Ấn tượng loạt hoạt động CSR vì môi trường của Bridgestone Việt Nam
Bridgestone Việt Nam vừa thực hiện chuỗi hoạt động CSR ( trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp) hướng đến nâng cao ý thức bảo vệ môi trường từ chính nhân viên công ty cho đến các em học sinh cấp 1.
Các chương trình CSR ngày càng trở nên phổ biến và đa dạng với mục tiêu cùng cộng đồng giải quyết những vấn đề cấp thiết như giáo dục, môi trường, nâng cao chất lượng đời sống, … Trong đó, vấn đề về bảo vệ môi trường đang nhận được sự quan tâm tích cực từ phía các doanh nghiệp. Trước tình trạng lượng rác thải ngày một tăng lên, gây ảnh hưởng đến chất lượng không khí cũng như nguồn nước… không ít chiến dịch CSR mang tính bền vững nhằm góp phần cải thiện tình trạng ô nhiễm và cứu lấy môi trường.
Môi trường đang là chủ đề nóng mà nhiều doanh nghiệp đang quan tâm và đẩy mạnh các hoạt động CSR.
Sự tham gia của nhân viên vào các hoạt động vì môi trường và cộng đồng luôn là điều mà ban lãnh đạo các doanh nghiệp quan tâm và tích cực tạo điều kiện.
Dự án “Không còn rác thải, Không hại môi trường” của Bridgestone Việt Nam là một dự án tiêu biểu khi mà trong suốt quá trình từ khâu chuẩn bị đến công đoạn hoàn thành luôn có sự đồng hành của tập thể nhân viên của công ty.
Trong khuôn khổ của chương trình, các nhân viên của công ty đã tổ chức các hoạt động bổ ích giúp truyền tải kiến thức phân loại rác tại nguồn cho 25.000 em học sinh cấp 1 tại 3 trường tiểu học ở Hà Nội, TP. HCM và Hải Phòng.
Gần đây nhất, trong tháng 11/2019, Bridgestone Việt Nam còn phối hợp cùng nhóm tình nguyện viên Y Tâm xây dựng một sân chơi làm từ lốp xe cũ. Những “sân chơi xanh” này không chỉ tạo cơ hội giúp các em nhỏ có thêm chỗ giải trí lành mạnh, nâng cao thể chất mà thông qua đó các em sẽ hình thành nhận thức về việc tái chế đồ dùng cũ, giúp giảm rác thải, tránh hại môi trường.
Bất kỳ vật dụng nào cũng có thể có vòng đời thứ 2 ý nghĩa và tích cực hơn như cách những chiếc lốp xe trở thành “sân chơi xanh”
Video đang HOT
Trong chuỗi hoạt động trên, mỗi nhân viên tự biến mình thành một đại sứ Bridgestone để không chỉ lan tỏa kiến thức về môi trường mà còn góp phần vào hành trình dựng xây tương lai Việt Nam xanh hơn đẹp hơn.
Dự án “Không còn rác thải, Không hại môi trường” còn là dịp để những người thực hiện chương trình tự nhắc nhở bản thân về ý thức giảm thiểu rác thải, bảo vệ môi trường. Không chỉ vậy, chương trình còn tạo điều kiện để đội ngũ nhân viên hiện thực hoá những ước mơ, khát khao về việc vun đắp tương lai Việt Nam xanh. Khi ý thức tốt được chuyển thành hành động, dần dần sẽ tạo thành thói quen tốt và mang lại những tác động tích cực và lợi ích thiết thực đến cho cộng đồng.
Anh Nguyễn Trọng Nguyên Chương – nhân viên của Bridgestone Việt Nam chia sẻ: “Được trực tiếp giao lưu, lan tỏa kiến thức phân loại rác thải cho học sinh tiểu học đồng thời tự tay xây dựng sân chơi lốp xe tái chế là một niềm vui lớn đối với đội ngũ tham gia dự án này. Nhờ đó, chúng tôi có dịp cùng nhau chủ động trang bị kiến thức về bảo vệ môi trường lẫn biện pháp thực hành cụ thể, trong quá trình nỗ lực chuẩn bị và tìm tòi cách truyền đạt hấp dẫn nhất cho lứa tuổi cấp 1.
