Ấn tượng với ngôi nhà có không gian vòm lạ mắt
Để tạo được cảm giác mở cho ngôi nhà trong một khu vực đông đúc dân cư, nhóm thiết kế đã sử dụng cấu trúc dạng vòm.
K house có diện tích 204 m, tọa lạc tại một khu dân cư thuộc trung tâm TP Thủ Đức, TP.HCM. Thách thức đặt ra cho nhóm thiết kế rear studio chính là làm thế nào để đảm bảo được sự riêng tư mà vẫn có thể tạo được cảm giác kết nối với bên ngoài.
Qua quá trình chia sẻ với chủ nhà, nhóm thiết kế nắm bắt được nhu cầu của chủ nhà với không gian sống. Chủ nhà mong muốn có một không gian riêng tư hoàn toàn với bên ngoài nhưng vẫn có thể tương tác được với các yếu tố tự nhiên.
Những khoảng hở ở mặt tiền là điểm nhấn của ngôi nhà.
Ngôi nhà được thiết kế ba tầng. T ầng trệt gồm nhà xe, phòng khách, bếp và phòng ăn; Tầng hai và ba gồm các phòng ngủ và sinh hoạt chung.
Đối với dự án này, nhóm thiết kế đề xuất các không gian đặc rỗng xen kẽ nhau. Lõi giếng trời được cấy vào giữa công trình để lấy được ánh sáng, gió tự nhiên và cả mưa.
Nhóm thiết kế cho biết, công trình này được nhấn mạnh bởi cấu trúc vòm. Với cấu trúc này đã tạo ra không gian nguyên thủy nhất có thể nhằm truyền tải bầu không khí tĩnh lặng.
Các không gian chức năng được đan cài với các khoảng trống nhằm kết nối theo cả chiều ngang và đứng.
Không gian vòm lớn nhất có chức năng vừa là hiên nhà cho gia đình sinh hoạt chung, vừa là lối vào chính.
Đây là nơi dễ dàng đón nhận các yếu tố tự nhiên như nắng, gió, và mưa.
Không gian vòm thứ hai nằm ở tầng một có chức năng là phòng khách và bếp. Khi mở cửa có thể kết nối với không gian vòm lớn.
Phòng bếp và khu vực bàn ăn được bố trí ở giữa lối cầu thang cuối nhà và khoảng giếng trời.
Video đang HOT
Bên cạnh các giải pháp về không gian đã đề cập, nhóm thiết kế cũng đã đề xuất vật liệu chính xuyên suốt là bê tông dựa trên tính cách và sở thích của chủ nhà.
Việc sử dụng vật liệu kính bao quanh giếng trời góp phần làm tăng tính kết nối của người sử dụng bên trong đối với các yếu tố tự nhiên và ngược lại.
Đồng thời, nhờ giếng trời các thành viên trong gia đình có thể dễ dàng tương tác với nhau ở các không gian khác nhau.
Hầu như tất cả các không gian trong công trình đều được mở ra thiên nhiên một cách tối đa.
Ở trong nhà nhưng chủ nhà vẫn cảm nhận được nắng, mưa thông qua khu vực giếng trời.
Phòng khách có gam màu trắng chủ đạo được bố trí ở tầng hai.
Không gian riêng tư sáng và thoáng.
Khu vực trồng cây ở tầng trên cùng.
Nhà phố ở Hà Nội xây kiểu Nhật, gió len lỏi mọi ngóc ngách mát rượi
Công trình ở phố Tạ Quang Bửu (Hà Nội) được nhóm kiến trúc sư cải tạo theo phong cách Nhật Bản, bố trí thêm giếng trời và sử dụng các giải pháp kiến trúc, giúp nhà về mùa đông ấm áp, mùa hè mát mẻ.
Tại thành thị hiện nay vẫn tồn tại nhiều dạng nhà ống kiểu cũ. Đây là kiểu nhà không có giếng trời do xây từ thời xưa với mong muốn tối đa hoá diện tích để sử dụng.
