Ấn tượng nơi diễn ra cuộc thi lướt sóng đầu tiên ở Olympic
Nằm cách thủ đô Tokyo 80km về đông, thị trấn ven biển Ichinomiya thuộc tỉnh Chiba ( Nhật Bản) đã trở thành địa điểm đầu tiên trên thế giới tổ chức cuộc thi lướt sóng trong một kỳ Olympic. Nếu không vì đại dịch Covid-19, nơi đây sẽ là điểm hút du khách quốc tế.
Tại Olympic Tokyo 2020, nơi diễn ra các cuộc thi lướt sóng là bờ biển Tsurigasaki.
Năm 2016, theo đề xuất của Nhật Bản – nước chủ nhà Olympic 2020, lướt sóng là một trong 5 môn thể thao được bổ sung vào chương trình Olympic. Đề xuất này nhằm đưa các môn thể thao hướng tới thanh thiếu niên vào nội dung thi đấu tại Olympic với hy vọng sẽ thu hút thêm khán giả ở nhiều độ tuổi hơn.
Những con sóng ở Ichinomiya đủ chất lượng cho các giải đấu thế giới của bộ môn thể thao mặt nước mạo hiểm
Thị trấn Ichinomiya có quy mô dân số nhỏ, vào khoảng 12.000 người. Song mỗi năm, “thánh địa” lướt sóng của Nhật Bản này thu hút khoảng 600.000 lượt người tới đây để lướt sóng bởi những con sóng ở đây có chất lượng cao cho môn thể thao mạo hiểm này.
Thêm vào đó, thị trấn hút khách một phần nhờ vị trí địa lý gần thủ đô Tokyo. Từ thủ đô Tokyo, chỉ mất khoảng 1 giờ đi tàu hỏa là du khách đã tới một trong những thị trấn lướt sóng nổi tiếng nhất của Nhật Bản. Ichinomiya cũng đang chào đón nhiều công dân mới tới dây sinh sống để được gần với những con sóng hơn.
Ở Ichinomiya, xe đạp thường gắn dụng cụ hỗ trợ để cố định ván lướt sóng như xe đạp
Chính quyền thị trấn đang thúc đẩy chính sách kinh tế liên quan tới lướt sóng, gọi là “Surfonomics” nhằm tăng cường nguồn thu từ lướt sóng cho thị trấn. Trên con đường dọc bãi biển là các cửa hàng cung cấp dịch vụ cho người lướt sóng và các nhà hàng hướng biển.
Video đang HOT
Theo Kyodo, người đứng đầu thị trấn Masaya Mabuchi cho biết, lướt sóng là một trụ cột văn hóa và kinh tế quan trọng của thị trấn. Có khoảng 2.000 đến 3.000 cư dân ở Ichinomya chơi lướt sóng hàng ngày hoặc làm làm nghề liên quan tới lướt sóng. Khoảng 40% trong số 150 học sinh tiểu học đã làm quen với các con sóng trên những tấm ván.
Ghế trong phòng đợi tại ga Kazusa Ichinomiya có hình dáng giống như tấm ván lướt sóng.
Tại Olympic Tokyo 2020, nơi diễn ra các cuộc thi lướt sóng là bờ biển Tsurigasaki. Bờ biển Tsurigasaki đã từng diễn ra nhiều giải lướt sóng chuyên nghiệp trong nước và khu vực.
Ở Ichinomiya, các bãi biển được phân cấp theo trình độ của người lướt sóng. Bãi biển Tsurigasaki (tên địa phương Shidashita) dành cho những người lướt sóng chuyên nghiệp, Ichinomiya dành cho người mới bắt đầu, bãi Sunrise cho những người lướt ván ở mức trung bình.
Ẩm thực nổi tiếng với hải sản tươi sống tại Ichinomiya
Không chỉ nổi tiếng vì lướt sóng, thị trấn này là điểm hút du khách tới tận hưởng một kỳ nghỉ cuối tuần trọn vẹn với thiên nhiên biển, thưởng thức ẩm thực và thăm quan di tích lịch sử lâu đời.
