Ấn tượng rừng địa lan khoe sắc ở Vi Rơ Ngheo
Làng du lịch cộng đồng Vi Rơ Ngheo (xã Đăk Tăng, huyện Kon Plông, Kon Tum) ấn tượng không chỉ bởi sự yên bình, sạch đẹp với nhiều nét văn hóa truyền thống mà dân làng còn gìn giữ, bảo tồn loài địa lan quý để thu hút khách du lịch.
Hoa địa lan Kiếm Hồng khoe sắc. Ảnh: NB |
Đến làng Vi Rơ Ngheo vào những ngày giáp Tết, đường đi hơi vất vả vì đã hư hỏng nhiều nhưng tiết trời thật dễ chịu, không nóng và cũng không quá lạnh. Làng vẫn thanh bình, yên ả như thường ngày. Nếp sinh hoạt của người dân ở đây vẫn vậy, như khi tôi đến đây nhiều năm trước. Tuy nhiên, khắp các lối đi vào làng, những cánh hoa mai anh đào và hoa địa lan bắt đầu khoe sắc tạo cho cảnh vật trở nên tươi tắn, rực rỡ hơn.
Chỉ về phía ngọn núi cao ngay phía trước nhà rông của làng, A Kiểu – một người dân trong làng cho tôi biết: Đó là đồi Ngọc Ki Ruông, dân làng ở đây vẫn gìn giữ và bảo tồn loài hoa địa lan dưới tán rừng già trên ấy, mùa này hoa đang nở rộ, đẹp nhất trong năm. Dân làng ở đây không cho bất kỳ ai lấy hoa lan từ ngọn đồi ấy, cây hoa mọc hoàn toàn tự nhiên và năm nào cũng khoe sắc.
Nghe có vẻ hấp dẫn, vậy là chúng tôi không ngần ngại chuẩn bị các vật dụng cần thiết để lên tận nơi, chiêm ngưỡng vẻ đẹp của loài hoa này.
Từ nhà rông của làng, đi bộ tầm 40 phút thì đến đỉnh đồi Ngọc Ki Ruông, nơi có độ cao 1.405m so với mực nước biển, đường liên tục lên dốc nên ai cũng mồ hôi nhễ nhại, có chút mệt mỏi và quãng đường dường như dài thêm. Nhưng rồi mọi thứ vỡ òa khi sắc hồng của những cánh hoa địa lan dần xuất hiện và ngày cành nhiều hơn. Cả ngọn đồi khoác lên mình chiếc áo lộng lẫy và quý phái của những bông hoa địa lan kiếm hồng rực rỡ. Phải nói rằng, khi những bông hoa lan rừng được sinh sống và khoe sắc ở tự nhiên trông đẹp đẽ và kiêu sa làm sao!
Qua tìm hiểu loài địa lan kiếm hồng này có tên khoa học là Cymbidium insigne, cây thân thảo mọc ở đất, sống lâu năm; thường sinh trưởng và phát triển rải rác trong rừng thưa, phân bố ở độ cao 800 – 1.600m so với mực nước biển, nơi có khí hậu ẩm và mát mẻ; cánh hoa màu trắng hay hồng nhạt, đôi khi có vài chấm đỏ ở phần gốc, mùa ra hoa thường kéo dài từ tháng 1 đến tháng 3 hàng năm.
Có lẽ vì những cánh rừng nguyên sinh còn hiện diện nhiều nơi ở Vi Rơ Ngheo nên giữ được ẩm độ ổn định và khí hậu mát mẻ, là điều kiện tuyệt vời để loài địa lan kiếm hồng sinh trưởng và phát triển.
Video đang HOT
A Kiểu chia sẻ thêm, trước đây hoa địa lan kiếm hồng cũng như các loài phong lan khác nhiều lắm, hầu như các ngọn đồi ở làng đều có. Sau này, một phần do tình trạng xâm lấn rừng lấy đất sản xuất, một phần người dân lấy hoa ở rừng về trồng tại nhà nên lan rừng ngày càng ít đi. Giờ chỉ còn ở đồi Ngọc Ki Ruông này là nhiều nhất, dân làng đồng lòng gìn giữ và bảo tồn để chúng có thể sinh trưởng và phát triển theo cách tự nhiên nhất. Tất cả dân làng Vi Rơ Ngheo lẫn du khách không ai được lấy lan rừng hoặc bẻ hoa mang về. Ngoài ra, vào đầu tháng 2 hàng năm, hoa đỗ quyên khoe sắc khắp cánh rừng ở Ngọc Ki Ruông. Đây là thời điểm mọi người có thể ngắm được cùng lúc 2 loài hoa cùng khoe sắc màu rực rỡ trên cùng một cánh rừng.