Ngày nay các phương án cải tạo nhà ống đã đưa thiên nhiên đến gần hơn với con người.
Nhiều gia chủ chấp nhận bỏ ra một phần diện tích để có được thiên nhiên và ánh sáng, nắng gió tốt cho các thành viên trong gia đình.
Với vật liệu tự nhiên như đá, xi măng, gỗ kết hợp đã mang đến sự tiện nghi và cảm giác dễ chịu cho gia chủ khi sử dụng.
Ngôi nhà ở phố Tạ Quang Bửu (Hà Nội) có diện tích 4x25m2 (mặt tiền 4m, sâu 25m). Diện tích mặt sàn 100m2, chi phí đầu tư là 1,3 tỷ đồng được nhóm kiến trúc sư Trường Phạm, Nguyễn Tuấn và Nguyễn Phương thiết kế, thi công năm 2021 là công trình tiêu biểu cho việc cải tạo nhà phố cũ thành không gian gần gũi với thiên nhiên, nhiều ánh sáng.
Nhà phố cũ ở Tạ Quang Bửu (Hà Nội) thay đổi hoàn toàn sau khi cải tạo. Đặc biệt, thiết kế mang hơi hướng kiểu Nhật giúp nhà luôn mát mẻ vào mùa hè nhưng ấm áp vào mùa đông.
Phần sân trước nhà sử dụng đá tự nhiên cắt tấm đan xen với thảm cỏ xanh và trồng các cây nhiệt đới tạo sự xanh mát cho ngôi nhà.
Giếng trời được trồng cây Bàng Đài Loan giúp mang sức sống đến ngôi nhà nhiều hơn. Đồng thời là nơi lấy ánh sáng cho nhà, cũng là nơi thư giãn, uống trà và lọc không khí cho môi trường.
Tầng 1 là phòng ngủ tập thể nên nhóm kiến trúc sư bố trí giường dạng sập gỗ trải dài có thể ngủ được nhiều người với màu gỗ sáng, có thể bố trí được 3 đệm đôi dành cho 6 người.
Đây là phòng dành cho khách hoặc khi gia đình có việc, con cháu về chơi, có thể ngủ lại, cùng hàn huyên, tâm sự... Vì tầng 1 sẽ có độ ẩm thấp nên sàn làm vật liệu bê-tông mài tạo lên sự mộc mạc thân thiện.
Điểm nhấn của phòng là cửa sổ tròn nhìn ra khoảng sân vườn thông tầng giữa nhà.
Phòng vệ sinh tầng 1 sử dụng chung nên sẽ có công năng cơ bản và vật liệu sàn bê tông mài, tường sơn giả bê tông màu đất chống ẩm.
Tầng 2 là phòng ngủ đôi và có không gian mái chéo rất đẹp nên kiến trúc sư bố trí thêm các xà gồ bằng vật liệu gỗ nhựa tạo thêm sự đặc biệt cho không gian.
Phòng tầng 2 lớn, có bồn tắm kết hợp với cửa sổ tròn nhìn ra ban công sau nhà. Ban công này được bố trí các chậu cây cảnh tầm thấp nhằm tạo sự riêng tư cho phòng vệ sinh và view xanh mát nhìn từ bồn tắm ra.
Bàn ăn thông thoáng với 2 mặt đều có ánh sáng trời, tiết kiệm tối đa điện năng.
Bếp tối giản, không dùng hệ tủ kịch trần cho không gian rộng mở.
Những khoảng xanh cho nhà ống Khi ô nhiễm môi trường do khói bụi, tiếng ồn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, thì giá trị của mảng sân vườn, giếng trời đang là xu hướng mà nhiều gia đình hướng tới. Và việc hy sinh mặt bằng ở để dành cho không gian thư giãn, nghỉ ngơi đang được nhiều người lựa chọn. Trong căn...