Thị trấn Ichinomiya hấp dẫn du khách với các món hải sản tươi sống bởi có nghề đi biển lâu đời. Đặc biệt, thị trấn còn nổi tiếng với loại lạc có chất lượng được cho là ngon đặc biệt, có tên gắn với chữ “Q nuts” ngon hơn cả lạc có chữ “P” là chữ cái đầu trong Peanut.
Đền thiêng Kazusa no Kuni Ichinomiya Tamasaki hơn 1.200 năm
Thị trấn ven biển này còn là nơi tọa lạc đền Kazusa no Kuni Ichinomiya Tamasaki có lịch sử hơn 1.200 năm. Ngôi đền thờ mẫu hậu Tamayori Hime no Mikoto của thiên hoàng Jinmu – Thiên hoàng đầu tiên của Nhật Bản. Vì vậy, ngôi đền được cho là nơi thiêng liêng để cầu duyên và con cái.
Với tiềm năng du lịch sẵn có, cùng với cơ hội trở thành nơi đầu tiên trên thế giới diễn ra cuộc thi lướt sóng của một kỳ Olympic, nhà chức trách Nhật Bản và địa phương kỳ vọng, dù không có du khách tới trong kỳ Thế vận hội năm nay vì đại dịch Covid-19, sự kiện thể thao quan trọng nhất thế giới này sẽ vẫn giúp quảng bá hình ảnh về một thị trấn lướt sóng ấn tượng.
Pù Luông - Thiên đường Du lịch cộng đồng của Xứ Thanh
Pù Luông thuộc tỉnh Thanh Hóa là một điểm tham quan, khám phá nổi tiếng trên bản đồ du lịch bụi, phượt tự túc, nghỉ dưỡng núi giá rẻ, nhưng hầu hết du khách đến đây đều ấn tượng mạnh với cảnh sắc...
Nằm cách trung tâm thành phố Thanh Hóa chưa đầy 130km về phía Tây Bắc, cách Hà Nội khoảng 190km, Pù Luông thuộc địa phận hai huyện Quan Hóa và Bá Thước của tỉnh Thanh Hóa.
Phía Bắc và Đông bắc Pù Luông giáp các huyện Mai Châu, Tân Lạc và Lạc Sơn của tỉnh Hòa Bình.... kết hợp tạo thành một vòng tròn khép kín cho hành trình du lịch khám phá và trải nghiệm vô cùng thú vị.
Pù Luông thuộc tỉnh Thanh Hóa là một điểm tham quan, khám phá nổi tiếng trên bản đồ du lịch bụi , phượt tự túc, nghỉ dưỡng núi giá rẻ, nhưng hầu hết du khách đến đây đều ấn tượng mạnh với cảnh sắc, vẻ đẹp hoang sơ của Pù Luông, nhất là những ruộng lúa bậc thang và rừng rậm nguyên sinh .
Thời điểm thăm quan Pù Luông đẹp nhất là bắt đầu vụ lúa mới từ cuối tháng Năm đầu tháng Sáu, những cánh đồng và khu ruộng bậc thang sẽ khoác một lớp áo xanh mướt, vô cùng đẹp mắt và bình yên.
Cánh đồng ruộng bậc thang.
Đến với Pù Luông, du khách có nhiều lựa chọn để khám phá như thăm các bản và tìm hiểu phong tục, tập quán của người Thái, người Mường giản dị, mộc mạc ở nơi này. Các bản Son, Bá, Mười của xã Lũng Cao; bản Kho Mường xã Thành Sơn; bản Đôn xã Thành Lâm; Bản Hiêu thuộc xã Cổ Lũng...
Đặc biệt, tuy là mùa Hè, nhưng vì thuộc vùng núi đá vôi đất thấp, có nhiều rừng rậm nhiệt đới và ít dân cư sinh nên không khí và thời tiết ở đây khá mát mẻ, dễ chịu. Hoặc du khách có thể đến Pù Luông vào tháng Chín và tháng 10, hai tháng này là thời điểm Pù Luông bước vào mùa lúa chín, tất cả các khu ruộng bậc thang bên sườn đồi sẽ chuyển sang màu vàng rực rỡ, khiến cho Pù Luông mang một vẻ đẹp trù phú và mơ mộng. Thời điểm này cũng chính là lúc vùng đất "thiên đường giữa đại ngàn" này hút khách du lịch đến Pù Luông ngắm lúa chín nhiều nhất.