Mải miết chụp ảnh những bông hoa tươi thắm nơi đại ngàn, hít thở bầu không khí bình yên và trong trẻo nhất, chúng tôi dường như đã quên đi khái niệm thời gian. Mãi đến khi mặt trời khuất dần sau dãy núi Ngọc Kring, mọi người mới vồn vã gom hành lý để quay lại làng trước khi trời tối. Thật thiếu sót nếu không nhắc đến những cây thông 5 lá cổ thụ, ấn tượng bởi vẽ đẹp uy nghi, thanh thoát đã tồn tại trên đỉnh Ngọc Ki Ruông từ bao giờ. Men theo đường mòn trên sườn núi đá cheo leo, du khách có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của làng Vi Rơ Ngheo ẩn hiện qua những tán rừng trông thật nên thơ và gần gũi.
Trên đường trở lại Măng Đen, cô bé Y Kiều, học sinh lớp 11, Trường PTDTNT huyện Kon Pông chia sẻ: Nhà em ở gần làng Vi Rơ Ngheo, nhưng đây là lần đầu tiên em được đến thăm làng và tận mắt chiêm ngưỡng rừng hoa lan ngoài tự nhiên nhiều đến vậy. Những cánh hoa rừng khoe sắc, mang lại cho em những cảm xúc rất dạt dào và vẻ đẹp cuốn hút, thân thiện. Qua chuyến đi, em thấy mọi người cần gìn giữ rừng, bảo tồn các loài hoa rừng nói riêng và hệ sinh thái rừng nói chung để rừng không những chở che con người khỏi thiên tai, hiểm họa mà còn mang đến những giá trị về tinh thần hết sức to lớn.
Phó Chủ tịch UBND xã Đăk Tăng Nguyễn Văn Bay cho biết, rừng địa lan kiếm hồng là một yếu tố nổi bật để thu hút du khách đến với Làng du lịch cộng đồng Vi Rơ Ngheo. Với những cánh rừng có nhiều địa lan như thế này ở Việt Nam không còn nhiều, vì vậy đây là món quà quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho dân làng cần phải được gìn giữ và phát huy. Chính quyền xã cũng rất quan tâm, tuyên truyền người dân nên có ý thức bảo vệ loài hoa này ở ngoài tự nhiên. Xã cũng đã xây dựng kế hoạch để nhân giống, phát triển loài hoa này như một đặc điểm nổi bật, hấp dẫn khách du lịch đến với Vi Rơ Ngheo.
Ấn tượng trước 4 ngôi làng được vinh danh là "Làng du lịch tốt nhất"
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới Liên Hợp Quốc (UN WTO), 4 ngôi làng của Trung Quốc đã giành được vị trí đáng mơ ước trong danh sách "Những ngôi làng du lịch tốt nhất" năm 2023.
4 ngôi làng này bao gồm: làng cổ Hoàng Lĩnh ở tỉnh Giang Tây, làng Hạ Giang ở tỉnh Chiết Giang, làng Zhagana ở tỉnh Cam Túc và làng Chu Gia Loan ở tỉnh Thiểm Tây.
Làng cổ Hoàng Lĩnh, Giang Tây
Hoàng Lĩnh là một ngôi làng cổ ở huyện Vụ Nguyên, tỉnh Giang Tây, phía đông Trung Quốc. Trên những mái nhà cổ xây dựng trên sườn đồi ngập tràn hạt tiêu, thóc, đậu xanh đang được phơi khô dưới nắng thu. Sản phẩm sấy khô đã trở thành một cảnh tượng độc đáo ở Hoàng Lĩnh.
Ngôi làng này được thành lập cách đây hơn 580 năm, trong có hơn 100 tòa nhà từ triều đại nhà Minh (1368 - 1644) và nhà Thanh (1644 - 1911), là những đối tượng có giá trị để nghiên cứu về kiến trúc Trung Quốc cổ đại với mái ngói đen và tường trắng.
Tuy nhiên, mặc dù có phong cảnh đẹp như tranh vẽ và những tòa nhà cổ kính, ngôi làng từng ít được biết đến và rất nghèo nên nhiều người dân phải rời làng đi kiếm sống ở nơi khác. Bước ngoặt đến cách đây hơn 10 năm, khi làng thành lập công ty du lịch để phát triển kinh tế. Công ty đã đầu tư 12 triệu nhân dân tệ (khoảng 40 tỉ đồng) để xây dựng nhà mới cho dân làng sống dọc đường cao tốc dưới chân những ngọn núi xung quanh làng.
