Ăn uống khi đi chơi xa
Những ngày nghỉ lễ kéo dài và mùa hè đang đến rất gần. Ngoài việc lên kế hoạch cụ thể cho những chuyến du lịch, chuyện ăn uống trong suốt hành trình cũng quan trọng không kém, nhất là với những chuyến đi của cả gia đình với các thành viên ở nhiều độ tuổi khác nhau.
Không nên gặp đâu, ăn đấy
Thói quen gặp đâu ăn đấy là nguy cơ số một dẫn đến nguy cơ bị… tào tháo rượt. Nếu có điều kiện, nên chọn những nhà hàng ít nhiều có tên tuổi, có thương hiệu. Với uy tín của mình, những địa chỉ này sẽ đảm bảo vệ sinh hơn. Hơn nữa, hiện nay khâu vệ sinh an toàn thực phẩm cũng được kiểm tra gắt gao hơn ở những nhà hàng, quán ăn có địa chỉ rõ ràng.
Nếu phải di chuyển xa, qua những điểm khó tìm nhà hàng, quán ăn có tên tuổi thì cách tốt nhất, an toàn nhất là mang theo thức ăn mua sẵn ở siêu thị, có thời hạn rõ ràng trên bao bì. Nhà có trẻ em, bố mẹ đừng quên mang theo sữa, bánh mì hoặc các loại bánh ngọt để các cháu ăn dặm trên đường đi. Tốt nhất, nên tránh dùng những món ăn ở các hàng quán lề đường hoặc gánh hàng rong, dù cho món ăn đó có hấp dẫn đến đâu đi chăng nữa. Những quán ăn vỉa hè, hàng rong thường ít đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và là nguyên nhân hàng đầu của các vụ ngộ độc thực phẩm hoặc rối loạn tiêu hóa.
Trong trường hợp bất khả kháng, nếu buộc phải dùng bữa ở những quán ăn ven đường, cần chọn nơi có bàn cao từ 0,6m trở lên, ống đựng đũa muỗng có nắp đậy tránh ruồi muỗi và bụi bặm bám vào. Quán ăn, dụng cụ nấu nướng và bát đũa nhìn sạch sẽ, vệ sinh. Hạn chế ăn đồ nguội, chỉ nên chọn những món ăn nóng và được nấu sôi kỹ trước khi ăn.
Rau sống luôn là món khoái khẩu, dùng kèm với rất nhiều món ăn ở các địa phương, tuy nhiên, trong những chuyến đi du lịch nên hạn chế đến mức tối đa việc dùng rau sống trong các bữa ăn.
Cẩn trọng với các loại hải sản
Thưởng thức các món ăn được chê biên từ hải sản là niềm vui không thể thiếu của các gia đình trong những chuyến du lịch biển. Tuy nhiên, cần đặc biệt lưu ý một số vấn đề sau:
Video đang HOT
- Những ai từng dị ứng với các loại hải sản, tuyệt đối không ăn hải sản trong những chuyến du lịch biển, dù món ăn đó có hấp dẫn hoặc tươi ngon đến mức nào. Dị ứng hải sản nhẹ thì nổi mề đay từng vùng hoặc khắp cơ thể nặng hơn sẽ có thêm hiện tượng phù nề mặt, ói mửa, đau quặn bụng, tiêu chảy, khó thở… Cũng có trường hợp người dị ứng hải sản có phản ứng kiểu phản vệ, dẫn đến tử vong.
- Người lớn tuổi chỉ nên ăn hải sản vào buổi sáng, trưa, không nên ăn hải sản vào buổi tối vì dễ bị lạnh bụng và tiêu chảy.
- Chỉ ăn các loại ốc khi đã được chế biến kỹ. Ốc thường có nhiều ấu trùng sẽ rất nguy hiểm nếu chưa được nướng hoặc nấu chín.
Lưu ý, hải sản không chỉ là tôm cua, mực, ốc, mà còn là các loại cá biển.
Hạn chế uống nước đá và dự trữ thực phẩm
Thói quen uống nước đá để giảm cơn khát cũng dễ dẫn đến khả năng rối loạn tiêu hóa do đá mua dọc đường không đảm bảo vệ sinh. Hơn nữa, việc uống nước đá quá nhiều còn là nguyên nhân gây ra viêm họng khiến chuyến đi mất vui. Cách tốt nhất là uống nước suối đóng chai, có thể sử dụng nước ướp đá nhưng không quá lạnh. Một trái dừa ướp lạnh lúc khát cũng là sự lựa chọn tuyệt vời, vừa giúp giải khát, vừa đảm bảo vệ sinh an toàn.