Pù Luông vào mùa lúa chín.
Khác xa với không khí ồn ào nơi phố hội, bình minh ở Pù Luông là tiếng nước chảy róc rách từ các mó nước quanh nhà, tiếng chim hót véo von và cả hơi sương bốc lên từ những đỉnh núi cao phía xa xa. Tại sao lại là Pù Luông chứ không phải một tên gọi nào khác? Pù Luông là tiếng Thái, có nghĩa là núi có trồng nhiều luồng.
Trên đỉnh Pù Luông cao nhất có đặc sản măng đắng mọc rất nhiều, đặc biệt vào tháng Hai âm lịch là lúc người dân đi hái măng đắng nhiều nhất. Như bao sản vật khác từ núi rừng, măng đắng có thể chế biến nhiều món ăn từ đơn giản đến cầu kỳ. Dẫu vậy, món măng luộc chấm mắm ớt cay vẫn là ẩm thực được người dân bản địa lựa chọn mời khách phương xa.
Bể bơi vô cực tại Pù luông.
Thức dậy sớm nhẹ nhàng đi trên con đường ra đồng, đón làn mây bay ùa vào người, chạm tay vào từng cây lúa còn đọng giọt sương sớm... là những giây phút thảnh thơi hiếm có trong những ngày bình thường du khách. Thêm một trải nghiệm tuyệt vời nữa khi du khách cảm nhận những tia nắng ấm đầu tiên chạm vào người, ngắm nhìn cuộc sống bình dị của người dân nơi đây.
Cảnh núi non gắn kết với mây trời, thửa ruộng xanh xanh xen kẻ với mảng màu vàng rực rỡ, chiếc ghế ngồi cùng bàn tròn thơ mộng nằm cạnh bên khóm hoa tạo nên bức tranh phong cảnh hữu tình. Đến với Pù Luông, những bon chen, bừa bộn, khói bụi của cuộc sống đời thường không còn nữa. Thay vào đó là không khí trong lành, mát mẻ, dễ chịu. Sâu thẳm tâm hồn bạn sẽ thực sự hòa mình vào thiên nhiên bình yên đến lạ.
Du khách hòa mình vào dòng thác Hiêu.
Sau một ngày khám phá vùng đất Pù Luông, du khách có thể nghỉ ngơi trong các ngôi nhà sàn rộng rãi, thoáng mát của người dân bản địa. Hoặc có thể lưu trú tại các khu nghỉ dưỡng của Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông như Puluong Natura bungalow, Puluong Retreat, Puluong Eco-garden, Puluong OhayO... với thiết kế hiện đại nhưng vẫn giữ được truyền thống của vùng đất Pù luông. Ở đây, du khách sẽ được thưởng thức các món ăn đặc trưng của vùng đất này như cơm lam, nộm hoa chuối rừng, canh đắng, vịt Cổ lũng, gà đồi, cá hấp ống tre, ốc núi, xôi ngũ sắc,... hay cùng uống một chum cần với người dân bản địa.
Pù luông vẫn còn ẩn chứa không ít điều thú vị, hãy khám phá và cảm nhận cảnh quan thiên nhiên hoang dã trong hành trình mới. Với những gì thiên nhiên ban tặng, chắc chắn khu du lịch cộng đồng Pù Luông-Bá Thước đang và sẽ là điểm dừng chân lý tưởng đối với du khách trong tương lai.
Đà Lạt lặng lẽ trong mắt người làm du lịch LÂM ĐỒNG - Khu trung tâm Hòa Bình vắng lặng, cơn mưa bất chợt càng khiến phố xá vắng hơn, khu chợ thưa người khác với hình dung về Đà Lạt mùa hè. Lê Thị Uyên Trinh (1991), quê Ninh Thuận, sinh sống và làm việc tại TP Đà Lạt, Lâm Đồng từ 3 năm nay. Trinh làm việc trong lĩnh vực du...