Tôi cùng các đồng nghiệp cũng rất tự hào khi được đại diện Bridgestone tạo ra không gian vừa học vừa chơi tươi vui, sôi nổi cho các em nhỏ và góp một phần sức bé nhỏ của mình để cùng cộng đồng xây dựng tương lai xanh-sạch-đẹp ngay từ hôm nay”.
Không chỉ mang lại lợi ích cho cộng đồng, các hoạt động CSR còn mang đến cơ hội để rèn luyện ý thức, vun đắp thói quen tích cực cho cá nhân
Một khi ý thức giảm rác thải – bảo vệ môi trường ở từng nhân viên đều được nâng cao, quá trình thực thi dự án CSR càng hiệu quả vì mỗi cá nhân đều ý thức được ý nghĩa từ những việc mình làm, nhất là khi tác động này hướng tới những chủ nhân tương lai của đất nước.
Với sự đồng lòng và quyết tâm hành động xuyên suốt từ ban lãnh đạo đến nhân viên, các hoạt động CSR về môi trường của Bridgestone Việt Nam đã và đang phát huy hiệu quả đáng ghi nhận. Điều này không chỉ có ích cho hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp mà còn nâng cao sức mạnh đoàn kết trong nội bộ, góp phần giúp doanh nghiệp phát triển hơn trong hoạt động kinh doanh lẫn các dự án CSR.
Không chỉ vậy, thông qua dự án bám sát thực tế và ý nghĩa như “Không còn rác thải, Không hại môi trường”, Bridgestone một lần nữa khẳng định sứ mệnh “Phục vụ xã hội với chất lượng tuyệt hảo” đồng thời tự hào khi có thể góp sức cùng cộng đồng nuôi dưỡng tư duy sống xanh cho thế hệ măng non và tạo dựng tương lai xanh bền vững cho người Việt.
Ngọc Minh
Theo vietnamnet
Huỷ hoại cảnh quan thiên nhiên môi trường là tội ác!
Cảnh quan thiên nhiên, môi trường đang trở thành nạn nhân của con người.
Một nhóm người đã tàn phá, hủy hoại cảnh quan thiên nhiên môi trường không thương tiếc, khiến cho nhân dân bức xúc và lo lắng về chất lượng cuộc sống của chính mình, của tương lai con cháu, của đất nước rồi đây sẽ ra sao?
Khai thác gỗ nghiến trái phép tại rừng đặc dụng Phong Quang, tỉnh Hà Giang. (Ảnh: Vietnam )
Môi trường, cảnh quan thiên nhiên bị tàn phá để rồi không ai khác, chính người dân phải chịu hậu quả trực tiếp, dài lâu từ sự phá hoại của nhóm người lợi dụng mang danh đầu tư, lấy đất rừng, đất biển. Từ của công biến thành của tư, làm giàu bất chính cho nhóm lợi ích của mình, bất chấp sự phản đối của người dân, chuyên gia và nhà khoa học.
Niềm tin vào cuộc sống của nhân dân bị sụt giảm bởi điều kiện sống đang bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng, có nguyên nhân sâu xa từ sự xói mòn đạo đức, sự tăng trưởng lòng tham đến mức vô độ của một bộ phận không nhỏ người nắm giữ chức vụ, quyền lực và có thế lực về kinh tế chi phối. Họ biết người dân đau khổ nhưng vẫn thờ ơ, vô cảm.
Bảo vệ cảnh quan thiên nhiên môi trường đó là trách nhiệm chính đáng của mỗi người, bởi ai cũng có một phần trách nhiệm xây dựng, gìn giữ cuộc sống của mình và cộng đồng. Trong trách nhiệm giám sát, thực thi quyền công dân của mình, không ai vô can khi để xảy ra vấn nạn hủy hoại môi trường, cảnh quan thiên nhiên.
Môi trường bị hủy hoại sẽ để lại hậu quả lâu dài cho cả xã hội. (Ảnh: TTXVN)
Những năm qua, Việt Nam nằm trong danh sách các quốc gia thuộc tốp đầu thế giới chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, hiện tượng nước biển dâng, El Nino, mưa bão bất thường, lũ quét... Và những vấn nạn này đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến người dân. Đó chính là hậu quả từ việc tàn phá môi trường, cảnh quan thiên nhiên một cách không thương tiếc.
