể là điều hết sức cần thiết để giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu. Vì vậy, đừng quên ăn những lát trái cây họ cam quýt, như chanh hoặc cam…
Theo PNO
Hói đầu có thể do thiếu sắt, nấm da
Hiện tượng rụng tóc trên đỉnh đầu và vùng thái dương của bạn đôi khi chỉ là do bạn thiếu sắt, hoặc bị nấm. Có thể bạn phải gặp bác sĩ để biết rõ nguyên nhân.
Hói đầu ở nam giới xảy ra theo một mô típ chung - tóc rụng khỏi vùng thái dương và vùng đỉnh đầu. Với một số ít người, quá trình này bắt đầu ngay giai đoạn cuối tuổi niên thiếu, nhưng hầu hết là vào cuối tuổi 20, đầu 30.
Ban đầu, một lượng tóc mỏng mất đi có thể khiến người ta không nhận ra, nhưng dần dần, những mảng tóc lớn rơi rụng khiến da đầu lộ rõ. Một số người đàn ông không thấy khó chịu với hiện tượng này, song những người khác lại stress nặng, mất tự tin và đôi khi trầm cảm.
Hói đầu ở nam giới có xu hướng do di truyền, tóc thường mất ở vùng thái dương và đỉnh đầu. Điều này xảy ra do sự dư thừa một hóa chất có tên gọi dihydrotestosterone, hay DHT, khiến cho nang tóc sản sinh ra những sợi tóc ngày càng mỏng, cho đến khi chúng hư hỏng hoàn toàn.
Ngoài ra, các nguyên nhân khác gây rụng tóc, gồm:
Thiếu máu do thiếu sắt
Tuyến giáp kém hoạt động
Nhiễm nấm da đầu
Do một số loại thuốc
Stress
Nếu bạn bị rụng tóc do nguyên nhân có thể khắc phục, thì thông thường có thể ngăn chặn được tình trạng này. Chẳng hạn, nếu là do thiếu sắt, bạn có thể bổ sung lượng sắt ăn vào cơ thể.
Bạn nên đi gặp bác sĩ để đảm bảo rằng mình không mắc một căn bệnh nào đó gây hói, đặc biệt nếu tóc rụng loang lổ chứ không theo mô típ bình thường. Ngoài ra, nếu tóc rụng đi kèm với các triệu chứng khác (như mệt mỏi), bạn cần phải xét nghiệm máu.
Những cách điều trị trực tiếp nhất hiện nay là cấy tóc, nối tóc, đội tóc giả, hoặc đơn giản là cắt ngắn hoặc cạo trọc để đỡ lộ bệnh. Bạn cũng có thể đổi kiểu tóc.
Điều trị bằng thảo dược thường chứa kẽm, magie, sắt, vitamin E và các chất dinh dưỡng khác, cũng có tác dụng
Bôi kem chống rụng tóc. Nó sẽ làm chậm quá trình mất tóc và có thể giúp tóc mới mọc lại, nhưng bạn phải sử dụng đúng hướng dẫn, nếu không sẽ mất tác dụng.
Thuốc Finasteride (dùng để ức chế quá trình tạo hoóc môn DHT) khiến làm chậm quá trình rụng tóc và có thể giúp tóc mọc lại. Tuy nhiên, hiện thuốc này phải do bác sĩ kê đơn và chỉ có hiệu quả khi bạn sử dụng nó. Ngưng thuốc sẽ không còn tác dụng.
T. An
Theo vnexpress
Trẻ em thiếu máu do thiếu sắt Theo ước tính của Tổ chức sức khỏe thế giới, có khoảng 90% số trẻ em ở các nước đang phát triển bị thiếu máu. Ở Việt Nam, qua kết quả điều tra tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em đưới 2 tuổi là 60% (năm 1995) và 51,2% (năm 2000). Vì sao trẻ bị thiếu máu do thiếu sắt? - Do dinh...