Ấn tượng màn thao diễn của “siêu tăng” T-90
Thiết kế nhỏ gọn cộng với hỏa lực mạnh đã giúp “siêu tăng” T-90 thể hiện rất tốt trên thao trường, những hình ảnh đó càng trở nên ấn tượng hơn dùng hiệu ứng quay chậm.
T-90 hiện đang là mẫu xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại nhất của Quân đội Nga. Siêu tăng T-90 được phát triển dựa trên mẫu thiết kế có tên hiệu T-88. Thực chất, có thể nói siêu tăng T-90 là sản phẩm kết hợp giữa “xác” T-72BM với nhiều ưu điểm của T-80.
Hỏa lực của siêu tăng T-90
Là một sản phẩm của Nga nên T-90 mang đầy đủ các đặc tính như nhẹ, nhỏ nhưng được trang bị hỏa lực mạnh và có tính cơ động cao.
T-90 mang đầy đủ những đặc điểm quen thuộc nhất của xe tăng Nga: Nhẹ, nhỏ nhưng hỏa lực mạnh và tính cơ động cao. Khối lượng của T-90 là 46,5 tấn với tổ lái 3 người.
Vũ khí chính của T-90 là pháo nòng trơn 125mm 2A46M-2 có thể dễ dàng thay nòng trong thời gian ngắn. Pháp chính được trang bị hệ thống nạp đạn tự động, trong đó khay đạn lắp sẵn 22 viên. Việc sử dụng hệ thống nạp đạn tự động cũng giúp tăng tốc độ bắn lên 7-8 viên/phút.
Video đang HOT
Ngoài pháo chính, T-90 còn 1 khẩu súng máy PKMT 7,62mm đồng trục và 1 khẩu trọng liên NSV 12,7mm được điều khiển từ bên trong bởi trưởng xe.
Bên cạnh đó, T-90 còn được trang bị tên lửa chống tăng điều khiển bằng laser Refleks 9M119M (NATO định danh AT-11 Sniper-B) có khả năng xuyên 700mm giáp sau ERA ở khoảng cách tối đa 5.000m. Với tầm bắn như vậy, T-90 có lợi thế “tiên hạ thủ vi cường” – khai hỏa trước khi kẻ thù có thể tiếp cận để đe dọa tổ lái. Sử dụng pháo nòng trơn nên, tên lửa AT-11 sẽ được nạp tự động và bắn qua nòng như các viên đạn pháo bình thường khác.
Khả năng phỏng thủ
T-90 là một trong số ít xe tăng trên thế giới được bảo vệ “3 tầng”: Giáp cơ sở cải tiến tên “Combined” hay “Sandwich”, giáp phản ứng nổ Kontakt-5 (ERA) và hệ thống phòng thủ TShU-1-7 Shtora-1.
Giáp phản ứng nổ ERA trên tháp pháo của T-90
Hệ thống gây nhiễu quang điện tử TShU-1-7 Shtora-1 (Defensive Aids Suite – DAS). Nhiệm vụ của hệ thông này là gây nhiễu sự kết nối giữa thiết bị đo xa laser và nhận dạng mục tiêu của hệ thống điều khiển.
Động cơ
T-90 sử dụng động cơ diesel truyền thống với những ưu điểm như ít hao tổn năng lượng ở môi trường nhiệt độ cao, động cơ hoạt động tốt ở địa hình cát bụi và quan trọng nhất là mức tiêu thụ nhiên liệu tốt hơn rõ rệt so với các xe tăng nước ngoài. Với trang bị động cơ nói trên, siêu tăng T-90 có thể đạt vận tốc 60 km/h ở điều kiện đường tốt và có phạm vi hoạt động lên đến 550km với thùng nhiên liệu đầy.
Theo Autopro
Công ty ôtô Việt Nam muốn sản xuất xe quân sự
Vinaxuki đang nghiên cứu để có thể sản xuất được xe chỉ huy cho quân đội, công an và trong tương lai có thể là xe bọc thép...
Chủ tịch Vinaxuki Bùi Ngọc Huyên trao đổi với khách hàng tại triển lãm Auto Expo 2014.
"Chúng tôi đang nghiên cứu để có thể sản xuất được xe chỉ huy cho quân đội, công an và trong tương lai có thể là xe bọc thép loại nhỏ trang bị được súng đại liên và tên lửa bắn tăng".
Đó là trích đoạn trong bản thảo bức thư được Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Ôtô Xuân Kiên (Vinaxuki), ông Bùi Ngọc Huyên, soạn để gửi Bộ Chính trị. Trong thư, ông Huyên tiếp tục nêu rõ mục tiêu sản xuất các loại ôtô thương hiệu Việt Nam.
Theo nội dung bức thư này, việc sản xuất xe cho các lực lượng vũ trang là mục tiêu xa mà Vinaxuki hướng tới, để "vừa tích cực phát triển ngành công nghiệp ôtô trong nước, vừa góp phần chủ động sản xuất các loại trang bị, khí tài quân sự phục vụ công cuộc bảo vệ chủ quyền tổ quốc và an ninh nội địa".
Trước khi thực hiện kế hoạch đó, người đứng đầu doanh nghiệp sản xuất ôtô 100% vốn trong nước cho biết đang "quyết tâm thực hiện mục tiêu chiến lược là sản xuất ra những loại ôtô nhỏ với chất lượng nâng cao, phù hợp với khí hậu Việt Nam và giá thành thấp, nâng cao sức cạnh tranh".
Hiện tại, Vinaxuki đã hoàn thành việc chế tạo khuôn mẫu và hoàn chỉnh các thân vỏ xe đạt tỷ lệ nội địa hóa 39% theo định mức của Bộ Khoa học và Công nghệ cho ôtô. Đối với một số chi tiết khác, tỷ lệ nội địa hóa cũng đã nâng lên 43%.
Theo ông Bùi Ngọc Huyên, tỷ lệ nội địa hóa của ôtô do công ty sản xuất sẽ đạt 53% khi thực hiện mua lốp, vành - bánh xe và ghế của các doanh nghiệp Nhật Bản và Đài Loan sản xuất tại Việt Nam.
"Nhờ việc nội địa hóa, chúng tôi đã nâng cao được chất lượng và hạ được giá thành sản phẩm từ 20-30% tùy từng loại xe. Giá bán xe do Vinaxuki sản xuất dự kiến sẽ chỉ bằng 65-70% giá bán của xe cùng chủng loại", bức thư viết.
Tuy vậy, ông Bùi Ngọc Huyên vẫn tiếp tục "đau đầu" về những khó khăn khi tiến hành sản xuất ôtô do những trục trặc trong câu chuyện vốn vay ngân hàng. Tương tự bức thư gửi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hồi đầu tháng 2/2014, ông Huyên nêu thực tế không được các ngân hàng cơ cấu vốn và cho vay mặc dù đã có sự chỉ đạo của người đứng đầu Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước.
Theo Thời Báo Kinh Tế
Xem "xe quân sự" cực hầm hố được nhập về Việt Nam Hãng xe sang Đức đã quyết định nhập khẩu mẫu Mercedes G300 CDI về Việt Nam. Đây là dòng xe vốn được trang bị cho quân đội Thụy Sĩ. G300 CDI từng xuất hiện tại triển lãm của Mercedes tại Hà Nội vào tháng 6 vừa qua Xe này về Việt Nam sẽ mang tên G300 CDI Professional "Edition PUR", không hoàn toàn...