Những ngôi nhà đổ nát đã được tân trang lại cùng thửa ruộng bậc thang trên sườn núi được trồng hoa cải dầu tạo nên một khung cảnh đặc biệt. Làng đã tung ra các sản phẩm du lịch mới như bơi sông, tắm suối nước nóng, du lịch về đêm để thu hút khách du lịch. Dân làng tái định cư quay về làng làm việc ở khu danh lam thắng cảnh hoặc tự mở cửa hàng ở đó. Nhờ phát triển du lịch, thu nhập bình quân đầu người của người dân trong làng hiện nay đã gấp hơn 10 lần so với cách đây một thập kỷ.
Làng Chu Gia Loan, Thiểm Tây
Tương tự như làng Hoàng Lĩnh là Chu Gia Loan, một ngôi làng nép mình trong dãy núi Tần Lĩnh ở tỉnh Thiểm Tây. Từng là một ngôi làng nghèo khó, tuy nhiên trong những năm gần đây, nơi đây đã khai thác được thế mạnh về hệ sinh thái để phát triển kinh tế du lịch. Ngôi làng nằm cạnh công viên rừng quốc gia Ngưu Bối Lương, nơi có tỷ lệ rừng che phủ là 93%.
Mọi thứ bắt đầu thay đổi với việc khoan đường hầm cao tốc xuyên qua dãy núi Tần Lĩnh vào năm 2007. Giao thông thuận tiện đã giúp du khách dễ dàng tham quan làng. Nhận thấy lượng khách du lịch ngày càng tăng, Zeng, một người dân của ngôi làng (đã tìm được việc làm ở thành thị sau khi tốt nghiệp đại học) đã quay trở lại làng để mở nhà trọ. Ngày nay, nhà trọ của anh đã mở rộng từ ngôi nhà 1 tầng trước đây thành tòa nhà 3 tầng với 20 phòng.
Làng Zhagana, Cam Túc
Làng Zhagana nằm ở độ cao từ 3.000 đến 3.300m, được bao quanh bởi các đỉnh núi cao đạt tới độ cao khoảng 4.500m. "Zhagana" có nghĩa là "hộp đá" trong tiếng Tây Tạng. Zhagana là một "thành phố đá" hoàn toàn tự nhiên, có địa hình giống như một cung điện lớn và dáng vẻ của một thành phố cổ được xây dựng tự nhiên nằm trên những vách đá. Ngôi làng nằm nép mình trong vòng tay của những đỉnh núi hùng vĩ, hàng cây thường xanh tươi tốt và bức tường thành cao chót vót dường như không thể phá hủy được bao bọc bởi thiên nhiên ở 3 phía.
Ngôi làng đã được chuyển đổi từ một ngôi làng miền núi khó tiếp cận thành một danh lam thắng cảnh, nơi du khách có thể tận hưởng một kỳ nghỉ nhàn nhã và yên bình.
Làng Hạ Giang, Chiết Giang
Hơn 800 năm tuổi, làng Hạ Giang ở tỉnh Chiết Giang, phía đông Trung Quốc cũng đã tận dụng khung cảnh thiên nhiên nguyên sơ để phát triển du lịch bằng một loạt các sự kiện lễ hội đa dạng, bao gồm lễ hội cắm trại và lễ hội lúa miến (một loại ngũ cốc) để thổi sức sống mới vào ngôi làng.
Từng được biết đến là một ngôi làng nghèo khó, làng Hạ Giang đã tuân thủ phương pháp phát triển xanh, ưu tiên sinh thái trong những năm gần đây. Làng đã hình thành một cụm công nghiệp sinh thái với du lịch nông thôn là xương sống và nền nông nghiệp quy mô lớn mang lại lợi nhuận để bổ sung cho nền kinh tế địa phương. Điều này đã mở ra một con đường bền vững và có thể nhân rộng để phục hồi nông thôn. Ngày nay, làng Hạ Giang nằm giữa làn nước trong vắt được bao quanh bởi những ngọn núi xanh và có sự kết hợp chặt chẽ giữa các công viên giải trí nông nghiệp hiện đại và nhà ở nông thôn.
Du lịch và "cánh cửa" điện ảnh Tại nhiều quốc gia, sự kết hợp ăn ý giữa điện ảnh và du lịch đã mang lại những hiệu quả kinh tế to lớn. Là một quốc gia sở hữu những cảnh quan thiên nhiên độc đáo, ấn tượng và bản sắc văn hóa phong phú đa dạng, Việt Nam có tiềm năng dồi dào để thúc đẩy sự phát triển của...