Không thể dung dưỡng cho bất kỳ cơ quan, tổ chức hay cá nhân nào có hành động giết chết cảnh quan thiên nhiên môi trường sống. Vì đó là tội ác. Khi môi trường bị hủy hoại nghĩa là đang gián tiếp giết người một cách thầm lặng chứ không chỉ là thiệt hại trước mắt, tính bằng thống kê hiện vật và càng không thể nhìn thấy bằng mắt thường ngay lập tức.
Sự phát triển kinh tế là quan trọng nhưng không vì thế mà bất chấp cảnh báo và tàn phá cảnh quan thiên nhiên, môi trường. Lợi ích trước mắt cho một nhóm người được hưởng nhưng để lại hậu quả lâu dài cho cả xã hội.
Khôi phục môi trường cảnh quan phải mất rất nhiều thời gian và công sức cũng như tiền bạc. Còn người dân thì luôn cảm thấy bất an khi mỗi ngày phải sống với tình trạng ô nhiễm môi trường, không yên tâm mỗi khi nghĩ về nguồn nước, nguồn không khí mà mình đang nạp vào cơ thể từng ngày, từng giờ... Và tiền làm ra không đủ để chữa bệnh!
Một dự án có Chủ đầu tư tự ý đổ đất đá lấn biển vịnh Nha Trang từng bị UBND Khánh Hòa ra quyết định xử phạt. (Ảnh: VTT.VN)
Đức Đạt-lai Lạt-ma bày tỏ ngạc nhiên về con người như sau "tuổi trẻ thì đổ sức khỏe ra kiếm tiền, làm bất chấp cho đến lúc sức khỏe cạn kiệt rồi lại đổ tiền ra kiếm lại chút sức khỏe". Sự ngạc nhiên ấy của ngài khiến ai nghe qua, ngẫm nghĩ cũng giật mình thấy bản thân mình ở trong đó, nhưng rồi vẫn cứ lao đi, tiếp tục hành trình bon chen bất chấp sự cảnh báo.
Đạo Phật với đường hướng từ bi, trí tuệ, lấy tình thương làm đầu, thể hiện ngay trong nguyên tắc cơ bản đầu tiên của Phật tử là tôn trọng sự sống. Nguyên tắc ấy, hành giả nhận diện, không hủy hoại cảnh quan thiên nhiên, môi trường sống. Bức tử cảnh quan thiên nhiên, môi trường là gián tiếp giết người (như thiên tai) hoặc những cái chết âm thầm, lâu dài (như bệnh tật).
Với đôi mắt trí tuệ, những người con Phật cũng biết rằng, làm việc thiện chính là làm lợi cho mình, cho người không chỉ hiện tại mà cho cả tương lai. Do vậy, những người con Phật không chỉ không làm việc tổn hại mình và người khác mà còn nỗ lực để chống lại cái ác mang tên "bức tử cảnh quan thiên nhiên, môi trường sống của muôn loài".
Bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, môi trường là hành động tôn trọng sự sống xuyên suốt trong đời sống. Đó không chỉ là những khẩu hiệu mà còn là những việc làm thiết thực, cụ thể - để mỗi người đều là sứ giả của cảnh quan thiên nhiên, môi trường trong lành, của trái đất xanh. Chúng ta nói KHÔNG với phá rừng núi, cảnh quan. Chúng ta nói KHÔNG với lấp Biển.
Ai cũng có một gia đình nhỏ với tràn đầy tình yêu thương con cháu của riêng mình. Hãy vì tương lai của chính con cháu chúng ta, kiên quyết đấu tranh tới cùng trong việc bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, chống lại bất cứ thế lực nào gieo rắc và hủy hoại môi trường sống. Mỗi ngày, chúng ta hãy trồng nhiều cây xanh cho đời sống của chính mình và thế hệ mai sau. Hãy nói KHÔNG với nạn "phá rừng - lấp biển"!
Nguyễn Hòa Văn
Theo phapluatplus.vn
Lãnh 35 triệu/tháng, công nhân Việt chịu lạnh thấu xương ở những 'miền đất hứa' Để có mức lương cơ bản 35 triệu/tháng, anh Hoàng phải làm việc trong môi trường độc hại, nguy hiểm. Chịu đựng cái lạnh 'cắt da cắt thịt' nơi xứ Hàn, nguy cơ đột quỵ rình rập,...nhưng anh chưa bao giờ dám kể vì sợ bố mẹ lo lắng. Đổi lại mức lương cơ bản 35 triệu/tháng, anh Tùng phải làm những công...