Dù đi du lịch theo tour trọn gói cũng nên mang theo một ít thức ăn dự trữ đề phòng món ăn địa phương không hợp khẩu vị. Nên lựa chọn những món ăn mà cả nhà có thể ăn chung như bánh mì, trái cây, mì, cháo ăn liền…
Nếu mang theo thức ăn tươi sống cho những chuyến picnic, cần bảo quản thật kỹ thực phẩm trong các thùng xốp hoặc thùng đá. Các loại thực phẩm phải được bao bọc kỹ lưỡng, tránh để bị nước đá tan ra ngấm vào thức ăn hoặc các loại thực phẩm lẫn lộn vào với nhau. Đến điểm dừng chân, nếu có tủ lạnh thì cách tốt nhất là cho tất cả các loại thực phẩm tươi sống mang theo vào tủ lạnh, nếu không thì để thực phẩm vào những nơi có bóng mát. Trong lúc di chuyển, không nên cho các loại thực phẩm vào cốp xe vì độ nóng của máy sẽ làm thực phẩm mau hư hơn. Nếu thực phẩm không có mùi khó chịu thì để trong xe có máy lạnh là sự lựa chọn hoàn hảo nhất.
Ngoài ra, cũng nên chọn những món ăn ít chất béo, lượng calo thấp nhưng giàu dinh dưỡng như các loại thức ăn làm từ ngũ cốc và rau quả để tránh đầy hơi, khó tiêu làm ảnh hưởng đến chuyến đi.
Những lưu ý khác
Nếu phải di chuyển đường dài trên các phương tiện máy bay, tàu hỏa… không nên ăn quá no vì thời gian ngồi một chỗ kéo dài, thức ăn chậm tiêu hóa sẽ gây nên tình trạng tức bụng, mệt mỏi.
Những người bị say tàu xe nên chuẩn bị sẵn thuốc và uống thuốc chống say tàu xe trước giờ khởi hành khoảng 30 phút. Cần lưu ý những phản ứng khó chịu của cơ thể trong chuyến đi trước để có sự lựa chọn ăn hay nhịn khi đi tàu xe một cách hợp lý.
Phụ nữ có thai, người già và trẻ nhỏ cần đặc biệt cẩn trọng với việc ăn uống trong những chuyến đi xa. Ngoài các loại thuốc cảm sốt, thuốc điều trị bệnh của mỗi cá nhân (nếu có), thuốc rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy cũng không thể thiếu trong những chuyến đi.
Theo PNO
Gánh hàng rong - Hồn Kẻ Chợ trên phố
Qua bao nhiêu thời gian thăng trầm Hà Nội đã co nhiêu thay đôi, cái tên gọi người "Kẻ Chợ" cũng không còn đươc nhăc đên nhiêu như trươc nữa, nhưng người ta vân hoai niêm vê một Hà Nội rất xa xưa qua những gánh hàng rong vẫn được coi là "hồn Kẻ Chợ trên phố".
Hàng rong - một nét văn hóa mang đặc trưng của người Việt. Va, hiếm có ở một thủ đô nào trên thế giới, người ta bắt gặp hinh anh các chị, các cô gánh gánh gồng gồng bán hàng trên đường phố, dù nắng hay mưa bước chân vẫn bền bỉ. Mỗi một con đường, góc phố của Hà Nội đều ghi dấu bước chân của họ.
Mỗi buổi sáng mai thức dậy thoảng đâu đây trong gió là mùi thơm của các loài hoa (hoa hồng, hoa cúc...) quen thuộc bên những gánh hàng rong. Bỗng chốc lòng lại thấy bình yên để bắt đầu cho một ngày mới.
"Sáng mai ra/Gánh hàng hoa/Xuống chợ/Hoa Ngọc Hà/Trên đường rực nở/Hương bay xa/Thơm ngát /Đường ta" (Tố Hữu). Anh:bee.net.vn
Những gánh hàng rong từ lâu đã gắn bó, quen thuộc với người Hà Nội, để khi xa thủ đô không còn được nghe những tiếng rao bán hàng trong mỗi đêm, hay mỗi buổi bình minh không bị đánh thức bởi tiếng dao của gánh hàng rong dưới phố. Bât chợt.... thấy nhớ Hà Nội da diết đến thế.
Theo thời gian, Hà Nội đã thay cho mình một màu áo mới. Những bước tường rêu phong nơi phố cổ không còn được như trước, thay vào đó là dãy nhà mái cao tầng, là những khu trung tâm thương mại rộng lớn. Người ta chỉ còn nhìn thấy một Hà Nội xa xưa trong đáy Hồ Gươm, Tây Hồ và những gánh hàng rong mà người ta gọi là Kẻ Chợ và người Hà Nội như nhìn thấy chính họ ở một thời đã qua. Đó chính là cái hồn "Kẻ Chợ", cái tên gọi "Kẻ Chợ" mà nay hiếm mới thấy nhắc tới.
"Kẻ Chợ" vẫn còn tồn tại mãi trong lòng người dân Hà thành. Và, gánh hàng rong như sợi xích của thời gian lưu giữ lại những nếp văn hóa xưa còn để lại và hơn ai hết, họ xứng đáng với tên gọi "hồn Kẻ Chợ trên phố".
Theo BĐVN
Đậm đà miến lươn Phủ Doãn Nằm đầu phố Phủ Doãn, đoạn giáp với Hàng Bông (Hà Nội), hàng miến lươn này có phần giống một gánh hàng rong với đôi quang gánh của cô chủ hàng cùng dãy ghế bệt xếp xung quanh. Mỗi bát miến trộn đều có một bát nước dùng kèm theo. Hàng mở từ 17h đến 20h mỗi ngày với 3 món chính là...