Ăn uống hợp lý để giảm nguy cơ bị gút
Hàm lượng a xít uric tăng cao trong máu có thể dẫn đến vấn đề về viêm khớp được gọi là bệnh gút. Một khi cơ thể không thể bài tiết a xít uric một cách hợp lý, hàm lượng này sẽ tăng lên. Ăn uống có nguyên tắc sẽ giúp giải quyết bài toán này.
Dưới đây là chế độ ăn uống được cho giúp giảm nguy cơ mắc bệnh gút, theo The Times of India.
Bánh mì, ngũ cốc. Có một chế độ ăn uống cân bằng giúp giảm a xít uric. Thực phẩm giàu carbohydrate phức tạp như bánh mì và ngũ cốc có lượng protein vừa phải và ít chất béo. Carbohydrate phức tạp còn có trong trái cây và rau củ giàu chất xơ.
Lúa mạch chứa nhiều chất xơ, tốt cho những người có hàm lượng a xít uric cao – Ảnh: Shutterstock
Chất xơ giúp tiêu hóa các loại thực phẩm và đồng hóa các chất dinh dưỡng. Chất xơ còn có thể ngăn a xit uric tích tụ quá nhiều trong cơ thể.
Video đang HOT
Rau củ quả. Các loại rau như bắp cải, cần tây, cải bó xôi, măng tây, đậu Hà Lan và súp lơ giúp giảm nồng độ a xít uric trong cơ thể. Hoa quả giàu vitamin C cũng giúp cải thiện a xít uric do kích thích cơ thể loại bớt lượng a xít này.
Nước. Uống ít nhất 2-3 lít nước mỗi ngày để giảm nồng độ a xít uric. Nước giúp tống độc tố ra khỏi cơ thể, trong đó có a xít uric. Nạp nhiều chất lỏng hơn sẽ giúp cơ thể dễ dàng loại bỏ a xít uric dư thừa.
Theo VNE
Ăn uống thế nào khi bị gút?
Khi bị gút cấp có thể điều trị bằng thuốc hiện có và nếu bệnh nhân được điều trị đúng cùng với chế độ ăn kiêng phù hợp thì có thể ngăn ngừa được hoặc làm kéo dài thời gian phát bệnh.
Khi bị gút cấp có thể điều trị bằng thuốc hiện có và nếu bệnh nhân được điều trị đúng cùng với chế độ ăn kiêng phù hợp thì có thể ngăn ngừa được hoặc làm kéo dài thời gian phát bệnh. Nhưng đây là loại bệnh mạn tính không thể chữa khỏi, nghĩa là bệnh nhân phải chấp nhận chế độ ăn kiêng và theo dõi bệnh suốt đời.
Bệnh gout (gút) là do lắng đọng các tinh thể urat (monosodium urat) hoặc tinh thể acid uric gây viêm khớp, thường gặp ở nam giới độ tuổi 40 trở lên. Bệnh thường có những đợt kịch phát, tái phát nhiều lần rồi trở thành mạn tính. Khi đã xác định là mắc bệnh gút, chế độ ăn uống có ý nghĩa rất quan trọng nhằm hạ acid uric máu.
Những hậu quả khi mắc bệnh gút
Nếu không được điều trị hoặc để cơn gút xảy ra nhiều lần sẽ gây hủy khớp dẫn đến tàn phế, lúc đó cần đến các phẫu thuật tái tạo lại khớp. Khoảng 20% bệnh nhân gút bị sỏi thận do chính tinh thể urat lắng đọng gây ra sỏi làm tắc nghẽn đường tiết niệu có thể gây suy chức năng thận, nhiễm khuẩn đường tiết niệu có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Một số bệnh nhân có các cục ở dưới da như vùng khuỷu, mắt cá... gọi là cục tophi là do lắng đọng tinh thể urat, khi vỡ làm chảy ra một chất bột trắng giống như phấn. Khi khớp bị viêm nhiều lần gây dày, hạn chế vận động của khớp. Nếu khi khớp bị hư hoàn toàn thì chỉ có thể thay khớp bằng khớp nhân tạo nhưng vẫn làm hạn chế khả năng vận động, giảm khả năng lao động.
Hạn chế thức ăn có nhiều nhân purin như thịt, cá nạc.
Bệnh có nhiều biến chứng như biến dạng khớp, sỏi thận, suy thận. Nhưng điều đáng chú ý là bệnh nhân mắc bệnh gút thường có thể mắc một số bệnh kèm theo như tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì, rối loạn lipid máu, bệnh mạch vành, bệnh mạch máu não là những bệnh của hội chứng chuyển hoá có liên quan đến chế độ ăn và cho thấy gánh nặng sức khỏe cộng đồng lớn nhất.
Nguyên tắc ăn uống
Hạn chế thức ăn có nhiều nhân purin như thịt, cá nạc, hải sản, gia cầm. Nếu ăn thì cần luộc chín và đổ nước luộc đi không dùng. Đồng thời cần hạn chế các loại phủ tạng động vật như gan, bầu dục, óc, lòng, dồi lớn...; Hạn chế thức uống có nhiều base purin như rượu, bia, chè, cà phê, nước ép thịt; Các loại rau, quả có vị chua. Nên uống nhiều nước, uống các loại khoáng kiềm (bicarbonat), ăn các loại quả, rau có tính chất lợi tiểu để tránh acid uric ứ đọng lại trong cơ thể.
Trong đợt gút cấp chế độ ăn cần lưu ý
Sử dụng chất đạm từ trứng, sữa, pho mát, các loại hạt (chú ý bệnh nhân có cholesterol máu cao không nên dùng trứng quá 2 lần/tuần). Chất bột đường sử dụng bằng gạo, mì, khoai, đường, kẹo (riêng những người thừa cân và béo phì thì không nên ăn nhiều đường và kẹo, bệnh nhân bị đái tháo đường thì nên dùng loại đường, sữa dành cho bệnh nhân tiểu đường). Chất béo sử dụng bằng bơ, dầu thực vật. Không dùng đậu, đỗ trong đợt cấp.
Theo VNE
Giảm nguy cơ ung thư vú nhờ bơ đậu phộng Các bé gái thường xuyên ăn bơ đậu phộng hoặc các loại hạt có thể giảm được nguy cơ bị bệnh vú lành tính khi ở tuổi 30. Bơ đậu phộng - Ảnh: Shutterstock Các nhà khoa học thuộc Đại học Washington và Trường Y Harvard (Mỹ) khẳng định điều này sau khi khảo sát ở hơn 9.000 bé gái từ 9-15 tuổi....